Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây xương khỉ (bìm bịp)

Ưa nắng nhiều
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 14

Mô tả

Cây xương khỉ có mùi thơm nhẹ, lá non được dùng để luộc, nấu canh, ăn lẩu, làm bánh. Nó còn được coi là thần dược hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Với những hiệu quả dược lý mà cả y học truyền thống và hiện đại công nhận, chúng đang dần trở nên có giá trị kinh tế lớn trên thị trường thực phẩm và dược phẩm. Mộc Nhiên Farm dành riêng bài viết này để tổng hợp những lợi ích diệu kỳ mà loài cây này mang lại.

  • Tên khoa học: Clinacanthus nutans Lindau, Clinacanthus burmannii Nees
  • Tên tiếng Anh: snake grass, Sabah snake grass, twist of flowers, alligator flower
  • Tên gọi khác: bìm bịp, mảnh cộng, bách giải, cây liền xương cốt, cỏ rắn Sabah

 

Cây xương khỉ hay còn gọi là cây bìm bịp

Cây xương khỉ mọc ở đâu

Trong dân gian có nhiều cây thuốc mà tên gọi chứa chữ “khỉ”, vì vậy nhiều người nhầm cây xương khỉ với các loại cây khác. Tuy nhiên, còn có một tên gọi khác dân dã hơn – cây bìm bịp. Cây này đặc biệt quen thuộc với người miền Nam và có cả một sự tích theo sau tên gọi bìm bịp.

Cây xương khỉ hay còn gọi là cây bìm bịp, cây cỏ rắn, cây liền xương cốt.

Xương khỉ vốn cũng là loài cây mọc dại, dễ phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt những nơi ẩm ướt. Cây cũng là vị thuốc phổ biến ở các đất nước khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Trong đó có Thái Lan, Lào, Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam.

Nhận biết cây xương khỉ

  • Thân cây thẳng đứng, nhỏ như cây đũa, có màu xanh nhạt. Cây cao khoảng từ 1 – 3m, tỏa nhánh xung quanh.
  • Lá mọc đối, mềm mỏng. Phiến lá thẳng, thuôn dài như lưỡi mác, nhọn ở đầu. Khi lá còn non có lông, lớn dần sẽ trơn láng. Gân nổi rất rõ. Màu xanh thẫm. Kích thước lá khoảng 2,5 – 15cm chiều dài và 0,5 – 5cm chiều rộng.

Lá mọc đối, thuôn dài.

  • Cây có hoa màu đỏ hoặc màu hồng, dài khoảng 3 – 5cm và rủ ngọn xuống. Quả hình chùy, cuống ngắn.
  • Toàn bộ cây đều dùng để làm thuốc được và có thể thu hoạch quanh năm. Dùng tươi thì lấy trực tiếp từ cây hoặc phơi và sấy khô để dùng dần.

Tác dụng của cây xương khỉ

Tổng quan

Nhìn chung, cây xương khỉ từ lâu đã là một vị thuốc đông y nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Trung Quốc… Nói về y học cổ truyền, không thể không nhắc tới y thuật Trung Hoa và đây chính là một vị thuốc không thể thiếu của họ. Chúng nổi danh với tác dụng chữa bệnh xương khớp, viêm gan, hỗ trợ huyết áp. Đặc biệt có một thời bài thuốc trị ung thư từ loài cây này rất nổi tiếng mà MNF sẽ đề cập ở phần dưới.

Cây xương khỉ được coi là vị thuốc phổ biến từ lâu trong y thuật Trung Hoa.

Vì tác dụng chữa bệnh quá tuyệt vời nên cây xương khỉ khô được chế biến thêm thành dạng tán bột, viên nang, làm trà. Giá trị kinh tế của cây càng ngày càng lớn trên thị trường thực phẩm và dược phẩm tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Thành phần hóa học của cây xương khỉ

Y học truyền thống và hiện đại nói gì về cây xương khỉ?

Không chỉ có giá trị chữa bệnh theo y học truyền thống, hiện nay các nhà nghiên cứu hiện đại đã đưa cây xương khỉ vào những công trình nghiên cứu chính thức để xác nhận dược tính và hiệu quả của nó. 

Có nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc về hiệu quả đối với bệnh ung thư. Một số bệnh nhân ung thư đã hồi phục khẳng định có sự hỗ trợ của cây xương khỉ, nhất là những bệnh nhân không có khả năng theo quá trình xạ trị.

