Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Lá cẩm voi tím B1

Ưa nắng nhiều
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 8

Mô tả

Lá cẩm tím có tính mát, vị ngọt. Đây là loại cây cho màu thực phẩm tự nhiên vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe. Cây bụi thấp rất dễ trồng và lan nhanh. Lá được sử dụng để tạo màu cho các món ăn như xôi, chè, bánh... Vì là một loại lá dễ dùng và an toàn cho thực phẩm nên chúng rất được chuộng trồng tại vườn nhà. Làm thế nào để chế biến và bảo quản tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ đem đến những thông tin hữu ích nhất cho các bạn.

  • Tên khoa học: Dicliptera Tinctoria, Peristrophe Roxburghiana
  • Tên tiếng Anh: Magenta plant
  • Tên gọi khác: lá nếp cẩm

 

Lá cẩm voi tím – đặc điểm và phân bố

Đặc điểm của cây lá cẩm

  • Loại cây này sống lâu năm có độ cao trung bình từ 50 – 100cm. Thân thường có 4 cạnh, có những rãnh dọc sâu, đối với những cây non khi sờ vào sẽ thấy 1 lớp lông bao phủ, về già sẽ nhẵn đi.
  • Lá của cây có thể mọc đơn hay đối, chóp lá nhọn, có chiều dài 2 – 10cm và rộng 1,2 – 3,6cm, thuôn nhọn dần về gốc lá nên lá của cây nếp cẩm thường có hình trứng hoặc hình bầu dục.

Kích thước lá của cẩm tím và cẩm voi.

  • Loại cây này cho dịch nước với nhiều màu: tím, đỏ, vàng, cam. Trong đó, loại lá cẩm voi tím hình bầu dục cho ra màu tím tương tự như lá cẩm tím. Sở dĩ có tên là cẩm voi vì lá của chúng lớn hơn các loại khác khá nhiều.
  • Đây là 1 trong những loài thực vật có sức sống mãnh liệt và ưa những nơi có độ ẩm cao. Mùa hè là lúc mà cây phát triển mạnh mẽ, mùa thu ra hoa độ khoảng tháng 10 – 11. Hoa mọc thành cụm ở ngọn hay nách lá và có màu đỏ tươi hoặc đỏ tím, cánh hoa có màu hồng hoặc tím.

Hoa của cây lá cẩm.

Phân bố

Đây cũng là một loài cây thân thảo, được phân bố chủ yếu ở các khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam có thể bắt gặp cây lá cẩm nhiều nhất ở các tỉnh miền Bắc. Sau này, các tỉnh miền Nam và tỉnh đồng bằng cũng trồng được. Ban đầu, đây chỉ là một loại cây mọc hoang trên rẫy, được người nông dân lấy về sử dụng. Sau đó, nhận thấy chúng rất có giá trị nên nhiều người bắt đầu bán với giá khá cao. Các loại bột, lá khô sấy lạnh cũng từ đó mà ra.

Lá cẩm voi tím

Phân loại

  • Lá cẩm tím (chằm lai): lá khá mỏng, ít lông, có hình trứng, màu xanh nhạt, diện tích đốm trắng ở dọc gân lá lớn và tiết ra dịch màu tím rất bắt mắt.
  • Lá cẩm voi tím (chằm khâu): lá dày, ít lông, có hình bầu dục, màu xanh đậm, diện tích đốm trắng ở dọc gân lá ít và tiết ra dịch có màu tím đậm. Loại này còn được gọi là lá cẩm voi tím. Loại cẩm voi có lá to hơn các loại khác, thân cành cứng cáp và lớn rất nhanh.

Lá hình bầu dục, kích thước lớn hơn khá nhiều.

  • Lá cẩm đỏ (cam) (chằm thủ): gốc lá thon, lá có hình bầu dục, màu xanh đậm, nhiều lông và tiết ra dịch màu đỏ hoặc cam.
  • Lá cẩm vàng (chằm hiên, cẩm dại): gốc lá thon, lá có hình trứng, đầu nhọn, hai mặt lá đều có lông và tiết ra dịch màu vàng xanh. Đặc biệt loại này có mép lá hơi nhăn.

