Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây hoàn ngọc

Ưa nắng vừa
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 7

Mô tả

Cây hoàn ngọc đã trở nên phổ biến vì nhiều tác dụng hiệu quả đối với con người, trong đó có bệnh tiêu chảy. Việc trồng, chăm sóc và sử dụng chúng đều rất dễ dàng. Đây là những ưu điểm hàng đầu mà người trồng cân nhắc khi tự trồng thảo dược. Liệu loài thực vật hữu ích này có tốt như lời đồn? Cần lưu ý gì khi sử dụng chúng không? Hãy cùng Mộc Nhiên tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

  • Tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk.
  • Tên gọi khác: cây nhật nguyệt, cây xuân hoa, cây tu lình, cây con khỉ, cây lá khỉ

 

Cây hoàn ngọc – những thông tin cơ bản

Cây hoàn ngọc và đặc điểm nhận biết

  • Cây hoàn ngọc là cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Thân cây mềm, phân thành nhiều cành mảnh. Khi còn non, chúng có màu xanh lục. Khi về già, thân sẽ có màu nâu vì đã hóa gỗ.
  • Lá có màu xanh, mọc đối, hình dáng như mũi giác, kích thước khoảng 12 – 17cm. Phần gốc lá thuôn, đầu nhọn, bề ngang hẹp, mép nguyên. Khi ngắt ra, lá tiết nhựa có chất nhầy và nhớt.

Các bộ phận của cây hoàn ngọc.

  • Hoa thường nở thành cụm ở đầu cành với màu trắng pha tím. Đây là loài hoa lưỡng tính, có 5 đài tách rời nhau. Hoa có 5 cánh chia thành 2 môi, môi dưới 2 thùy và môi trên 3 thùy, thùy giữa có một chút chấm tím. Hoa hoàn ngọc thường có 4 nhị trong đó có 2 nhị kép, chỉ nhị ngắn và bao phấn có màu tím.
  • Vỏ và rễ cây hoàn ngọc có vị đắng. Khi già như có bột và không thay đổi tính vị.
  • Hoàn ngọc là loại cây thân thảo có cho quả, thuộc loại quả nang, trong mỗi quả sẽ có 4 hạt.

Cây hoàn ngọc

Phân loại cây hoàn ngọc

Trong tự nhiên, cây hoàn ngọc được chia thành 2 loại, với các công dụng và đặc điểm khác nhau:

  • Cây hoàn ngọc đỏ (hoàn ngọc dương): khi lá non, đầu lá có màu hơi nâu hoặc nâu đỏ. Về già, lá thường có màu xanh và mặt trên có màu đậm hơn. Bề mặt có một lớp lông tơ. Lá có vị chát và hơi chua.

Cây hoàn ngọc đỏ

Cây hoàn ngọc đỏ

  • Cây hoàn ngọc trắng (hoàn ngọc âm) – cây trong bài: điểm khác biệt nhất so với hoàn ngọc đỏ là 2 bề mặt lá của cây này đều có màu xanh nhạt. Khi thu hoạch và phơi khô, màu lá chuyển sang màu nhạt hơn, có khi màu xám hoặc bạc hẳn như màu trắng. Đặc biệt, nếu vò lá sẽ có rất nhiều dịch nhớt. Loại trắng phổ biến hơn với công dụng làm thuốc do chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người hơn.

Cây hoàn ngọc trắng

Phân bố

Cây hoàn ngọc vốn mọc tự nhiên ở vùng núi. Chúng được tìm thấy tại rừng Cúc Phương, về sau được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Chúng ngày càng phổ biến rộng rãi nhờ vào những tác dụng hiệu quả đã được nghiên cứu và công nhận. Cây cho rất nhiều lá chỉ từ 20 – 30 ngày sau khi trồng. Đây là loại thảo dược được thu hái quanh năm. Đặc biệt, cây phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa.

Hiện nay, chúng được phân bố rộng rãi vì có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Các chú khỉ rất thích loại cây này nên chúng còn có tên gọi là cây con khỉ hoặc cây lá khỉ. Cần phân biệt với cây xương khỉ (bìm bịp) vì đây là hai loại hoàn toàn khác nhau.

Cây con khỉ.

Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: lá và rễ cây, có thể dùng ở dạng tươi hoặc phơi khô.
  • Chế biến: sau khi thu hái dược liệu thì mang đi rửa sạch, để ráo nước và có thể dùng tươi. Ngoài ra, cũng có thể phơi khô dưới bóng râm rồi bảo quản trong túi kín hoặc cô đặc lại thành cao. Khi rễ cây hoàn ngọc từ 7 năm tuổi trở lên, người dùng có thể đào về sử dụng như một loại thuốc.
  • Bảo quản: ở môi trường khô ráo, thoáng mát.

Hoàn ngọc được bảo quản và bán ngoài thị trường.

Công dụng của cây hoàn ngọc

Các kết luận chung về dược tính của hoàn ngọc

Hoàn ngọc là dược liệu quý từ cây thuốc dân gian, có tác dụng rất lớn đến nền y học hiện đại và y học cổ truyền. Theo các nghiên cứu khoa học, cây hoàn ngọc đã được chứng minh là loại thảo dược hoàn toàn không độc hại. Cây có chứa các thành thần hóa học như: flavonoid, sterol, saponin, axit hữu cơ, carotenol, đường khử.

Chúng được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh thường gặp như: sốt cao, cảm cúm, tiêu chảy, tiểu ra máu, sẹo lồi, sẹo lõm, ổn định huyết áp, các bệnh về gan, tiêu hóa, ung thư… Trong số đó, điều trị bệnh tiêu chảy là phổ biến nhất.

Nhiều nghiên cứu chính thức công nhận dược tính của lá, thân và rễ.

Cây hoàn ngọc và những bài thuốc hiệu quả

Các bài thuốc ngoài da

  • Chữa lở loét: lá có tính kháng khuẩn, kháng nấm, giúp tiêu mủ và nhanh lành sẹo (kể cả sẹo lồi). Khi dùng, lấy lá tươi của cây hoàn ngọc đem rửa sạch, giã nát với một ít muối trắng. Sau đó lấy hỗn hợp đắp lên vết lở. Nếu kiên trì, sau vài ngày sử dụng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Chữa sẹo lồi, mụn lồi: lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo vết thương, cho thêm một chút muối rồi giã nát, đắp lên vùng bị sẹo. Sau một thời gian sử dụng sẽ làm tan sẹo lồi, mụn lồi.
  • Chữa chấn thương có chảy máu: nên dùng lá già để có kết quả nhanh, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương. Sau 2 – 3 giờ thì đắp lá mới.

Lá có tác dụng hiệu quả với các vết thương ngoài da.

Cây hoàn ngọc hỗ trợ điều trị ung thư

Đây được coi là công dụng đắt giá của loài thực vật này. Lupeol trong cây hoàn ngọc được nghiên cứu và cho kết quả giảm lượng tế bào ung thư đáng kể. Đặc biệt là chúng phong tỏa khối u lại, không cho quá trình trao đổi chất diễn ra. Dần dần, khối u không được nuôi dưỡng sẽ ngăn ngừa bị di căn. Ngoài ra, axit pomolic trong lá làm suy yếu khả  năng kháng thuốc của tế bào ung thư và làm cho chúng dần suy yếu.

Cây hoàn ngọc hỗ trợ điều trị ung thư.

Bài thuốc: có 3 cách để sử dụng

  • Cách 1: sử dụng từ 10 – 15 lá hoàn ngọc tươi mang rửa sạch, nhai chậm, nhai kỹ rồi nuốt từ từ cả nước và bã. Mỗi ngày nhai khoảng 5 – 6 lần.
  • Cách 2: mỗi buổi sớm và tối, lấy một nắm lá tươi giã nát và lọc lấy nước uống.
  • Cách 3: nấu chín lá rồi ăn.

Nước sắc từ các bộ phận của cây hoàn ngọc.

Các bài thuốc về tiêu hóa và đường tiểu

  • Phụ nữ bị sa dạ con: rửa sạch khoảng 10 – 20 lá. Có 2 cách sử dụng: hoặc là trực tiếp nhai kỹ để nước lá tiết ra trong miệng; hoặc là giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Phần nước cốt này có hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên, chỉ được dùng lá, không dùng các bộ phận khác.
  • Chữa tiểu rắt, tiểu ra máu: mỗi ngày nhai từ 15 – 25 lá hoàn ngọc tươi hoặc vắt lấy nước cốt uống.
  • Viêm loét hoặc rối loạn đường tiêu hóa: người bệnh nên dùng 2 lần/ngày, mỗi lần sử dụng khoảng 7 lá hoàn ngọc tươi, nhai trong 7 ngày liên tục.