Các bài báo về kết quả nghiên cứu dược tính của cây cỏ rắn đã và vẫn đang được công bố.

Cây xương khỉ có tính bình, vị ngọt, hàm lượng chất béo và chất ngọt vừa phải. Vì vậy, đây là một loại rau an toàn để sử dụng hàng ngày. Chúng hỗ trợ cải thiện sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Từ những nguồn thông tin khoa học tìm được, MNF tổng hợp lại những hoạt chất chứa trong cây xương khỉ, đồng thời ghi lại các bài thuốc phổ biến.

Các hoạt chất tiêu biểu trong cây xương khỉ

Một số hoạt chất tiêu biểu là axit amin, vitamin, canxi, các khoáng chất cần thiết.

Flavoid trong cây có vai trò chống oxy hóa và chống viêm. Chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể.

Đánh giá về các hoạt chất có tác dụng ức chế trên tế bào ung thư.

Nhiều thí nghiệm cho thấy chiết xuất methanol của lá C. nutans ngay cả ở liều lượng thấp (200 mg/kg) cũng chứa các thành phần chống khối u và chất chống oxy hóa. Vì thế, chúng có khả năng loại bỏ các gốc tự do và ức chế sự phát triển của khối u. Những phát hiện này cũng chỉ ra rằng các thành phần hóa thực vật trong lá có thể được sử dụng như một chất thay thế và bổ sung cho việc phòng ngừa và điều trị ung thư. Các nghiên cứu này vẫn còn tiếp tục để tìm ra các phương thuốc hữu hiệu cho y học hiện đại.

Đặc tính trị liệu của cây xương khỉ

Ở Malaysia và Thái Lan, cây xương khỉ được biết đến rộng rãi với khả năng chữa phát ban ở da, các vết cắn côn trùng, vết rắn cắn và những tổn thương trên da. Ngoài ra, nó còn là thuốc chữa bệnh tiểu đường, sốt, tiêu chảy và chứng đi tiểu khó.

Vì nhiều công dụng đã được ghi nhận, cây bìm bịp còn được bào chế thành dạng viên nang.

Các nghiên cứu về hiệu quả dược lý đã và đang được thực hiện để xác nhận các hoạt động sau:

  • Hoạt động chống viêm
  • Thử nghiệm chống siêu vi khuẩn Herpes
  • Hoạt động chống oxy hóa
  • Hoạt động phản ứng miễn nhiễm
  • Hoạt động kháng khuẩn
  • Hoạt động chống nọc độc rắn
  • Hoạt động chống sốt xuất huyết
  • Hoạt động chống ung thư

Cách sử dụng cây xương khỉ

Thu hái và bảo quản

Có thể thu hái cây quanh năm để cây ra nhánh mới liên tục. Thường người ta hái ngọn và lá. Khi thu hoạch để làm thuốc thì có thể dùng toàn bộ thân.

Có thể bảo quản tươi hoặc sấy khô cất kín.

Sau khi thu hái, cây sẽ được rửa sạch và bảo quản dùng tươi hoặc khô tùy nhu cầu. Lá được dùng để nấu canh, gói bánh, nấu trà. Thân khô cắt thành khúc đem phơi nắng hoặc sấy. Cần chú ý để tránh bị ẩm mốc, mối mọt. Cây khô nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Cây xương khỉ được sử dụng như thế nào trong ẩm thực?

Lá cây mảnh cộng (xương khỉ) được dùng để luộc, nấu canh hoặc xào rau, làm trà. Phổ biến nhất là nấu canh vì chúng rất tốt. Nhiều gia đình trồng chúng như một loại cây cảnh, đồng thời sử dụng hàng ngày. Mùi hương của lá tuy chỉ thoang thoảng nhưng át bớt mùi tanh của thực phẩm. Chúng mang lại cảm giác ngon miệng.

Hoa của cây mảnh cộng.

Ở miền Bắc, có bánh mảnh cộng được làm từ nước của loại cây này. Bánh có bột nếp và bột đậu xanh, cùng với nước nấu lên từ lá xương khỉ. Món quà quê dân dã này hay được mời thưởng thức cùng trà sen hoặc trà hoa cúc.

Bánh mảnh cộng - món quà quê dân dã ngoài Bắc.

