Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Giảo cổ lam

Ưa nắng nhiều
25,000₫ /cây 10cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 4

Mô tả

Giảo cổ lam được coi là “thần dược” có khả năng đánh bay bệnh tật, giúp cơ thể tráng kiện, kéo dài tuổi thọ. Từ xa xưa, thảo dược này đã được công nhận là một trong những dược liệu quý giá trong nhiều nền y học cổ truyền phương Đông. Nếu bạn mở “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, chúng nổi bật với 3 “chống” gồm chống mệt mỏi, chống lão hóa, chống u; 3 “giảm” bao gồm giảm căng thẳng, giảm béo, giảm nám sạm da và cuối cùng là 6 “tốt” bao hàm da dẻ tốt, sức khỏe tốt, tiêu hóa tốt, ăn tốt, ngủ tốt, tỉnh táo tốt. Liệu chúng có thực sự “thần kỳ” như vậy? Hãy cùng Mộc Nhiên tìm hiểu nhé.

  • Tên khoa học: Gynostemma Pentaphyllum
  • Tên tiếng Anh: Jiaogulan 
  • Tên gọi khác: cổ yếm, dền toòng, thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo, thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, cây trường sinh, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ

 

Giảo cổ lam – những thông tin cực kỳ thú vị

Đặc điểm của giảo cổ lam

  • Giảo cổ lam là một loại cây thân thảo, dây leo. Thân cây mảnh, có rãnh và tua cuốn.

Dây leo giảo cổ lam.

  • Lá kép hình chân vịt, mỗi cành có 3 – 7 lá. Mỗi lá có chiều dài 3 – 9cm, bề rộng 1,5 – 3cm. Hai mặt lá đều có một lớp lông tơ mịn. Mặt trên xanh sẫm và cho cảm giác thô ráp khi sờ vào, mặt dưới có màu nhạt hơn. Cuống lá có chiều dài 3 – 7cm. Khi nhìn vào sẽ dễ liên tưởng đến các ngón tay trên một bàn tay.

Lá giảo cổ lam

  • Hoa màu trắng mọc thành từng cụm tại đầu ngọn cây. Hoa không lớn lắm, các cánh xòe ra như hình ngôi sao.

Hoa giảo cổ lam

  • Quả giảo cổ lam thuộc loại quả mọng, hình cầu. Đường kính mỗi quả dao động 5 – 9cm. Khi chín quả sẽ có màu đen và mang trong mình 2 – 3 hạt dẹt.

Hoa giảo cổ lam

Phân loại

Dựa vào số lá ở đầu cành người ta chia giảo cổ lam ra thành 3 loại chính:

  • Giảo cổ lam 3 lá: loại này thường có 3 lá mỗi cành. Lá có vị ngọt khi sử dụng tươi, khi phơi khô thì vị ngọt giảm đi và không có mùi thơm. Hiện tại loại này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và ít được sử dụng trong y học.

Có 3 lá ở đầu nhánh.

  • Giảo cổ lam 5 lá: có vị đắng khi dùng tươi, khi phơi khô sẽ tỏa ra một mùi đặc trưng rất dễ nhận biết. Khi sử dụng để pha trà, vị đắng đến trước rồi sau đó ta mới cảm nhận được vị ngọt. Loại này được các chuyên gia từ trong lẫn ngoài nước nghiên cứu chuyên sâu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải lên các tạp chí uy tín.

Có 5 lá ở đầu nhánh.

  • Giảo cổ lam 7 lá: có vị đắng kể cả khi sử dụng làm trà và không có mùi thơm. Loại này rất khó uống nên ít được sử dụng. Hiện nay vẫn đang được nghiên cứu thêm.

Có 7 lá ở đầu nhánh.

  • Còn có loại 9 lá nhưng rất hiếm.

Nguồn gốc và phân bố

Theo những ghi chép cổ xưa, giảo cổ lam là một loài cây dại mọc ở độ cao khoảng 2000m. Chúng còn được tìm thấy bên trong những khu rừng thưa có khí hậu lạnh quanh năm và độ ẩm thấp tại một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Bắc Triều Tiên… và một vài nước Châu Âu khác.