Tác dụng nổi bật nhất là đối với bệnh tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa.

  • Chữa tả, lỵ, tiêu chảy: người bệnh nhai mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 5 – 15 lá tươi, dùng trong 7 ngày liên tiếp.
  • Viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt: bài thuốc gồm 40 – 60g cành và lá hoàn ngọc. Đây là dạng thuốc sắc, dùng 3 lần mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 14 ngày.

Sản phẩm từ cây hoàn ngọc điều trị các bệnh về đại tràng.

Các bài thuốc khác

  • Sốt cao, cảm cúm: nhai từ 6 – 8 lá liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ.
  • U xơ, u nang: dùng 10 – 12 lá hoàn ngọc tươi rửa sạch. Sau đó giã nát rồi cho nước sôi vào chắt lấy phần nước ra để uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách bữa ăn tầm 1 tiếng. Sử dụng liên tục trong 3 tháng. Đặc biệt đối với người bị xơ gan cổ trướng, nên sử dụng bài thuốc gồm bột lá hoàn ngọc và bột tam thất với tỉ lệ 1:1 pha với nước, dùng trước bữa ăn.
  • Chữa bệnh tiểu đường: có thể kết hợp sử dụng cây hoàn ngọc như một thực phẩm bổ sung để điều chỉnh đường huyết ổn định. Đối với người bình thường, cây còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Chữa bệnh tiểu đường.

  • Bảo vệ gan: những chiết xuất trong lá có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ tế bào gan. Chúng còn giúp tăng cường bài tiết và loại bỏ chất độc. Cụ thể là hoạt chất betulin được sử dụng để điều trị một số bệnh về gan như: xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng.
  • Chữa các bệnh về huyết áp: sử dụng rễ cây đã được trên 7 năm để giúp ổn định huyết áp. Ngoài ra, sử dụng lá để hạ huyết áp và giữ cho nhịp tim ổn định. Thí nghiệm này đã được áp dụng trên chuột vào năm 2011 và cho kết quả tích cực.

Ổn định huyết áp.

Lưu ý khi sử dụng hoàn ngọc

  • Để có thể phát huy hết công dụng của dược liệu, nên nhai thật chậm và nhai kỹ sau đó mới nuốt.
  • Dùng đúng cách và đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.
  • Không nên uống trà hoàn ngọc với thức ăn có tính hàn. Người có bệnh về gan, thận và dạ dày khi mới dùng có thể sẽ bị mẩn ngứa. Người có cơ địa hàn sẽ bị đầy hơi.
  • Được biết đến là loại dược liệu quý, hoàn toàn không có độc, không kháng thuốc hay tương tác với các loại thuốc khác. Nhưng để bảo đảm an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất, người dùng cần tham khảo ý kiến và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ.

Một số lưu ý khi sử dụng hoàn ngọc làm thuốc.

Trà hoàn ngọc

Câu chuyện ấn tượng về trà hoàn ngọc

Trước đây, cây hoàn ngọc chỉ được dân gian truyền miệng về một số tác dụng của nó nhưng không ai nghĩ tới việc sẽ đầu tư chúng thành một loại thảo dược. Mãi đến khi bà Bùi Kim Nga dùng lá này chữa bệnh hiểm nghèo cho người nhà, bà quyết định giúp cho mọi người nhận ra được giá trị của nó. Bà thuyết phục các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu chúng. Dần dần, cả các nhà khoa học thế giới phải công nhận về sự hiệu quả của cây hoàn ngọc, đặc biệt trong việc hỗ trợ chống ung thư.

Đưa trà hoàn ngọc thành sản phẩm có giá trị về kinh tế.

Năm 2001, bà thành lập xưởng sản xuất trà từ cây hoàn ngọc. Đến năm 2007, bà đã thuyết phục thành công các nhà khoa học của Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tham gia vào công cuộc nghiên cứu lá và rễ cây được trồng tại vùng đất Tây Ninh.

Năm 2011, các nhà nghiên cứu đã cho kết quả thành công về việc cây hoàn ngọc có tác dụng hỗ trợ điều trị khối u ác tính và virus HIV. Kết quả này đã được đăng trên Tạp chí Y tế thế giới của Đức – Planta Medica – và giới thiệu đến 150 quốc gia.

