Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)

Ưa nắng vừa
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 5

Mô tả

So với các loại bạc hà khác, cây bạc hà Pháp có mùi đậm hơn nồng hơn. Vì lượng tinh dầu mạnh hơn nên loại này không chỉ dùng để gia tăng hương vị cho món ăn mà còn dùng làm tinh dầu hoặc nước rửa mặt. Ngoài ra, lá có nhiều tính chất tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng loài thực vật này hiện nay rất phổ biến, vì thế chúng được trồng nhiều tại các khu vườn gia đình. Việc chăm sóc cũng khá đơn giản. Trong bài viết này, Mộc Nhiên sẽ gửi đến các bạn những thông tin cần thiết cũng như cách chăm sóc hiệu quả nhất.

  • Tên khoa học: Mentha
  • Tên tiếng Anh: Mint

 

Đặc điểm chung về cây bạc hà

Đặc điểm

Cây bạc hà là thảo dược quý. Chúng có nhiều loại khác nhau. Ở Việt Nam có một số loại phổ biến nhất định. Cùng một chi, các loại khác nhau đều sở hữu những nét chung khá tương đồng, như sau:

  • Là cây thân thảo, thân lâu năm hóa gỗ dưới gốc. Chúng có thể mọc hoang hoặc được trồng trong khu vực vườn nhà, vườn dược liệu. Khả năng bò lan của chúng khá mạnh. Thân có màu tím hoặc xanh. Chiều cao khoảng 40 – 80cm. Thân thường có lông.

Hầu hết các loại lá bạc hà đều có răng cưa.

  • Hầu hết chúng đều có hương vị đặc trưng là hơi cay, the mát vì có chứa tinh dầu. Tinh dầu chủ yếu trong loài thực vật này là menthol và menthone. Nhờ tinh dầu mà chúng cũng có mùi hương thơm mát sảng khoái. Đây gần như là đặc trưng của chúng, bất kỳ loại bạc hà nào cũng có mùi hương thư giãn và đưa tay là có thể ngửi thấy liền.
  • Lá thường có hình trứng hoặc bầu dục. Hầu hết đều có răng cưa ở viền mép lá. Chiều dài của chúng cũng tương đương nhau, khoảng 5 – 10cm, rộng 2 – 5cm.
  • Cây bạc hà có hoa. Tùy theo loại mà hoa màu tím, trắng hoặc tím hồng. Quả nhỏ, bên trong có hạt. Hạt rơi xuống có thể thành cây mới rất nhanh.

Hầu hết các loại cây trong chi bạc hà có đặc điểm khá giống nhau.

Nguồn gốc

Cây bạc hà có xuất xứ từ châu Âu và Trung Đông. Chúng gắn liền với các sử dụng thảo dược của người phương Đông từ thời cổ đại. Từ "bạc hà" bắt nguồn từ tiếng Latinh mentha, có gốc từ tiếng Hy Lạp minthe, được nhân cách hóa trong thần thoại Hy Lạp với tên nàng Minthe – một nữ thần được biến thành cây bạc hà.

Tại Việt Nam, chúng phổ biến ở khắp các vùng miền với nhiều ứng dụng hữu ích khác nhau như: ứng dụng về y học, ứng dụng trong ẩm thực và mỹ phẩm, tác dụng xua đuổi côn trùng và trang trí.

Những điều thú vị về cây bạc hà

  • Từ lâu, người ta đã coi bạc hà như một phương thuốc thảo dược, giúp xoa dịu dạ dày khi khó chịu, xoa dịu căng thẳng và lo lắng, và giúp cho giấc ngủ ngon hơn.
  • Trà bạc hà từ xưa đã được coi là một cách tuyệt vời để làm dịu cơn đau bụng, làm dịu đường tiêu hóa và giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và chuột rút.

Trà bạc hà

  • Bạc hà cũng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trong y học cổ truyền. Chúng cũng đang được sử dụng cho con người và thú y, ví dụ như làm thuốc trừ sâu hoặc đuổi côn trùng, làm chất bảo vệ chống nấm hoặc kháng khuẩn cho cây trồng.
  • Bạc hà là loại cây có sức sống mạnh mẽ, chứa đầy đủ các hợp chất mà thực vật tạo ra để tự chống lại vi khuẩn có hại, vi rút và các cuộc tấn công khác từ môi trường chúng phát triển.