Tại Việt Nam, qua cuộc thăm dò và khảo sát dược liệu năm 1997, người ta tìm thấy lượng lớn giảo cổ lam mọc hoang trên đỉnh Fansipan thuộc dãy Hoàng Liên Sơn ở độ cao 1500m. Hiện nay, loài cây này có mặt tại một số tỉnh như: Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai, Kon Tum. Tuy nhiên, chúng được trồng nhiều nhất ở các khu vực núi đá vôi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình.

Giảo cổ lam ưa khí hậu vùng cao, nhưng hiện nay chúng đã phổ biến ở nhiều khu vực khác nhau.

Tuy khí hậu tốt nhất là ở vùng núi nhưng chúng dần được đem về trồng ở nhiều nơi. Chủ yếu mỗi gia đình đều muốn có dược liệu an toàn để nấu nước uống hỗ trợ sức khỏe.

Câu chuyện lịch sử thú vị

Từ xa xưa, giảo cổ lam đã được xem như một loại dược liệu quý. Vua chúa sử dụng chúng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Ở Nhật Bản, chúng được gọi là amachazuru hay “phúc ấm thảo”. Các chuyên gia Nhật Bản công nhận là một loại thảo dược  tốt trong y học.

Đây là một loại dược liệu cực kỳ quý giá.

Đối với người Trung Quốc, từ xa xưa họ đã xem loại cây này như một loại dược liệu có thể kéo dài tuổi thọ và đặt tên cho nó là “cỏ trường thọ”. Nguyên do đến từ những cư dân vùng Quý Châu, hễ ai thường xuyên sử dụng trà này thì sống rất lâu. Ngoài ra còn có một tên gọi khác là nhân sâm phương Nam hay nhâm sâm 5 lá. Trong ngôn ngữ Hàn, cây này còn có tên dungkulcha.

Nhân sâm 5 lá.

Những ích lợi của giảo cổ lam

Sách nói gì về cây giảo cổ lam?

Theo tài liệu chữa lành của chuyên gia sức khỏe Markus Rothkranz, giảo cổ lam chứa nhiều saponin gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Được coi là “giống như nhân sâm, nhưng tốt hơn”, giảo cổ lam là phương thuốc chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Chúng giúp giảm cholesterol và huyết áp, đốt cháy chất béo, làm dịu hệ thần kinh. Chúng hỗ trợ tăng cường sức chịu đựng, điều trị mọi thứ từ huyết áp cao đến viêm phế quản. Đây còn là chất chống oxy hóa mạnh. Tác dụng chống ung thư đã được chứng minh từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Dược tính của giảo cổ lam được đánh giá rất cao.

Đặc biệt, giảo cổ lam là một chất thích nghi, có nghĩa là nó thích nghi với những gì cần thiết. Nếu cơ thể cần nghỉ ngơi, chúng khuyến khích nghỉ ngơi. Nếu cơ thể cần được cung cấp năng lượng, loại thảo mộc này cũng làm điều đó. Nó tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa căng thẳng gây hại cho cơ thể. Nó chứa một steroid thực vật tự nhiên chống viêm thành công trong điều trị viêm gan và bảo vệ gan.

300 vận động viên đã được thử nghiệm với giảo cổ lam trước một cuộc thi. Tất cả đều có sức sống mạnh mẽ hơn, phản xạ nhanh hơn và ít lo lắng hơn. Nó là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, quét sạch các gốc tự do và bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương DNA (gây ra bởi quá trình oxy hóa) dẫn đến lão hóa. Đây là nguyên nhân dẫn tới tuổi thọ 100 năm của nhiều người ở Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, chúng được coi là dược liệu kéo dài tuổi thọ.

Các tác dụng cụ thể của giảo cổ lam theo y học cổ truyền

  • Điều trị chứng đi tiểu ra máu
  • Chống viêm, chống phù nề
  • Làm tiêu khối u
  • Chống mệt mỏi
  • Chống lão hóa
  • Giảm căng thẳng
  • Giảm nám sạm da
  • Giảm béo
  • Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Giảo cổ lam dưới góc nhìn y học hiện đại

Y học hiện đại cũng công nhận những lợi ích mà loại thảo dược này mang lại.

