Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Húng quế lá tím (Red rubin basil)

Ưa nắng vừa
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 0

Mô tả

Húng quế lá tím là một loại đặc biệt với màu lá ấn tượng và nhiều công dụng tuyệt vời. Nếu bạn là người sành ăn thì chắc chắn không lạ gì loại rau gia vị này. Chúng vừa là một loại gia vị vừa có thể chiết xuất lấy tinh dầu sử dụng để xông hoặc tắm. Mặt khác,  còn có nhiều ứng dụng trong điều trị một số loại bệnh, như tiêu hóa và ho. Việc trồng và chăm sóc cây cũng không quá cầu kỳ và cũng không tốn nhiều không gian. Những ưu điểm tuyệt vời đó làm nên một loại thảo dược luôn luôn bán chạy nhất ở vườn Mộc Nhiên.

  • Tên khoa học: Ocimum Basilicum
  • Tên tiếng Anh: Basil
  • Tên gọi khác: húng chó, húng giổi, rau quế, húng tây

 

Húng quế – các thông tin tổng hợp

Đặc điểm của cây húng quế

Húng quế lá tím (red rubin basil)

Húng quế là loại cây thân thảo. Khi cành còn non thì có màu tím đỏ. Thân nhẵn thường có lông. Chiều cao cây khoảng 50 – 60cm.

Lá thường có hình mác hoặc trái xoan. Lá cây mọc đối nhau có chiều dài khoảng 3 – 5cm, rộng 1 – 1,5cm. Lá thường có màu xanh lục hoặc hơi ngả tím đen. Mép lá nhẵn hoặc đôi khi có răng cưa. Lá cây tỏa ra hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu.

Cây có hoa màu trắng hoặc màu tía. Hoa nhỏ mọc thành chùm ở đầu mỗi cành.

Mỗi quả của cây chỉ chứa một hạt duy nhất. Hạt có màu đen.

Hoa của Red rubin basil.

Nguồn gốc và phân bố

Húng quế là một trong những loại hương liệu được người dân Ấn Độ và Trung Đông sử dụng để nấu ăn từ xa xưa cho đến ngày nay. Khi các tuyến đường thông thương đa quốc gia phát triển và mở rộng, chúng dần trở nên phổ biến ở các quốc gia Châu Âu và trở thành một loại gia vị không thể thiếu bên bàn ăn của giới thượng lưu Pháp.

Húng quế lá xanh hay lá tím đều là một gia vị không thể thiếu ở Châu Âu từ xưa tới nay.

Cái nôi của loại cây này nằm ở khu vực Nam Á. Đây là khu vực có kiểu khí hậu nhiệt đới, thích hợp để chúng sinh trưởng và phát triển. Hiện nay, người ta đã nhân giống và lai tạo để nó có thể trồng được ở những nơi có các kiểu khí hậu khác.

Ở Việt Nam, cây gia vị này phổ biến ở tất cả các vùng miền và được sử dụng nhiều trong các món ăn như bún bò, phở, tiết canh và các bài thuốc dân gian khác.

Cây gia vị quen thuộc trong căn bếp của bạn!

Phân biệt các loại húng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại húng có quan hệ gần hoặc lai, với đặc điểm gần giống húng quế:

Đừng nhầm lẫn các loại húng nhé.

Húng lủi (húng bạc hà)

Còn hay được gọi là húng nhủi, húng lũi, húng dũi.

Lá húng lủi tròn hơn so với lá húng quế. Thân nâu tía và có nhiều đốt. Loại cây này có hương thơm giống mùi bạc hà nên rất dễ phân biệt. Tuy được gọi là húng nhưng nó lại thuộc chi bạc hà.

Cây húng lủi

Bạc hà (Mint)

Có đặc điểm gần giống húng quế. Tuy rất dễ nhầm lẫn với húng lủi nhưng chỉ cần nhìn hoặc ngửi là có thể phân biệt được ngay. Một trong những loại phổ biến nhất là bạc hà tiêu. Có thể tham khảo thêm đặc tính của chúng ở bài viết về bạc hà.