Bạc hà Âu, bạc hà Pháp (cornmint) có gì khác biệt?

  • Tên khoa học: Mentha Arvensis
  • Tên tiếng Anh: Cornmint
  • Tên gọi khác: bạc hà ngô, bạc hà ruộng, bạc hà dại

Bạc hà Pháp là cây thân thảo, thân đứng, sống lâu năm, cao dưới 60cm (tuy đôi khi có những cây cao tới 1m nhưng không nhiều). Rễ mọc cả trên thân. Lá bầu dục, dài khoảng 2 – 4cm, lá có lông mịn và viền lá có răng cưa. Cây cho hoa màu tím nhạt, có khi màu trắng hoặc hồng. Cây có nguồn gốc từ châu Âu, Tây Á và Trung Á, Himalaya đến đông Xibia và Bắc Mỹ.

Hoa bạc hà Pháp

So với các loại khác, cây bạc hà Âu này có mùi đậm hơn nồng hơn. Có lẽ vì lượng tinh dầu mạnh hơn nên không chỉ dùng để gia tăng hương vị cho món ăn mà còn dùng làm tinh dầu hoặc nước rửa mặt. Mùi hương thơm, cay, the mát. Chúng chứa chiết xuất là tinh dầu menthol, phù hợp sử dụng làm gia vị và cả làm các sản phẩm chăm sóc răng miệng, tóc. Chúng cũng có các tác dụng tương tự như bạc hà nói chung.

Đặc biệt, bạc hà Âu chỉ có thể nhân giống bằng giâm cành. Vì trên thân cũng mọc rễ nên nhân giống rất nhanh. Chúng không sinh sản bằng hạt.

Rễ của bạc hà Âu mọc trên cả thân.

Phân loại bạc hà

Ngoài cây bạc hà Âu thì còn có rất nhiều loại, Mộc Nhiên sẽ điểm danh qua một số loại được tìm kiếm nhiều nhất và hiện đang có tại vườn nhé.

Khu vườn của bạn đã có đủ các loại này chưa?

Húng chanh cũng là một loại bạc hà nhé các bạn ơi!

    Cách phân biệt bạc hà và cây húng lủi

    Riêng cây bạc hà và húng lủi thường hay bị nhầm lẫn. Chúng có những điểm khác nhau về hình dáng và ứng dụng.

    • Cây bạc hà thân thẳng đứng, còn húng lủi có rễ chùm mọc dưới đất hoặc ngang thân, có xu hướng bò ngang trên mặt đất. Lá của cây húng lủi nhỏ hơn lá bạc hà, trông mặt lá như có nhiều nếp nhăn.

    Phân biệt bạc hà với húng lủi.

    • Bạc hà có hương thơm the mát, vị cay. Húng lủi cũng có hương thơm nhưng không cay như bạc hà. Cây húng lủi dùng làm gia vị chứ không có tinh dầu như các loại bạc hà.

    Ứng dụng của cây bạc hà

    Công dụng chung của bạc hà trong y học cổ truyền

    • Trị ngứa ngoài da, mề đay phát ban
    • Hỗ trợ điều trị cảm mạo, đau nhức đầu, viêm mũi, nghẹt mũi, đau họng, cảm lạnh
    • Kích thích hệ tiêu hóa, ngừa viêm loét dạ dày
    • Giảm căng thẳng, an thần
    • Bảo vệ sức khỏe răng miệng, chữa hôi miệng

    Cây bạc hà là một thảo dược rất quý trong y học cổ truyền ở nhiều nước từ xưa đến nay.

    • Giảm đau tai, mũi, họng
    • Ngăn ngừa ung thư
    • Giảm đau nhức cơ, khớp
    • Chống say xe
    • Xua đuổi côn trùng
    • Là một gia vị trong ẩm thực
    • Hỗ trợ thải độc, giảm cân
    • Làm nước detox

    Bạc hà dưới góc nhìn của y học hiện đại

    Cây bạc hà không chỉ được sử dụng theo các cách truyền thống mà chúng được đưa vào nghiên cứu nhiều trong y học hiện đại. Có nhiều công dụng đã được ghi nhận, vì thế chúng được sử dụng như một loại thảo dược chính thức và là thành phần của một số sản phẩm chăm sóc răng miệng, cơ thể, hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe.