Ngoài việc được sử dụng theo các cách truyền thống như ông cha ta đã từng, giảo cổ lam đã và đang được giới y học nghiên cứu để lý giải được công dụng.

Qua các công trình nghiên cứu, người ta đã nhận thấy giảo cổ lam có chứa hàm lượng lớn saponin và flavonoid. Những loại hoạt chất này có khả năng kích thích hệ tuần hoàn, tăng cường miễn dịch. Ngoài hai loại hợp chất trên, chúng còn chứa nhiều loại vitamin và chất xơ khác. Một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như sắt và kẽm cũng được tìm thấy với hàm lượng lớn.

Giảo cổ lam khô được bào chế thành bột.

Ngoài trà túi lọc còn có giảo cổ lam khô làm thành bột, rượu thuốc. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm chức năng dưới dạng viên nang.

Viên nang cũng được sử dụng rộng rãi.

Viên nang cũng được sử dụng rộng rãi.

Viên nang cũng được sử dụng rộng rãi.

Các nghiên cứu khoa học về giảo cổ lam

Nghiên cứu của Giáo sư Phạm Thanh Kỳ, Tạp chí Dược liệu, 2000. Kết quả: sử dụng giảo cổ lam trong 30 ngày làm giảm 71% cholesterol. Giáo sư Phạm Thanh Kỳ có nhiều nghiên cứu về loại thảo dược này. Ông đã đi đến kết luận về khả năng kìm hãm khối u và tiêu diệt tế bào ung thư của chúng.

Từ năm 2004 đến 2011, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện trong và ngoài nước. Có các kết luận về tác dụng ổn định đường huyết và giảm tổng hợp glucose ở gan.

Nghiên cứu của trường ĐH Sydney tại Úc, 2005. Kết luận giảm 44% cholesterol toàn phần, 35% LDL (cholesterol xấu), 85% triglyceride.

Nhiều nghiên cứu về giảo cổ lam đã được thực hiện và công nhận, vì vậy người ta tự tin làm ra các sản phẩm cho người tiêu dùng.

Các tác dụng cụ thể mà y học công nhận

Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp II

Saponin trong giảo cổ lam có tác dụng làm cân bằng lượng đường huyết của những bệnh nhân bị tiểu đường. Loại saponin được tìm thấy được đặt tên là Phanoside. Khi sử dụng loại cây này, các tế bào beta tuyến tụy tăng khả năng tiết insulin, đồng thời giảm khả năng đào thải insulin của tế bào. Lượng glucose được tổng hợp ở gan cũng giảm đáng kể.

Sử dụng giảo cổ lam hỗ trợ hạ đường huyết và mỡ máu.

Qua quá trình quan sát và thí nghiệm, người ta rút ra một kết luận rằng giảo cổ lam dường như không tác động đến chỉ số đường huyết ở ngưỡng bình thường. Chúng chỉ có tác dụng hạ đường huyết trên các đối tượng có lượng đường huyết cao.

Hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Giảo cổ lam có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Triglycerid – một trong các tác nhân làm tăng khả năng hình thành các mảng xơ vữa động mạch và gây ra các bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Tác dụng trên tim mạch, huyết áp

Giảo cổ lam tốt cho sức khỏe tim mạch.

Việc sử dụng giảo cổ lam sẽ kích thích sản sinh oxit nitric trong cơ thể. Đây là loại hợp chất có tác dụng tăng cường lưu thông máu. Hợp chất này là một nhân tố hữu hiệu trong việc cân bằng huyết áp, phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Ngoài ra adenosin trong cây cũng rất tốt cho tim mạch. Hợp chất này sản sinh năng lượng rất tốt, tăng sức chống chịu cho cơ tim và giúp dễ ngủ.

Tác dụng chống khối u

Chống khối u.

Đã có một vài nghiên cứu cho thấy giảo cổ lam ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của khối u. Người ta nhận ra rằng loại saponin được tìm thấy trong chúng có phản ứng mạnh với các tế bào ung thư phổi, đại tràng, bạch cầu, vú và tử cung.