Công dụng của lá cẩm trong ẩm thực

Công dụng được nói đến cũng như được sử dụng nhiều nhất của lá cẩm đó chính là dùng để nhuộm màu thực phẩm, tương tự như cây dành dành. Với sự đa dạng màu sắc, dịch tiết từ lá được dùng để tạo màu cho các món ăn như bánh chưng, xôi, mứt...

Các món ăn cho màu sắc tự nhiên và bắt mắt.

Cách chế biến và bảo quản

Không chỉ đa màu mà còn có nhiều cách để chế biến:

  • Cách 1: rửa sạch lá và đem đun sôi. Sau đó đóng chai cho vô tủ đông bảo quản. Đến khi dùng thì lấy ra, rã đông, đun lại và sử dụng. Cách này giúp giữ được lâu hơn và đỡ tốn công nấu nhiều lần.

Màu nước vô cùng hấp dẫn.

  • Cách 2: lá nếp cẩm còn tươi khi chưa cần dùng đến thì nên bọc 1 lớp giấy bên ngoài và để trong ngăn mát. Cách này giúp bảo quản được khoảng 5 – 10 ngày.
  • Cách 3: sử dụng dưới dạng bột. Lá được rửa sạch sau đó sấy khô rồi cho vào máy nghiền thành bột.

Bột lá

Cách lấy màu từ lá cẩm voi tím

Lá nếp cẩm cần được rửa sạch trước khi sử dụng. Sau đó cho vào nồi và đổ ngập nước để đun sôi. Chỉ để lửa nhỏ để lá ra hết màu. Thời gian càng lâu thì màu càng đậm.

Sau đó, lọc bỏ lá và rây phần nước để giữ lại phần nước nguyên chất nhất. Có thể bảo quản tủ đông dùng dần.

Lá tiết ra nước có màu.

Lá tiết ra nước có màu.

Để có được màu tím ưng ý nhất, cần chú ý tới độ sôi liu riu của nước. Không nên để lửa lớn sẽ làm nước chuyển màu tối. Hiện trên thị trường có nhiều nơi đã sản xuất bột lá cẩm nhằm sử dụng được lâu hơn. Tuy nhiên vì ngại có chất bảo quản nên nhiều gia đình vẫn ưu tiên trồng và tự nấu lấy nước làm màu.

Phần nước sau khi lọc.

Các món ăn ngon từ lá cẩm

Các món ăn phổ biến được sử dụng lá cẩm để tạo màu và hương vị: xôi, rau câu, thạch… Ngoài ra còn rất nhiều món ăn như:

  • Bánh tét lá cẩm – món ăn đặc sản của Cần Thơ, với hương vị đặc biệt với độ dẻo vừa tới của xôi, vị đậm đà của trứng muối và vị bùi bùi của đậu xanh kết hợp lại với nhau.
  • Bánh da lợn khoai môn lá cẩm với hương vị ngọt béo, dai dai.
  • Gà bó xôi lá cẩm là món ăn hoàn hảo trong các bữa tiệc.
  • Các món ăn bánh ít, bánh chuối cũng được dùng màu tự nhiên từ loại thực vật này để thêm hương vị và màu sắc hấp dẫn.

Vô vàn món ăn ngon và bắt mắt từ lá cẩm.

Chú ý: khi sử dụng lá phải bảo đảm nguồn nguyên liệu an toàn. Không sử dụng sản phẩm khi không biết nguồn gốc để đảm bảo rằng cây không nhiễm các chất hóa học ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Công dụng của lá cẩm trong y học

Thảo dược trong y học cổ truyền

  • Bộ phận dùng: lá
  • Tính vị: tính mát, vị ngọt thanh

Trong y học cổ truyền, lá cẩm được xem như là một loại thảo dược dùng trong các bài thuốc và đem lại nhiều hiệu quả về mặt y học. Do có vị ngọt thanh đặc biệt là tính mát nên chúng được dùng để thanh phế, trị ho, cầm máu...

Khi kết hợp với nhiều phương thuốc khác, thực vật này còn có thể điều trị bệnh viêm phế quản, bong gân, lao phổi, khái huyết...

Ngoài ra, các bà nội trợ còn hay dùng lá này làm nước tắm trị rôm sẩy hay mụn nhọt ở trẻ nhỏ.

Lá cẩm - loại dược liệu quý nên có sẵn trong vườn.