Bạc hà tiêu

Húng chanh (Mexican mint)

húng chanh hình bầu dục, nhỏ, thuôn dài không có răng cưa. Cây tỏa ra mùi thơm như một quả chanh nên cũng khá dễ phân biệt.

Cây húng chanh

Húng quế tím (húng quế tía)

Đây là một hoại húng quế được lai tạo tại Mỹ vào những năm 1950. Loại này có khả năng chịu được nhiệt độ thấp hơn và có mùi thơm nồng hơn so với loại màu xanh thông thường.

Một số loại húng phổ biến khác: basilisk, đinh hương, húng Hy Lạp, húng Thái, húng tây có nguồn gốc từ Ý, húng tây ngọt, húng đá opal, húng yerevan, húng caramel.

Húng quế tía (lá tím)

Húng quế lá tím và những nét riêng độc đáo

Đây là một loại cải tiến của Dark opal basil. Đây cũng là một giống cây thuộc họ Ocimum basilicum (húng quế ngọt). Loại này có lá màu tím đỏ khác thường.

2 loại húng quế tím

Cây phát triển nhanh, đạt chiều cao khoảng 70cm. Hoa màu tím hoặc hồng và lá màu tím đồng, làm cho các món ăn được trang trí rất hấp dẫn. Hương thơm dễ chịu, vị hơi hăng hơn so với các loại húng khác.

Red Basil được giới thiệu sau khi giành chiến thắng trong Cuộc tuyển chọn của Mỹ vào năm 1992. Sau này là một tổ chức cam kết quảng bá và giới thiệu các loại hạt giống và cây trồng mới. Các nhà lai tạo thực vật gửi bài dự thi của họ và chúng được đánh giá bởi một hội đồng. Khi húng quế lá tím chiến thắng, nó bắt đầu phổ biến trong thế giới của các loại thảo mộc ẩm thực trang trí.

Red rubin basil

Loại lá tím và loại lá xanh thông thường khác nhau chủ yếu về màu sắc và mùi hương. Mùi hương của loại lá tím có phần đậm hơn, vì vậy khi sử dụng cần rất lưu ý liều lượng.

So sánh 2 loại húng quế.

Màu hoa cũng khác nhau.

Màu hoa của 2 loại khác nhau.

Tác dụng dược lý của cây húng quế

Công dụng của húng quế trong y học cổ truyền

Các ghi chép trong y học cổ truyền nói húng quế là một loại cây có tính ấm, vị cay và có mùi thơm. Loại dược liệu này được phân vào kinh Phế và kinh Tâm có tác dụng giảm đau, giải cảm, tăng cường tiết mồ hôi. Người ta dùng chúng để trị chứng rối loạn tiêu hóa, đau đầu, dị ứng trên da, đau răng, ho, viêm họng….

Húng quế là loại thảo dược tuyệt vời.

Một số bài thuốc từ cây húng quế

Các bài thuốc chữa ho cho trẻ nhỏ

Điều trị ho ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ có dấu hiệu bị ho liên tục trong thời gian dài: lấy lá húng quế non kèm với hoa, 2 quả khế chua (có thể cho thêm ít đường để trẻ dễ uống). Giã đều hỗn hợp trên và ép lấy nước. Hấp cách thủy cho đến khi phần nước hỗn hợp trên sệt lại (khoảng 1 giờ). Khi dùng pha loãng thêm với nước. Cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần.

Điều trị ho có đờm ở trẻ nhỏ

Húng quế lá tím có thể dùng cho cả trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị ho có đờm, có thể cho trẻ sử dụng hỗn hợp 15 lá húng quế và 4 quả quất (có thể cho thêm đường). Ép lấy nước và đem hấp cách thủy trong 20 phút. Cho trẻ dùng từ 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng ho của trẻ.