Cách ngâm rượu

Rượu ngâm loại cây này dùng để uống hoặc xoa bóp ngoài da đều có hiệu quả với bệnh xương khớp. Khi ngâm rượu, nên ưu tiên sử dụng rễ, sau đó là thân cây, không nên dùng lá vì sẽ chiếm diện tích nhiều và không đẹp. Ngâm khoảng 2 tháng là có thể dùng dược. Nên ngâm theo tỷ lệ: 1kg rễ hoặc thân xương khỉ dùng cho 3l rượu nếp.

Ngâm rượu từ rễ và thân cây xương khỉ - bài thuốc để chữa đau nhức xương khớp.

Cách pha trà/sắc nước

Có 2 cách để pha trà xương khỉ:

  • Thả 12g xương khỉ khô vào 200ml nước. Sau đó đun sôi. Chỉ cần 5 10 phút thì các tinh chất của cây sẽ tiết ra nước. Trà có mùi hương dễ chịu.
  • Sắc lấy nước: việc sắc lấy nước sẽ cần nhiều xương khỉ hơn và thời gian lâu hơn vì qua giai đoạn cô đặc lại. Lượng nước cần dùng khoảng 700ml, với khoảng 20g lá/cây xương khỉ khô. Nấu cho tới khi còn khoảng 300ml thì để nguội dùng.

Hiện nay đã có các loại trà đóng gói sẵn, dạng lá khô hoặc bột. Pha giống như các loại trà thông dụng. [Xem thêm hoa đậu biếc - một loại trà hoa tốt cho sức khỏe]

Trà cỏ rắn

Các bài thuốc chữa bệnh của cây bìm bịp

Cây xương khỉ chữa ung thư

Những ghi nhận về tác dụng chữa ung thư

Cây xương khỉ hay còn gọi là cây cỏ rắn này gần như nổi tiếng nhất với việc chữa trị bệnh ung thư. Có một số chứng nhận về việc này trên thực tế.

Một bệnh nhân ở giai đoạn 4 của ung thư bạch huyết đã dùng nước ép chiết xuất từ cây xương khỉ mỗi sáng. 6 khối u của bệnh nhân đã biến mất.

Snake grass juice - nước ép cỏ rắn - là một loại nước tốt cho sức khỏe và được phép mua bán rộng rãi.

Nhiều bệnh nhân ở châu Á cũng được điều trị bởi loại thảo dược quý giá này.

Vì những hiệu quả có thật nên y học hiện đại đã ghi nhận là cây xương khỉ có thể:

  • Kích hoạt hệ thống miễn nhiễm của cơ thể
  • Làm tăng bạch huyết cầu
  • Gia tăng khả năng chống ung bướu và giảm khả năng hình thành khối u
  • Nếu bệnh nhân đã tiếp nhận hóa trị thời gian dài, cơ thể sẽ chịu tổn thương. Việc bổ sung thêm các chất trong cây xương khỉ có thể giúp phục hồi hệ thống miễn nhiễm ở một mức độ nào đó và thúc đẩy tăng trưởng tế bào.

Tác dụng chữa trị ung thư của loại thảo dược quý giá này vẫn đang được nghiên cứu và đã được chứng minh trên thực tế.

2 bài thuốc chữa bệnh ung thư (tham khảo)

Đã có nhiều trường hợp chữa được ung thư khi uống nước từ cây xương khỉ. Có 2 cách phổ biến.

Bài thuốc 1:

  • 30g cây xương khỉ
  • 40g cây xạ đen
  • 30g hoa đu đủ đực
  • Nấu các nguyên liệu trên với 1,5l nước
  • Uống mỗi ngày

Bài thuốc 2 uống nước xương khỉ: chỉ cần lấy khoảng 10 lá, rửa sạch, nhai kỹ rồi nuốt. Mỗi ngày làm 5 lần. Nếu khó nuốt, có thể nấu với nước sôi 30 phút rồi uống nước. Đối với xương khỉ khô, dùng khoảng 200g nấu với 1l nước uống mỗi ngày.

Uống nước hoặc trà xương khỉ mỗi ngày rất tốt.

Cây bìm bịp chữa xương khớp

Tên gọi khác của cây xương khỉ là bìm bịp. Tên gọi này xuất phát từ sự tích một loài chim bị gãy chân, được chim mẹ cắn nát lá đắp lên mà liền lại. Người dân thấy vậy nên lấy tên chim đặt cho loại cây thuốc đó. Có một tên gọi khác cũng từ công dụng chữa xương khớp mà thành – cây liền xương cốt.

Cây bìm bịp chữa xương khớp.