Một số bài thuốc từ lá cẩm

  • Trị viêm phế quản: 40gr lá, 20gr mạch môn, 20gr tang bạch bì, 20gr cát cánh. Sắc uống trong ngày.
  • Trị gai cột sống

Lá cẩm nấu với trứng theo cách sau: đun sôi 100 – 200gr lá cho ra màu, thả 3 quả trứng gà vào nấu tới khi trứng chín lòng đào. Ăn lá và trứng 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn chính. Lưu ý nên ăn trước bữa ăn chính 1 tiếng. Đây không phải là bài thuốc có tác dụng nhanh nên người bệnh hãy kiên trì sử dụng. Trong vòng 1 tháng sẽ cảm nhận thấy sự thay đổi rõ rệt.

Cách đắp lá lên vùng bị đau cột sống: chuẩn bị muối, lá đã rửa sạch và để ráo. Giã nát muối và lá sau đó đun dưới lửa nhỏ cho đến khi cạn nước. Cho hỗn hợp lên 1 chiếc khăn mỏng và chườm lên vị trí gai cột sống. Cách này giúp kích thích tuần hoàn máu ở cột sống đặc biệt là chỗ bị đau. Nếu làm thường xuyên sẽ nhanh hồi phục.

Lá cẩm trị đau cột sống

Lá cẩm trị đau cột sống

Các công dụng khác của lá cẩm tím

Không chỉ có vậy, cây lá cẩm còn dùng để dệt nhuộm. Phần lớn người ta thường dùng lá và thân non, đem đun sôi cùng với vật cần nhuộm. Hay còn bằng cách giã lá và thân cây thành bột rồi dùng như chất nhuộm màu.

Đặc biệt hơn, cây còn có tác dụng dưỡng da, làm đẹp. Có thể sử dụng nước lá để rửa mặt để giảm mụn, giúp da mịn màng và giảm độ bóng dầu của da mặt. Cách làm như sau: rửa sạch lá, sau đó đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 10 phút. Đợi nước ấm thì đem đi rửa mặt và không cần rửa lại với nước sạch.

Dùng màu từ lá cẩm để nhuộm đồ.

Dùng màu từ lá cẩm để nhuộm đồ.

Cách trồng cây lá cẩm voi tím

  • Cây có thể được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt, trong đó phương pháp giâm cành khá phổ biến và cho năng suất cao. Có thể cắm cành giâm xuống đất ẩm và che mát, khoảng 15 ngày cây sẽ cho chồi non.
  • Cây khá dễ sống, ưa ẩm, ưa bóng và không chịu được nhiệt độ trên 32 độ C.
  • Chúng cần giá thể tơi xốp, đủ ẩm. Cần tưới nước thường xuyên cho cây.
  • Nếu chăm chỉ bón phân đạm hay phân chuồng, tăng cường dưỡng lá, NPK thì chỉ trong vòng 45 ngày thì đã có thể thu hoạch lá để sử dụng.
  • Nên bỏ bớt ngọn lá để cây bớt bị thoát nước, nhờ đó chúng sẽ dễ phát triển tốt hơn.

Chăm sóc và thu hoạch

Chăm sóc và thu hoạch

Tổng kết

Nhiều chất màu tổng hợp hiện đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng trong thực phẩm vì các bằng chứng liên quan đến khả năng gây ung thư và các tác động xấu khác đến sức khỏe. Vì vậy, việc nghiên cứu ra chất tạo màu tự nhiên thay thế cho phẩm màu tổng hợp đang là thách thức đối với nhiều nhà khoa học thực phẩm ở Việt Nam và trên thế giới. 

Hiện nay, lá cẩm đã được sử dụng làm chất màu phổ biến ở Việt Nam để thay thế màu tổng hợp trong các loại thực phẩm truyền thống. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thuốc nhuộm chiết xuất từ ​​chúng thể hiện màu sắc trong, đẹp và bền. Hơn nữa, tính an toàn của loại lá này đã được chứng minh qua quá trình sử dụng lâu đời và những nghiên cứu về độc tính.

Lá cẩm voi tím

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

Sâm dứa

25,000₫

Kim ngân hoa

30,000₫

Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng

0₫

Lá mơ lông

25,000₫

Hết hàng
 Lá cẩm voi tím B1
 Lá cẩm voi tím B1
 Lá cẩm voi tím B1
 Lá cẩm voi tím B1
 Lá cẩm voi tím B1
 Lá cẩm voi tím B1