Điều trị ho dị ứng ở trẻ nhỏ

Sử dụng một vài lá húng quế trộn với gừng và một chút mật ong rồi hòa thêm nước. Ép lấy nước cốt và cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày.

Có thể chế biến nhiều cách cho trẻ dễ uống.

Điều trị ho nhiệt, khản tiếng, viêm họng ở trẻ em

Hòa 10ml nước sôi với 20gr húng quế tươi được giã nhỏ. Sau đó thêm 20gr đường phèn và khuấy đều. Lọc lấy nước và cho trẻ uống 2 lần một ngày.

Các bài thuốc chữa ho và cảm sốt cho người lớn

Điều trị ho khan và ho có đờm ở người lớn

4 lá húng quế, 2 nhánh đinh hương, 1 củ hành, 4 quả hồ tiêu. Trộn đều và giã nhỏ hỗn hợp trên rồi sắc với 200ml nước. Khi lượng nước trong ấm sắc còn lại 100ml thì ngưng. Ngày uống 3 lần.

Trị cảm sốt

Sắc lá húng quế chung với bạch đậu khấu với nửa lít nước. Chia ra uống trong ngày để giải nhiệt cơ thể.

Húng quế trị ho cho người lớn.

Các bài thuốc khác

Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa và đau răng

Dùng 15gr húng quế sắc với 500ml nước. Sau khi nước trong ấm sắc còn lại 200ml thì ngừng. Chia thành 2 phần, mỗi ngày dùng 1 phần.

Ngoài việc chữa rối loạn tiêu hóa, loại thảo dược này được dùng làm nước uống trước bữa ăn để tăng khẩu vị. Có thể hãm với một chút nước nóng rồi uống.

Tinh dầu húng quế hỗ trợ giảm đau răng và chăm sóc răng miệng.

Húng quế được dùng làm nước súc miệng để ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, tinh dầu trong chúng giúp cho hơi thở thơm mát. Vị the mát còn có tác dụng giúp cho người cai nghiện thuốc lá dễ cai hơn.

Hương vị the mát giúp cho người nghiện thuốc lá cai thuốc dễ hơn.

Bài thuốc chữa bồn chồn, đau đầu, lo âu

Hãm 20 – 40gr lá và hoa húng quế khô trong ấm giữ nhiệt. Mỗi ngày uống 2 – 3 chén.

Tinh dầu trong húng quế lá tím hỗ trợ giải tỏa căng thẳng.

Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa

Dùng 20 – 30gr húng quế với 3 – 6gr hạt húng đã ngâm nước. Giã nhuyễn hỗn hợp này rồi hòa thêm nước, chắt lấy nước cốt để sử dụng. Phần bã có thể dùng để đắp lên phần da bị dị ứng.

Có thể đắp lên da hoặc làm xà phòng, giúp cho da nhanh lành và giảm dị ứng.

20gr thảo dược khô kèm với lá khế. Sắc lá uống trong ngày kết hợp với tắm trong nước lá khế sẽ giúp mẩn ngứa mau khỏi.

Thành phần trong lá húng quế hỗ trợ giảm mẩn ngứa.

Tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh

Sắc 10gr húng quế với 1 lít nước trong 10 – 15 phút. Chia thành nhiều lần uống trong ngày nhưng không được uống quá 1 thang.

Húng quế dưới góc nhìn y học hiện đại

Một số thông tin chung về thành phần hóa học

Húng quế không chỉ được sử dụng theo cách truyền thống mà nó đã được nghiên cứu chuyên sâu trong y học hiện đại. Cây có chứa các thành phần hóa học như: linalol, cineol, estragolm, metylchavicol, geranyl acetat. Hàm lượng vitamin K cao bên trong thân và lá có tác dụng rất lớn cho quá trình đông máu của cơ thể.

Cả nền y học hiện đại cũng nghiên cứu và công nhận dược tính của cây húng quế.