    Thanh sáp bạc hà để hít cho dễ chịu - một sản phẩm rất phổ biến trên thị trường hiện nay.

    Theo một số thử nghiệm, liều lượng nhỏ bạc hà đủ gây tác dụng kích thích thần kinh và làm cho tinh thần hưng phấn. Vì tác dụng kích thích này mà mạch máu giãn nở, có thể tiết mồ hôi nhiều hơn và làm hạ thân nhiệt. Những tác dụng này cũng tương đương với các cách ứng dụng hạ sốt, giảm đau, an thần mà y học cổ truyền đã sử dụng lâu nay.

    Ngoài ra, dùng liều lớn sẽ kích thích tủy sống, gây tê cục bộ, tê liệt phản xạ vận động. Vì thế chúng thường có trong các loại thuốc bôi giảm đau, giúp tạm thời vùng cơ bị đau tê tại chỗ, tạo cảm giác mát rượi.

    Tinh dầu của cây bạc hà chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng nấm. Chúng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

    Nếu bạn căng thẳng và mệt mỏi, hít một hơi bạc hà để thư giãn nhé.

    Một số bài thuốc từ cây bạc hà

    Các bài thuốc ngoài da

    • Điều trị sởi khi chớm bệnh

    Điều trị sởi khi chớm có dấu hiệu hoặc đang bị mề đay: 4gr bạc hà, 4gr cam thảo, 12gr ngưu bàng tử, 4gr thuyền thoái.  Sắc uống. Có thể phối hợp với tía tô, hoắc hương. Uống liền trong 3 ngày để phòng bệnh cúm.

    • Giảm đau nhức cơ bắp

    Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà lên khu vực cơ bị đau, xoa bóp nhẹ nhàng.

    Tinh dầu từ lá bạc hà hỗ trợ giảm đau nhức.

    • Dành cho người bị chảy máu cam

    Khi bị chảy máu cam, có thể dùng vài lá giã lấy nước rồi thấm nước đó đặt vào mũi. Giữ như vậy tới khi khô, sẽ cầm máu mũi.

    • Trị ngứa ngoài da

    30gr bạc hà, 30gr thuyền thoái. Tán thành bột bột, bảo quản trong lọ. Mỗi khi dùng lấy 4gr thuốc hòa với nước ấm hoặc rượu. Thoa lên da. Ngày dùng 1 – 2 lần.

    • Làm dịu kích ứng, giảm nổi mẩn đỏ ngứa trên da

    Để sử dụng được tinh dầu bạc hà, cần pha loãng chúng với dầu nền (dầu dừa, dầu oliu). Sau đó thoa lên khu vực bị mẩn ngứa. Chúng sẽ làm dịu kích ứng. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ địa dị ứng với tinh dầu bạc hà. Có thể thử thoa lên cổ tay hoặc vùng dưới cánh tay, nếu không xảy ra phản ứng gì thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng.

    Tinh dầu giúp giảm kích ứng trên da.

    • Mặt nạ chữa mụn, sẹo, thâm trên da

    Giã nát một nắm lá, trộn với mật ong nguyên chất. Căn lượng vừa phải để tạo thành hỗn hợp sệt. Rửa mặt sạch, đắp hỗn hợp này lên da. Đắp mỗi tuần 3 – 4 lần sẽ giúp se khít lỗ chân lông, giảm sẹo thâm, giảm bã nhờn.

    Các bài thuốc về dạ dày và hệ tiêu hóa

    • Chữa chứng khó tiêu và đầy hơi

    Có thể sử dụng lá nấu với nước nóng, làm thành dạng nước như trà để trị chứng đầy hơi, khó tiêu. Các hoạt chất trong cây bạc hà hỗ trợ xoa dịu bụng, làm cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

    • Chữa tiêu chảy

    Nếu bị tiêu chảy, có thể uống nước lá bạc hà hoặc nhai lá đã rửa sạch. Tinh dầu bạc hà cũng giúp giảm bớt khó tiêu, chướng bụng.