Giảo cổ lam làm tăng cường hệ miễn dịch

Người sử dụng giảo cổ lam có một hệ miễn dịch tốt và lúc nào cũng tràn trề sinh lực. Nguyên nhân là saponin trong loại cây này có kết cấu tương đồng với saponin được tìm thấy trong nhân sâm. Loại saponin này cân bằng hormon nội tiết, cải thiện hệ miễn dịch và một số tác dụng bổ trợ khác.

Giảo cổ lam giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Tác dụng của trà giảo cổ lam

Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

Nguyên liệu:

  • 40gr giảo cổ lam
  • 20gr cỏ ngọt
  • Nước lọc: 1 lít

Cách thực hiện:

  • Phơi khô các loại nguyên liệu trên rồi chia thành 2 – 3 phần.
  • Cho vào ấm hãm trà và uống trong ngày.
  • Không nên sắc 2 vị thuốc trên vì như thế sẽ làm mất mùi và giảm dược tính.

Nước nấu từ giảo cổ lam hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Giúp mát gan và điều trị bệnh gan

Nguyên liệu:

  • 30gr giảo cổ lam
  • 30gr xạ đen
  • 20gr cà gai leo
  • Bình giữ nhiệt hoặc bình cách thủy

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào bình giữ nhiệt, sau đó thêm 1,5l nước sôi.
  • Đậy kín nắp trong 30 phút rồi đem ra sử dụng.

Chúng hỗ trợ làm mát gan, giải độc.

Hỗ trợ điều trị mỡ máu

Nguyên liệu:

  • 25gr thìa canh
  • 25gr giảo cổ lam

Cách thực hiện:

  • Dùng 2 lít nước cho vào ấm đun chung với 2 vị thuốc trên.
  • Khi lượng nước còn khoảng 800ml thì dừng lại.
  • Chia lượng nước trên thành 3 phần và sử dụng hết trong ngày.

Kết hợp sắc cùng với thảo dược khác để trị bệnh.

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam

  • Không nên dùng trà giảo cổ lam trước khi ngủ. Nó có khả năng kích thích hệ thần kinh, gây cảm giác hưng phấn dẫn đến mất ngủ.
  • Trà nên sử dụng hết trong ngày. Không nên để qua hôm sau vì nó có thể biến chất gây đầy bụng.
  • Liều lượng khuyến cáo sử dụng trong ngày: 20gr, tối đa 60 – 70gr. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tụt đường huyết đột ngột. Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, sử dụng giảo cổ lam sau khi ăn no là thời điểm thích hợp nhất.

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam.

  • Nếu cảm thấy khô miệng, nóng trong người, huyết áp tăng nhẹ hay khát nước sau khi dùng thì nên uống thêm một chút nước lọc, các triệu chứng trên sẽ tự hết.
  • Không được sử dụng liên tục quá 4 tháng liên tiếp.

Những đối tượng không nên dùng giảo cổ lam:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người mắc các bệnh tự miễn.

Một số đối tượng không nên sử dụng.

  • Trước khi phẫu thuật cần ngưng sử dụng trước 2 tuần vì giảo cổ lam có liên quan tới việc làm chậm quá trình đông máu.
  • Người đang sử dụng thuốc làm giảm hệ miễn dịch, thuốc làm chậm đông máu.
  • Nếu đang điều trị bệnh và uống thuốc khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cách trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam

Không quá khó để có một chậu giảo cổ lam sử dụng trong gia đình.

Chọn giống và nhân giống

Hiện tại có 3 loại được nhiều người biết đến. Tuy nhiên loại 5 lá có nhiều lợi ích và giá trị nhất so với các loại trên.

Có hai phương pháp nhân giống: giâm hom và gieo bằng hạt. Phương pháp giâm hom vẫn được ưa chuộng vì đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhân giống cho cây giảo cổ lam.

Nhân giống cho cây giảo cổ lam.