Các tác dụng được y học hiện đại công nhận

Giảm lượng đường trong máu

Một nghiên cứu mới đây trên chuột đã cho thấy phản ứng tích cực của húng quế lên lượng đường trong máu ở đối tượng thí nghiệm. Đây là một tin vui dành cho các bệnh nhân đang mắc phải chứng tiểu đường tuýp II. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để có thể sử dụng chiết xuất của nó trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Rất nhiều lợi ích của húng quế vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Chống nhiễm trùng

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tinh dầu húng quế có khả năng kháng khuẩn. Người ta đã lấy khuẩn escherichia coli và e. coli trong một số bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp, da, tiết niệu và sử dụng tinh dầu húng quế lên chúng. Kết quả cho thấy tinh dầu có tác dụng ức chế những loại vi khuẩn này.

Có thể được bôi lên da để chống nhiễm trùng.

Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là một loại hợp chất thiên nhiên có tác dụng ngăn ngừa và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trước sự nguy hiểm của các nhân tố không ổn định hay còn gọi là gốc tự do. Một số loại bệnh có thể được ngăn ngừa nếu sử dụng thực phẩm giàu loại chất này: bệnh tim, viêm khớp dạng thấp, alzheimer và một số bệnh ung thư khác.

Chất chống oxy hóa trong húng quế giúp làn da trẻ lâu.

Bên trong húng quế chứa anthocyanins và beta caroten. Chúng là chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng. Vì thế, cây có khả năng hỗ trợ việc điều trị mụn trứng cá lẫn ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa này còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, dưỡng ẩm, làm mờ nếp nhăn, góp phần giữ gìn sự trẻ trung cho làn da.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Bên trong húng quế có chứa một thành phần được gọi là eugenol có tác dụng giảm huyết áp. Khi sử dụng, eugenol sẽ chặn các kênh canxi trong cơ thể khiến huyết áp trong cơ thể giảm đồng thời ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các bệnh lý về tim.

Húng quế giúp cho tim khỏe hơn.

Công dụng của húng quế trong ẩm thực

Công dụng chung

  • Đa phần các loại húng quế được sử dụng tươi để làm dậy mùi cay hoặc ngọt cho một số món ăn. Một số món ăn như phở bò hay bún bò sẽ không thể đúng vị nếu thiếu loại rau gia vị này.
  • Đối với ẩm thực phương tây, basil cũng xuất hiện trong các món mì, rau trộn, pizza hay các món hấp.
  • Người ta còn sử dụng chúng như một loại lá để trang trí, làm đẹp mắt cho các loại đồ uống như cocktail hay trà.

Loại thảo dược và gia vị này có thể dùng tươi hoặc khô.

Ứng dụng riêng của húng quế lá tím trong ẩm thực

  • Pesto: húng quế lá tím là một thành phần phổ biến trong nước sốt pesto. Tuy nhiên, vì hương vị khá mạnh nên cần cân nhắc liều lượng thật kỹ.

Pesto sauce: một loại sốt nổi tiếng làm từ húng quế.

  • Salad: như đã đề cập trước đó, màu sắc của húng quế lá tím tạo nên sự khác biệt so với các loại khác. Nhờ đó, nó là một sự lựa chọn tuyệt vời cho trang trí salad. Chúng cũng có thể trộn với các loại sốt để ăn kèm.

Các loại sauce làm từ húng quế.

Các loại sauce làm từ húng quế.

  • Cocktail: nếu bạn thích thử nghiệm với các loại rượu, húng quế lá tím sẽ mang đến một nét độc đáo cho các loại cocktail thông thường. Ví dụ, lá có thể được lắc với rượu vodka, hạt tiêu, nước chanh và xi-rô đường. Thức uống này được gọi là Red Basil Smash. Gin cũng có thể được thay thế nếu bạn thích nó hơn vodka.

Red basil smash: một loại cocktail nổi tiếng làm từ húng quế lá tím.