Đau nhức xương khớp luôn là căn bệnh thời đại của mọi lứa tuổi. Gần đây, nhiều người trẻ cũng bắt đầu sớm bị đau nhức vì ngồi văn phòng liên tục, sử dụng máy tính và điện thoại nhiều. Ngoài việc tập thể dục, một bài thuốc đơn giản hỗ trợ có thể rất cần thiết. Mộc Nhiên Farm tìm hiểu được bài thuốc chữa xương khớp từ cây bìm bịp như sau:

  • 30g cây bìm bịp
  • 20g trâu cổ
  • 20g gối hạc
  • 20g dâu tằm

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch các nguyên liệu trên. Chuẩn bị 1,2l nước để nấu cùng.
  • Sắc cạn còn khoảng 300ml thì ngưng.
  • Chia phần nước đã sắc làm 3, uống 3 lần trong ngày sau khi ăn no.
  • Uống liên tục trong 15 ngày.

Cây xương khỉ trị bệnh trĩ 

  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ dễ dẫn đến bệnh tiêu chảy, táo bón, trĩ. Cây xương khỉ bổ sung chất xơ và khoáng chất hỗ trợ cải thiện các chứng trên. Cách này vừa không gây đau đớn và lại tiết kiệm chi phí nên hầu như ai cũng dùng được.
  • Ngoài việc ăn uống để bổ sung chất xơ, nhiều người làm theo hướng dẫn sau: sử dụng 7 – 10 lá xương khỉ nhai sống, khi lá nhuyễn thì đắp vào vùng hậu môn bị trĩ 2 lần/ngày.

Sử dụng cây xương khỉ bằng nhiều hình thức khác nhau.

Cây xương khỉ chữa đau dạ dày 

Hoạt chất Flavonoid chống viêm, ức chế vi sinh vật gây viêm loét dạ dày. Việc sử dụng lá để ăn hàng ngày cũng có tác dụng hỗ trợ giúp tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng khó tiêu hoặc đầy hơi.

Ngoài ra, có bài thuốc truyền miệng để chữa đau dạ dày, bằng việc nhai lá cùng với vài hạt muối, nuốt lấy phần nước.

Cây mảnh cộng chữa đau dạ dày.

Chữa ho, cảm cúm

Cây xương khỉ cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng mệt mỏi do cảm cúm gây ra, như: ho khan, ngứa cổ, đau đầu, mệt mỏi. Trong lá xương khỉ có chất đề kháng nên việc sử dụng lá có thể làm giảm các triệu chứng trên. Số lượng lá cho 1 lần ăn đối với việc điều trị bệnh này là 8 lá, và nên làm 3 lần/ngày. Cũng có thể sử dụng lá này để nấu cháo trị cảm.

Trà cỏ rắn hữu hiệu trị cảm cúm.

Tác dụng cầm máu của cây bìm bịp

Khi bị ho ra máu hoặc tiểu tiện ra máu do đường ruột có vấn đề, 2 bài thuốc sau đây có thể có hiệu quả:

  • Bài thuốc 1: Nhai sống một ít lá với muối.
  • Bài thuốc 2: Lấy khoảng 10 lá phơi khô, sắc lấy nước, ngày uống khoảng 3 lần. Lưu ý bài thuốc này uống khi bụng đói và nên uống liên tục 1 tuần.

Chữa sẹo lồi, mụn lồi, lở loét

Dùng một nắm lá rửa sạch (khoảng 60g), xay hoặc giã nát đắp lên vùng da bị sẹo. Mỗi tuần làm 2 lần như vậy, kiên trì 2 tháng, những vết sẹo lồi sẽ phẳng lại và bạn có một làn da mới mịn màng.

Đối với các vết thương lở loét và viêm nhiễm, lá xương khỉ có tác dụng hút mủ, giảm sưng tấy, hạn chế sẹo. Khi có vết thương, cần giã lá với ít muối rồi đắp lên.

Giã nát lá bìm bịp đắp lên để sẹo phẳng dần và tái tạo làn da.

Nếu là vết lở miệng, chỉ cần giã nát nước và ngậm nuốt dần trong ngày. Việc giữ vệ sinh miệng sạch sẽ thời gian này sẽ cho kết quả nhanh chóng hơn.

Cây bìm bịp tốt cho người bị bệnh thận 

Lá cây bìm bịp giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh thận, như: đái buốt, đái dắt, đái ra máu…

Liều dùng: nhai 9 lá, mỗi ngày 3 lần trong vòng 1 tháng.

Cây còn có tác dụng cho bệnh thận.