    Bạc hà hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa rất hiệu quả.

    • Giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (gọi tắt là IBS)

    Có một số nghiên cứu và thử nghiệm về hội chứng ruột kích thích ở người. Trong các thử nghiệm này, bệnh nhân được cho uống viên nang dầu bạc hà với liệu lượng 2lần/ngày và uống trong 4 tuần. Kết quả khả quan với 50% triệu chứng đã giảm.

    Chúng cũng hỗ trợ ngăm ngừa bệnh loét dạ dày do rượu bia hoặc do việc uống thuốc giảm đau gây ra. Menthol trong tinh dầu có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

    Các bài thuốc chữa ho và cảm, sốt

    • 3 bài thuốc trị ho, cảm mạo, đau đầu

    Bài thuốc 1: 6gr mỗi loại gồm bạc hà, hành hoa, kinh giới, 4gr bạch chỉ, 5gr phòng phong. Rửa sạch, để ráo, hãm như hãm trà. Sau đó lấy nước này uống 1 – 2 lần/ngày.

    Bài thuốc 2 – Giúp ra mồ hôi chữa cảm mạo: 8gr bạc hà, 12gr thuyền thoái, 24gr thạch cao, 6gr cam thảo. Sắc lấy nước uống.

    Bài thuốc 3 – Giảm sốt, khó ngủ: 40gr thạch cao sống, 20gr bạc hà diệp. Nghiền mịn dùng dần. Mỗi lần dùng 2gr pha với nước nóng. Uống 3 lần/ngày.

    Hỗ trợ trị cảm sốt.

    • Trị bệnh đường hô hấp 

    Cách tốt nhất là xông hơi: chuẩn bị 1 tô nước nóng, nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước. Trùm kín đầu để xông mũi khoảng 10 phút. Cách này không chỉ giúp làm thoáng đường hô hấp mà còn hỗ trợ se khít lỗ chân lông.

    Các bài thuốc khác

    • Phong nhiệt gây đau đầu, đau họng, đỏ mắt

    4gr bạc hà, 12gr cương tằm, 8gr cam thảo, 8gr cát cánh, 12gr kinh giới, 8gr phòng phong. Sắc nước uống trong ngày, chia làm 2 lần.

    Trị phong nhiệt.

    • Bảo vệ sức khỏe răng miệng

    Chiết xuất trong cây bạc hà có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm. Vì thế nếu sử dụng thường xuyên sẽ giảm hôi miệng và nhiễm trùng nướu. Cách này có thể tự làm tại nhà, bằng cách nhỏ tinh dầu vào ly nước ấm súc miệng mỗi ngày, hoặc uống trà bạc hà sau khi ăn. Cũng có nhiều sản phẩm như kẹo, trà bạc hà túi lọc được bán ngoài thị trường để đáp ứng nhu cầu này.

    Các sản phẩm từ bạc hà giúp giảm chứng hôi miệng.

    Ngoài ra, nếu bị nhức răng, có thể kết hợp uống thuốc sắc từ hỗn hợp sau để giảm đau: 10gr bạc hà, 6gr bạch chỉ, 2gr hoa tiêu, 10gr cúc hoa, 10gr tàn ong.

    • Giảm buồn nôn và nôn sau hóa trị ung thư

    Mùi hương của bạc hà giúp cho một số phản ứng trong người dịu lại. Điển hình là ở những bệnh nhân sau hóa trị ung thư. Các bệnh nhân này thường sẽ có cảm giác buồn nôn. Việc hít tinh dầu bạc hà sẽ làm giảm bớt cảm giác khó chịu này.

    Mùi hương bạc hà làm giảm triệu chứng buồn nôn.

    Tương tự với hiện tượng say tàu xe, cảm giác buồn nôn và chóng mặt, đau đầu sẽ làm cho người đi tàu xe rất khó chịu. Nếu được hít tinh dầu bạc hà, phần lớn sẽ bớt đi cảm giác say xe này.