  • Trà đá: có thể kết hợp với chanh và gừng để có hương vị tối ưu. Sử dụng với lượng vừa phải để mùi vị không bị nồng quá. Ngoài ra, húng quế kết hợp được với rất nhiều loại nước quả khác.

Thật thiếu sót nếu salad thiếu vị húng quế.

Thật thiếu sót nếu salad thiếu vị húng quế.

Tinh dầu húng quế có tác dụng gì?

Hàm lượng tinh dầu trong mỗi cây húng quế chiếm khoảng từ 0.4 – 0.8%. Loại tinh dầu này có mùi thơm nhẹ và vàng nhạt. Chúng có một số tác dụng rất hữu ích sau:

  • Sử dụng trong mỹ phẩm để dưỡng da, ngăn ngừa và trị mụn, chống lão hóa, giảm nếp nhăn.
  • Hỗ trợ chữa các bệnh dị ứng ngoài da như vẩy nến.
  • Có thể bôi lên da để trị vết ngứa do côn trùng đốt.
  • Giải tỏa căng thẳng: chúng được làm thành tinh dầu lăn hoặc tinh dầu xông. Có thể nhỏ một vài giọt vào bát nước nóng để hít hà hoặc bồn tắm, mùi hương sẽ xua đi những căng thẳng. Sử dụng loại tinh dầu này xông nhà cũng hỗ trợ cho tinh thần nhẹ nhàng, sảng khoái.

Mùi hương có tác dụng giúp thư giãn.

Lưu ý khi sử dụng húng quế

Tuy húng quế là một loại dược liệu có lợi cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng liều lượng hay không đúng đối tượng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Cần phải lưu ý:

  • Không sử dụng đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu. Chúng chứa hàm lượng vitamin K rất lớn (loại vitamin này có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn) có khả năng làm giảm tác dụng của loại thuốc này.

Lưu ý khi sử dụng.

  • Bệnh nhân có cơ địa dị ứng khi ăn hoặc tiếp xúc với húng quế thì cũng không nên sử dụng. Trong trường hợp bị dị ứng và có các triệu chứng như nổi mề đay, sưng tấy hay khó thở nên đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra và nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời.
  • Những bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng húng quế để điều trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu sử dụng quá liều lượng có thể  gây ra tình trạng tụt đường huyết.
  • Phụ nữ đang mang thai: sử dụng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng co thắt tử cung.
  • Ngoài ra, sử dụng quá nhiều còn có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phái nữ.

Một số lưu ý khi sử dụng húng quế.

Cách trồng và chăm sóc cây húng quế lá tím

Nhân giống cây húng quế

Có thể trồng húng quế vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng nếu bạn ở miền Bắc thì nên gieo hạt vào tháng 2 – 3, miền Nam thì tháng 11 – 12 là thời điểm tốt nhất.

Có hai phương pháp trồng phổ biến: giâm cành và gieo hạt.

Nhân giống

  • Đối với phương pháp giâm cành: chọn những cây mẹ khỏe mạnh, có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Sau đó, tiến hành cắt lấy ngọn còn non kích thước 3 – 5cm. Tỉa sạch lá, chỉ để lại hai lá mầm trên ngọn. Cho cành húng quế đã cắt vào giá thể đặt ở nơi nhiều nắng. Khi cây đã hình thành bộ rễ thì có thể đem đi trồng.
  • Đối với phương pháp gieo hạt: gieo hạt vào những khu vực đất đã bón phân là được làm cỏ sạch sẽ.
  • Cả 2 cách đều yêu cầu giá thể thoáng, sạch và đủ ẩm.

Thành quả

Cây húng quế nên được trồng ở vị trí có nhiều nắng. Cho cây hứng nắng trong khoảng 6 – 8 giờ/ngày. Có thể trồng cây ở trong khu vực ít nắng nhưng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Cây húng quế những yếu tố cần thiết khi chăm sóc

Đất trồng

Ưu tiên chọn các loại đất nhiều mùn, tơi xốp, có khả năng thoát nước ổn định.