Nếu không nấu trà từ lá tươi, có thể sử dụng trà túi lọc.

Cuối năm 2016, dự án nghiên cứu đã được chính phủ thông qua. Đồng thời cũng cho ra đời 2 sản phẩm dạng viên nang được chiết xuất từ rễ cây ngọc hoàn.

Chính từ những nghiên cứu này mà giá trị y học và kinh tế của cây hoàn ngọc được biết đến.

Nấu trà hoàn ngọc từ lá tươi

Trà hoàn ngọc nấu từ lá tươi.

  • Khi dùng lá hoàn ngọc tươi, do có tính hàn, khi ăn nhiều sẽ gây lạnh tỳ, no hơi và sình bụng. Ngoài ra, khi nhai lá sẽ tiết ra dịch nhầy nhớt nên khó ăn. Vì vậy, trà sẽ dễ sử dụng hơn. Trong trà có rễ và nhiều hoạt chất qúy nên cho kết quả sớm hơn. Trà có số lá gấp 4 lần chế độ ăn tươi, không gây khó chịu và thích hợp cho mọi trạng thái cơ thể.
  • Cây rất dễ trồng và việc sử dụng lá tươi tự trồng có tính an toàn cao hơn, vì thế việc nấu trà tươi được sử dụng nhiều hơn. Đối với những gia đình không có chỗ để trồng, thì trà túi lọc là một lựa chọn phù hợp.
  • Cách dùng trà hoàn ngọc túi lọc: hãm 2 – 4 túi lọc với 2 lít nước sôi trong 1 giờ để trà tiết ra hết dược chất.
  • Ngoài ra, hiện nay đã có một số sản phẩm từ cây hoàn ngọc: thực phẩm chức năng trà túi hoàn ngọc, trà hòa tan hoàn ngọc, viên nang Tanu Gold, Tanu Green. Điều này càng cho thấy dược tính của cây rất hiệu quả.

Viên nang làm từ chiết xuất hoàn ngọc.

Cách trồng và chăm sóc cây hoàn ngọc

Ánh sáng: cây ưa sáng, phù hợp với khu vực có nắng vừa, ánh sáng không quá gắt và cũng không quá yếu. Có thể đặt chúng ở khu vực có bóng râm hoặc nắng bán phần. Khi chúng còn nhỏ, cần đặt ở nơi có ánh sáng vừa phải. Thời điểm phát triển tốt nhất cho cây là vào mùa hè. Vào mùa đông, cây rụng lá. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ hồi phục khi mùa xuân đến.

Nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh nắng.

  • Phân bón: sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Cây hoàn ngọc không đòi hỏi quá nhiều về thời điểm bón phân. Tuy vậy, chúng cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ để bảo đảm dưỡng chất trong rễ và lá.

Bổ sung phân bón định kỳ.

  • Nhân giống: cây có khả năng đâm chồi mạnh nên chỉ cần cắt một vài cành già rồi cắm xuống đất. Hằng ngày tưới nước cho cành, sau một thời gian chúng sẽ phát triển thành cây xanh tốt.

Cây rất dễ nhân giống.

  • Chăm sóc: sau khi trồng, thường xuyên tưới nước cho cây vào buổi sáng và chiều. Khi cây bén rễ thì bón thúc để cây hấp thu được chất dinh dưỡng.

Tưới nước vừa đủ.

Tổng kết

Tất cả các bộ phận của cây hoàn ngọc đều được sử dụng vào các bài thuốc dân gian. Ở Việt Nam, trà được xem là sản phẩm để giải độc hiệu quả và đã được bán trên thị trường. Nhiều gia đình coi đây như một loại nước giải khát uống hàng ngày. Thậm chí nhiều bài báo chính thức đã viết về tác dụng thải độc của chúng. Còn đối với các bài thuốc để trị bệnh, nên có hướng dẫn chuyên môn của thầy thuốc.

Tự trồng cây hoàn ngọc vì sử dụng tươi hoặc khô đều rất tiện cho gia đình.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Kim ngân hoa

30,000₫

Hết hàng

0₫

Hết hàng
Hết hàng

Húng chanh

25,000₫

Lá giang

45,000₫

 Cây hoàn ngọc
 Cây hoàn ngọc
 Cây hoàn ngọc
 Cây hoàn ngọc
 Cây hoàn ngọc