    Bạc hà giúp xua đuổi côn trùng

    Mùi hương của bạc hà rất thư giãn và tốt cho tinh thần con người nhưng ngược lại chúng lại là thứ mùi làm cho lũ côn trùng phải ngần ngại. Vì vậy, việc trồng cây bạc hà quanh vườn có thể giúp hạn chế kha khá những loại côn trùng bạn không thích. Ngoài ra, sử dụng tinh dầu bạc hà để xông phòng sẽ giúp căn phòng bạn luôn tươi mới, xua đi mùi côn trùng có mặt ở đâu đó, và cũng làm cho chúng không muốn ghé thăm nữa. Có thể thêm tinh dầu vào nước lau sàn để nhờ mùi hương mà côn trùng tránh xa.

    Cây bạc hà làm côn trùng tránh xa.

    Công dụng của cây bạc hà trong ẩm thực

    Bạc hà Âu được sử dụng trong món ăn như thế nào?

    Lá, tươi hoặc khô, là nguồn ẩm thực của bạc hà. Bạc hà Âu tươi thường được ưa chuộng hơn bạc hà khô. Lá có tính ấm, tươi, thơm, ngọt với hậu vị thanh mát, được dùng trong các loại trà, đồ uống, thạch, siro, kẹo và kem. Trong ẩm thực Trung Đông, bạc hà được sử dụng trong các món thịt cừu. Trong ẩm thực Anh và Mỹ, người ta chế biến thành nước sốt bạc hà và thạch bạc hà. Đây cũng là một thực phẩm chủ yếu trong ẩm thực Ấn Độ, được sử dụng để tạo hương vị cho món cà ri và các món ăn khác.

    Các món ăn được gia tăng hương vị nhờ lá bạc hà.

    Bạc hà là một thành phần cần thiết trong trà Touareg, một loại trà phổ biến ở các nước Bắc Phi và Ả Rập. Đồ uống có cồn đôi khi có bạc hà để tạo hương vị hoặc trang trí, chẳng hạn như julep bạc hà và mojito. Crème de menthe là một loại rượu mùi có vị bạc hà.

    Tinh dầu được sử dụng rộng rãi làm hương liệu làm thơm hơi thở như kẹo cao su, món tráng miệng và kẹo, sô cô la.

    Các món tráng miệng và ăn vặt có hương thơm của bạc hà.

    Các cách chế biến đồ uống từ bạc hà Pháp

    • Làm sirô: hãm lá như hãm trà, thêm đường phèn hoặc mật ong để làm thành sirô.
    • Trà bạc hà: cách đơn giản nhất là hãm lá với nước nóng. Có thể kết hợp với một vài lát gừng hoặc hoa cúc, mật ong.

    Tất cả các nguyên liệu này đều được sử dụng cho các trường hợp trị cảm, sốt, ho. Nếu sử dụng uống khi cơ thể mỏi mệt cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên, vì bạc hà và gừng đều là vị thuốc nóng, chỉ nên uống trong thời gian nhất định đến khi khỏe thì ngừng.

    Các loại nước kết hợp với bạc hà vừa ngon vừa bổ dưỡng.

    Ứng dụng hương thơm giúp giảm căng thẳng và đau đầu

    Các sản phẩm làm từ tinh dầu bạc hà

    Mùi hương của lá bạc hà có tác dụng giảm đau, xoa dịu thần kinh. Vì vậy, ngoài việc sử dụng lá, người ta còn làm tinh dầu và sử dụng chúng trong nhiều sản phẩm có tác dụng an thần. Có thể massage hoặc hít trực tiếp, có thể nhỏ vào trong bồn tắm trong những ngày mỏi mệt để xua tan căng thẳng. Một ly trà bạc hà ấm áp cũng có tác dụng giải tỏa cơn mệt mỏi rất hiệu quả.

    Tinh dầu bạc hà

    Tinh dầu này còn được dùng cho mỹ phẩm, như sữa tắm, nước hoa, kem trị mụn. Chúng còn được dùng để xông phòng tạo không gian thư giãn.