Nếu không có đất nền, có thể dùng các loại thùng xốp, khay, chậu… và phải đảm bảo có độ thoát nước tốt (đục lỗ dưới đáy chậu).

Những hạt giống nảy mầm trên giá thể chất lượng.

Yêu cầu về nước

Ngày tưới cây hai lần vào sáng sớm và chiều tối, giữ cho đất ẩm để tạo điều kiện tốt cho cây phát triển. Tuy nhiên, tránh tưới quá nhiều khiến cây bị úng nước.

Phòng trừ sâu bệnh

Cháy lá là bệnh thường gặp ở húng quế. Cần để ý và điều trị kịp thời, không để ảnh hưởng đến những cây khác trong vườn.

Cây có thể bị rệp, bọ trĩ và ruồi trắng. Cân nhắc thêm bã cà phê hoặc vỏ trứng nghiền để ngăn chặn sự hiện diện của sâu bệnh. Ngoài ra, hãy loại bỏ bất kỳ bộ phận nào của cây có vẻ bị hư hỏng trước khi lây lan sang các bộ phận khỏe mạnh của cây.

Cần chú ý phòng bệnh để cây luôn đẹp nhất có thể.

Cắt tỉa

Việc cắt tỉa cũng cần thiết, đặc biệt là khi cây đã phát triển hết mức hoặc nếu chúng khá rậm. Cần đảm bảo có đủ chỗ cho mỗi cây phát triển. Nên cắt tỉa húng quế ít nhất ba tuần một lần. Sáng sớm là thời điểm tốt nhất để cắt tỉa. Không nên cắt bỏ quá nhiều phần của tán lá.

Cắt tỉa đúng cách.

Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch khi cây có ít nhất 8 lá nhưng để lại bộ lá đầu tiên ở gốc thân. Sau đó thực hiện giâm cành để tiếp tục trồng cây húng quế mới từ cây vừa được thu hoạch.

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch là trước khi hoa xuất hiện. Sau đó, lá sẽ có vị đắng, khác xa với hương vị ban đầu của nó. Tốt nhất nên thu hoạch vào sáng sớm. Đây là thời điểm mà tinh dầu ở mức cao nhất. Để đảm bảo cây phát triển liên tục, không thu hoạch quá 50% tán lá của nó.

Thu hoạch

Có thể thu hoạch toàn bộ cây và treo ngược chúng ở vị trí khô ráo, mát mẻ để làm khô. hoặc cắt và đóng băng các thân mềm. Húng quế phơi khô nên được cho vào túi kín và nên được cất ở những khu vực thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời. Lá khô nên sử dụng sớm để tránh bị bay hơi tinh dầu. Lá húng quế có thể được giữ trong túi zip hoặc cất tủ đông để bảo quản lâu hơn.

Lá có thể dùng tươi hoặc khô.

Tổng kết

Từ xa xưa, húng quế đã được coi là một loại gia vị không thể thiếu trên bàn ăn cùng với nhiều công dụng y học tuyệt vời. Cách sử dụng phổ biến nhất vẫn là ăn sống hoặc chiết xuất lấy tinh dầu. Cách dùng húng quế không cầu kỳ nhưng mang lại nhiều lợi ích. Vậy nên húng quế xứng đáng dành được một vị trí trong khu vườn nhỏ nhà bạn.

Húng quế lá tím - cây thảo dược và gia vị nên có trong mỗi khu vườn.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

Lá giang

45,000₫

Hết hàng

0₫

Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng

Húng chanh

25,000₫

 Húng quế lá tím (Red rubin basil)
 Húng quế lá tím (Red rubin basil)
 Húng quế lá tím (Red rubin basil)
 Húng quế lá tím (Red rubin basil)
 Húng quế lá tím (Red rubin basil)
 Húng quế lá tím (Red rubin basil)
 Húng quế lá tím (Red rubin basil)
 Húng quế lá tím (Red rubin basil)
 Húng quế lá tím (Red rubin basil)