Điều hòa huyết áp, ổn định tinh thần

Bài thuốc 1: sử dụng rễ và lá phơi khô, nấu thành nước hoặc pha trà uống hàng ngày.

Bài thuốc 2: nhai kỹ 9 lá tươi, nuốt nước.

Cây xương khỉ chữa viêm xoang

100g cây xương khỉ phơi khô, sắc với 1,5l nước. Sắc trên lửa nhỏ tới khi còn 1l thì dùng uống trong ngày. Cách này sử dụng mỗi ngày sẽ giúp bệnh viêm xoang giảm dần.

Cây xương khỉ trị bệnh xơ gan, viêm gan 

Nguyên liệu:            

  • 30g cây xương khỉ khô
  • 20g râu ngô
  • 12g lá cây vọng cách
  • 12g lá quao
  • 16g sâm đại hành
  • 10g trần bì

Đun hỗn hợp trên với 1l nước sôi, để lửa nhỏ trong 30p. Phần nước sắc được uống 3 lần trong ngày.

Tổn thương gan có thể được chữa lành với bài thuốc từ loại thảo dược này.

7 lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ để trị bệnh

  • Nước cây xương khỉ là một dạng thuốc Đông y. Theo khuyến cáo, khi sử dụng Đông y thì thời gian uống Tây y phải cách nhau khoảng 60 phút. Ngược lại, sẽ không có hiệu quả hoặc có thể gây hại.
  • Việc sử dụng cây như một loại thuốc cần được bốc theo chỉ định của thầy thuốc, với liều lượng chính xác và cách phối hợp vị thuốc phù hợp. Không tự ý kết hợp các loại với nhau.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc từ cây xương khỉ, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Dù tốt đến mấy cũng nên sử dụng thảo dược theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn.

  • Đối với bệnh nhân ung thư, một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh và hạn chế tối đa thịt đỏ, hải sản, sữa… sẽ hỗ trợ tốt nhất.
  • Phụ nữ mang thai cần có ý kiến chuyên môn nếu muốn uống trà hoặc uống thuốc từ loại cây này.
  • Những người bị huyết áp thấp hoặc cơ thể có tính hàn, nên tham khảo kỹ thầy thuốc trước khi sử dụng.
  • Các loại thuốc Đông y thường sẽ cho kết quả sau thời gian dài. Cần kiên nhẫn khi sử dụng.

Cách trồng cây xương khỉ

Như nhiều loại cây dân dã khác, cây xương khỉ rất dễ trồng. Vốn dĩ là cây mọc dại nên chúng không quá kén chọn về môi trường sống. Chỉ cần bảo đảm đất tơi xốp và chậu thoát nước tốt thì cây xương khỉ phát triển rất khỏe mạnh. Cây sẽ cho nhiều lá lớn hơn khi được đặt ở vị trí nhiều nắng. Việc bón phân định kỳ sẽ giúp cây luôn đầy đủ dinh dưỡng, nhờ đó cũng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

Cây xương khỉ ra hoa.

Kết luận

Phải công nhận thiên nhiên tặng cho con người rất nhiều món quà quý giá. Cây xương khỉ với quá nhiều công dụng chữa bệnh là một món quà đặc biệt. Nhiều dự án nghiên cứu trên cây thảo dược này vẫn được diễn ra để có thể phục vụ cho con người.

Cây xương khỉ rất dễ trồng.

Những thông tin trong bài viết này do Mộc Nhiên Farm tổng hợp từ nhiều nguồn trong và ngoài nước, trong đó có cả các tài liệu nghiên cứu và dẫn chứng từ nước ngoài. Tuy nhiên, chúng không thay thế cho sự hướng dẫn điều trị của các bác sĩ chuyên môn. Việc sử dụng lá để nấu canh hoặc pha nước uống như một loại rau củ vườn nhà sẽ mang lại những hiệu quả nhất định. Riêng đối với việc chữa bệnh, xin vui lòng có sự tư vấn của bác sĩ.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng
Hết hàng

0₫

Hết hàng

Húng chanh

25,000₫

Lá giang

45,000₫

Hết hàng

0₫

 Cây xương khỉ (bìm bịp)
 Cây xương khỉ (bìm bịp)
 Cây xương khỉ (bìm bịp)
 Cây xương khỉ (bìm bịp)
 Cây xương khỉ (bìm bịp)
 Cây xương khỉ (bìm bịp)
 Cây xương khỉ (bìm bịp)
 Cây xương khỉ (bìm bịp)