    Bạc hà Pháp - cách sử dụng ngoài da

    Tinh dầu bạc hà Pháp có thể thoa ngoài da để giảm các cơn đau đầu, lưu thông mạch máu và thư giãn các dây thần kinh. Sử dụng vài giọt nhỏ lên bàn tay hoặc ngón tay, đặt ở thái dương và xoa nhẹ. Có thể kết hợp thêm với tinh dầu oải hương vì oải hương có tác dụng thư giãn rất hiệu quả.

    Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn được dùng trong các sản phẩm tóc để giảm gàu và trị chí. Vì tác dụng kháng nấm nên chúng còn giúp cho chân tóc sạch và khỏe mạnh. Chúng cũng hỗ trợ làm tóc dày, ngăn rụng tóc.

    Một sản phẩm tốt cho tóc.

    Có thể trộn tinh dầu với dầu nền là dầu dừa để thoa lên da đầu, có tác dụng giảm ngứa.

    Trong các mỹ phẩm trị mụn, chúng cũng được tận dụng với đặc tính sát khuẩn, giúp cho các nốt mụn nhanh lặn đi. Nếu sản phẩm bôi thoa có bạc hà, vết thương sẽ không để lại nốt thâm trên mặt. Tinh dầu này còn có salicylic acid có tác dụng làm thoáng lỗ chân lông.

    Tinh dầu bạc hà (cornmint) những lưu ý cần thiết

    Cách bảo quản cornmint

    Tinh dầu cornmint cần được bảo quản trong lọ kín, ở nơi khô ráo, không có ánh nắng trực tiếp. Để xa tầm tay trẻ em. Tinh dầu phải có màu vàng nhạt. Nếu thấy có màu và hương vị kỳ lạ thì không nên sử dụng tiếp.

    Nếu bảo quản trong thời gian lâu dài, khi sử dụng cần chú ý tới màu sắc của tinh dầu.

    Tại sao không nên tùy ý sử dụng bạc hà?

    Nhiều loài thuộc họ bạc hà có chứa hợp chất phytocompounds mạnh, ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, đôi khi đáng kể. Ví dụ, cây xô thơm và bạc hà, ngay cả khi làm hương liệu trà hoặc thực phẩm, có thể làm giảm nguồn sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Tinh dầu của cây pennyroyal, trong lịch sử được sử dụng để gây kinh nguyệt hoặc làm thuốc phá thai, có thể gây chết người nếu ăn phải với liều lượng đủ lớn để thực hiện những mục đích đó. Và vì bạc hà có rất nhiều loại, nên khi sử dụng, hãy chắc chắn bạn đã đọc được thông tin đầy đủ về chúng nhé.

    Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai không nên sử dụng tinh dầu bạc hà.

    Một số loại bạc hà có chứa các hợp chất tác động mạnh đến thần kinh có thể gây ảo giác hoặc bán đã bị cấm ở nhiều quốc gia, cũng như một nửa số tiểu bang của Hoa Kỳ. Vì vậy,

    • Không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú.
    • Không dùng với người bị tim mạch, có các vấn đề về huyết áp, người bị trào ngược dạ dày, táo bón.
    • Nếu dùng bạc hà khi đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hạ đường huyết, cần hỏi ý bác sĩ.

    Một số lưu ý khác về cây bạc hà nói chung và cornmint nói riêng

    • Như tính chất chung của các loại tinh dầu, cornmint có thể phù hợp với người này mà không phù hợp với người khác. Vì vậy, nếu cơ địa không thích hợp, có thể gây ra phản ứng như phát ban, hạ đường huyết, hoặc xuất hiện mụn nước ở họng, mũi. Nên bắt đầu sử dụng với liều lượng nhỏ để kiểm tra độ thích ứng của cơ địa.

    Một số lưu ý khi sử dụng.

    • Tuy cornmint là thảo dược tốt nhưng khi sử dụng cần dùng đúng liều lượng và thời gian. Nếu dùng quá lâu, chúng có thể gây những tác dụng ngược.
    • Tinh dầu bạc hà không được dùng trực tiếp nếu có vết thương hở, không được cho vào mắt vì chúng rất cay và nóng đối với mắt. Kể cả khi hít cũng không nên dùng nhiều lần quá vì chúng khá nóng, có thể làm khô niêm mạc mũi.