Đất trồng

Ưu tiên sử dụng các loại đất có độ ẩm cao, đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn giàu dinh dưỡng. Đất trồng nên được làm sạch cỏ dại, tơi xốp và có độ thoát nước cao.

Nếu không có đất nền, có thể dùng các loại thùng xốp, khay, chậu… Nên chọn chậu phù hợp với kích thước cây và phải đảm bảo có độ thoát nước tốt (đục lỗ dưới đáy giá thể).

Giá thể tơi xốp giúp cây phát triển tốt nhất.

Yêu cầu về nước

Thường xuyên tưới nước và giữ cho đất ẩm để tạo điều kiện tốt cho cây phát triển. Tuy nhiên, tránh tưới quá nhiều khiến cây bị úng nước.

Giảo cổ lam cần một lượng nước vừa đủ, tránh để cây bị úng.

Bón phân

Khi tiến hành làm đất cho cây, bón lót bằng phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục. Nên bón một lần sau khi đem cây về trồng khoảng 20 ngày. Giữa các lần bón phân tiếp theo cách nhau khoảng 20 ngày. Đảm bảo thời gian bón phân trước khi thu hoạch ít nhất 20 ngày. Lưu ý tránh bón quá sát thời điểm thu hoạch vì dược liệu sẽ bị tồn đạm không tốt cho sức khỏe.

Không nên bón phân cho cây giảo cổ lam sát ngày thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây để phát hiện kịp thời một số loại sâu có thể gây hại cho cây.

Thu hoạch và bảo quản

Có thể sử dụng toàn bộ cây (trừ rễ) để làm dược liệu. Bộ phận thường dùng của cây giảo cổ lam là lá và cành non. Mùa hè là thời điểm cây được thu hái nhiều nhất.

Thu hoạch giảo cổ lam.

Khi thu hoạch, cắt lấy toàn bộ cây, chừa lại phần gốc cách mặt đất khoảng 20 – 30cm để cho cây phục hồi và phát triển. Có thể kết hợp thu hoạch vào những ngày có nắng gắt để đảm bảo việc phơi cây diễn ra thuận lợi, giữ cho màu cây được xanh tự nhiên và không bị mất mùi đặc trưng.

Phơi khô dược liệu.

Sau khi thu hoạch về, đem cây rửa trong nước sạch để loại bỏ bụi đất. Cắt cây thành những đoạn nhỏ 2 – 3cm rồi đem sấy hoặc phơi khô. Đảm bảo độ ẩm của dược liệu ở ngưỡng 12%. Lá đem cắt nhỏ hoặc nghiền thành bột. Cách phổ biến nhất là dùng pha trà.

Sử dụng những nơi thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo để bảo quản thành phẩm. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời sâu gián, mối mọt làm hư hao dược liệu.

Các hình thức bảo quản và bào chế dược liệu giảo cổ lam.

Các hình thức bảo quản và bào chế dược liệu giảo cổ lam.

Tổng kết

Giảo cổ lam đúng thật là một loại dược liệu đáng trân quý. Với khả năng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh thường gặp như tiểu đường hay mỡ máu, nó trở thành “thuốc tiên” đối với những bệnh nhân gặp phải những loại bệnh này. Cách sử dụng cũng khá đơn giản và có nhiều ích lợi đối với sức khỏe. Việc chăm sóc cây không chiếm nhiều thời gian. Với nhiều ưu điểm đó, rất nên có một vài cây để tăng cường sức khỏe cho cả gia đình.

Tuy nhiên, loại thảo dược này không thể thay thế cho các loại thuốc đặc trị các loại bệnh kể trên. Nếu muốn sử dụng để điều trị bệnh, xin vui lòng nhận sự tư vấn của bác sĩ.

Giảo cổ lam - dược liệu

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Lá mơ lông

25,000₫

Húng chanh

25,000₫

Hết hàng

Sương sáo

25,000₫

Hết hàng

0₫

 Giảo cổ lam
 Giảo cổ lam
 Giảo cổ lam
 Giảo cổ lam
 Giảo cổ lam
 Giảo cổ lam
 Giảo cổ lam
 Giảo cổ lam
 Giảo cổ lam
 Giảo cổ lam