    Cách trồng và chăm sóc cây bạc hà Pháp

    Vị trí trồng cây

    Cây bạc hà ưa nắng vừa. Vì thế có thể đặt chúng ở nơi có ánh sáng nhẹ, hoặc hứng nắng khoảng 3 – 4 giờ/ngày. Không nên để chúng phơi mình trong nắng gắt cả ngày. Nếu trồng ở trong nhà, cần cho cây ở gần cửa – nơi có thể hứng nắng trực tiếp vài tiếng trong ngày.

    Phương pháp nhân giống

    Có 2 cách cho năng suất khá cao: gieo hạt và giâm cành. Trong đó phương pháp giâm cành thông dụng hơn vì chúng nhanh hơn và cây khỏe mạnh hơn. Để giâm cành, chỉ cần chọn phần nhánh cây khỏe mạnh, giâm xuống đất. Giữ ẩm và đặt ở chỗ mát. Chúng rất dễ phát triển thành cây con.

    Đất trồng

    Ưu tiên các loại đất có mùn, giàu dinh dưỡng và tơi xốp. Chúng không ưa đất quá chặt vì sẽ làm úng rễ.

    Giá thể tơi thoáng phù hợp cho cây phát triển tốt nhất.

    Lượng nước tưới phù hợp

    Bạc hà cần đủ ẩm để phát triển. Nếu không, chúng sẽ khô héo dần và lá mới ra sẽ càng lúc càng nhỏ hơn. Tuy nhiên chúng không ưa đẫm ướt. Vì thế, cần căn lượng nước vừa phải.

    Cắt tỉa cây bạc hà

    Các loại bạc hà đều cần được thường xuyên cắt tỉa. Thân của chúng có xu hướng ngã ngang và lan ra xung quanh. Nếu ít cắt tỉa, chúng sẽ cành mảnh, ít lá và xơ xác. Việc cắt tỉa thường xuyên sẽ tạo nhiều lá tươi mới thường xuyên.

    Thu hoạch và bảo quản

    Thu hoạch, phơi khô và các cách bảo quản.

    Tốt nhất nên thu hoạch bạc hà và dùng liền, để đảm bảo lượng tinh dầu còn nhiều nhất. Ngoài việc sử dụng trực tiếp như một loại gia vị cho ẩm thực, người ta còn thu hoạch để dùng làm thuốc, làm trà và chiết xuất tinh dầu.

    Có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, các nhánh và cả hoa của cây bạc hà. Sau khi cắt, phơi khô chúng ở nơi mát, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng vì sẽ làm tinh dầu bay bớt.

    Những cách bảo quản bạc hà.

    Việc thu hoạch lá bạc hà có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Lá tươi có thể bảo quản trong túi ni lông trong tủ lạnh vài ngày. Cũng có thể được đông lạnh trong khay đá viên. Lá bạc hà khô cần được bảo quản trong hộp kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

    Tổng kết

    Từ lâu, bạc hà đã được coi là một thảo dược rất quý với nhiều tác dụng tuyệt vời. Cách sử dụng phổ biến nhất mà nhà nhà dùng được là để làm món tráng miệng, nước uống và làm rau gia vị cho một số món ăn đơn giản. Cách dùng bạc hà tuy không cầu kỳ nhưng lại mang đến quá nhiều tác dụng tốt. Vì thế, chúng được coi như một loại rau cần có trong khu vườn của mỗi gia đình. Loài thảo dược này lại dễ chăm sóc, không đòi hỏi gì nhiều và phát triển rất mạnh. Với quá nhiều ưu điểm, cây bạc hà trở thành một trong những loại cây nhất định phải có cho mỗi khu vườn.

    ©Copyright by Moc Nhien Farm

    Sản phẩm đề xuất

    Hết hàng
    Hết hàng
    Hết hàng

    Húng chanh

    25,000₫

    Hết hàng

    0₫

    Hết hàng

    0₫

     Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)
     Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)
     Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)
     Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)
     Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)
     Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)
     Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)
     Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)
     Bạc hà Pháp, Âu (Cornmint)