Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây mắc mật

Ưa nắng nhiều
35,000₫ / cây 12 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 11

Mô tả

Hương vị của lá mắc mật từ lâu đã là một dấu ấn đặc trưng của các món ăn vùng cao Đông Bắc. Nếu có dịp ghé thăm nơi ở của người dân tộc vùng núi như Cao Bằng hay Lạng Sơn, rất dễ nhận thấy trong các món ăn, đặc biệt là các món đặc sản như lợn quay, vịt quay có một mùi vị rất lạ nhưng cũng rất thơm. Đây chính là một trong những nguyên liệu tạo nên sức hút cho ẩm thực vùng này. Điều thú vị gì ẩn sau cái tên lạ lẫm ấy? Hãy cùng Mộc Nhiên tìm hiểu nhé.

  • Tên khoa học: Clausena Indica
  • Tên gọi khác: mác mật, mắc mật, mác một, mắc một, móc mật, hồng bì núi (tiếng Kinh), củ khỉ, dương tùng

 

Đặc điểm của lá mắc mật

Mắc mật có khả năng sinh trưởng tốt ở trên các sườn núi ở độ cao khoảng từ 200 – 600m với nhiệt độ khoảng 20 – 25  độ C. Dưới điều kiện và khí hậu thích hợp, cây có thể đạt đến chiều cao 7m và giảm dần cho đến 3m.

Các cành thường mọc thấp, cành mới sẽ có màu xanh nhạt và có lông tơ rải rác. Một trong những đặc điểm để nhận biết là thân có những nốt sần và vỏ có màu xám đen.

Lá của cây mắc mật mọc từ thấp lên cao.

Lá mắc mật có hình lông chim, thuôn dài, mọc so le nhau, nhọn ở hai đầu. Viền lá có nhiều khía răng cưa nhỏ. Mặt trên lá xanh, nhẵn, bóng. Mặt dưới thì có màu nhạt hơn và có thêm lớp lông tơ gây cảm giác thô ráp khi sờ vào.

Lá hình lông chim.

Cây mắc mật cho hoa màu trắng xanh cùng với mùi hương rất dễ chịu. Thông thường hoa trên cây sẽ mọc thành nhiều cụm. Mỗi bông hoa có khoảng 4 – 5 cánh. Cây ra hoa trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6.

Hoa mắc mật.

Quả mắc mật có hình dáng tương tự như quả hồng bì hay nhãn. Khi còn xanh, quả có màu xanh lục và dần chuyển sang màu nâu tím khi chín. Khi mỗi quả mắc mật được cắt ra, một mùi thơm nhẹ đến từ tinh dầu ethanol chứa trong quả cùng với 2 – 4 hạt có thể được sàng lọc để nhân giống. Thời điểm người Tày thu hoạch quả này rơi vào khoảng tháng 7 – 9.

Quả rất giống quả nhãn.

Nguồn gốc và phân bố cây mắc mật

Cây lá mắc mật có điều kiện sinh trưởng khá đặc biệt. Nó thường chỉ có thể được tìm thấy ở một số vùng trên thế giới như khu vực Nam Á và quần đảo Thái Bình Dương. Tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới, chúng xuất hiện ở các sườn núi có độ cao dưới 1000m. Một số quốc gia trồng với quy mô lớn ở Nam Á phải kể đến Trung Quốc, Thái Lan, Lào và cả Việt Nam.

Ở nước ta, khu vực vùng núi phía Đông Bắc là một trong những nơi đắc địa để chuyên canh. Trong đó có Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thái Nguyên… Đã có nhiều chuyên gia từng thử nhân giống loại cây này ở các khu vực có điều kiện môi trường khác nhưng đều gặp trường hợp cây chết yểu. Tuy nhiên, sau này, vì nhu cầu về thảo dược lớn, đã có nhiều thử nghiệm thuần hóa tại các khu vực khác. Việc thay đổi thành phần giá thể và phân bón quả thực đã có hiệu quả. Vì thế, chúng đang dần được đưa về vườn gia đình để trồng.

Cây mắc mật phân bố ở nhiều nơi.

Cái tên “mác mật, mác một” do người dân tộc Tày dùng. Đồng thời người Thái Lan lẫn người Lào cũng phát âm là mắc mật (mak mod), tạm dịch là “quả kiến”.

Công dụng của cây mắc mật

Bộ phận sử dụng, thu hái và chế biến

  • Hai công dụng lớn nhất của mắc mật là chữa bệnh và tăng hương vị cho các món ăn.
  • Người ta tìm đến mắc mật vì mùi thơm đặc trưng. Mùi hương có nguồn gốc đến từ hàm lượng tinh dầu chứa trong cây. Hàm lượng tinh dầu tập trung nhiều nhất ở lá và quả.

Lá và quả mắc mật được sử dụng nhiều nhất.

Lá và quả mắc mật được sử dụng nhiều nhất.

  • Bộ phận dùng: lá, cần được rửa sạch bằng nước. Có thể dùng trực tiếp hoặc phơi hay sấy khô để bảo quản lâu dài. Quả thường được dùng ngay hoặc phơi khô khi quả chín để bảo quản.
  • Lá và quả thường được sử dụng để làm gia vị cho một số món ăn. Đặc biệt được dùng nhiều ở quê hương vùng núi Đông Bắc. Ngoài ra, tinh dầu được chiết xuất từ loại cây này cũng có thể được tìm thấy trên thị trường.
  • Một số sản phẩm đặc trưng gắn liền với cây mắc mật: lá mắc mật sấy khô, tinh dầu mắc mật.

Một số cách sử dụng lá mắc mật.

Một số cách sử dụng lá mắc mật.

Lá và quả mắc mật  ứng dụng trong ẩm thực

Lá mắc mật: do mùi thơm đến từ tinh dầu trong lá mắc mật rất dễ chịu và cũng dễ tìm nên nó thường được dân bản địa sử dụng kèm trong các món như vịt quay, gà quay, lợn quay, cá kho… Ngoài ra, lá còn có thể được sử dụng để khử mùi tanh cho các món cá.

Một số món ngon có sử dụng lá mắc mật: thịt heo nướng lá, thịt bò kho lá, bao tử nhồi lá, cá hoặc bồ câu nướng lá…

Lá mắc mật là loại gia vị tuyệt vời để khử mùi tanh và tăng hương thơm cho món ăn.

Lá mắc mật là loại gia vị tuyệt vời để khử mùi tanh và tăng hương thơm cho món ăn.

Quả mắc mật: người Tày thường phơi khô quả, sau đó giã nhuyễn cả hạt. Chúng được dùng như một loại gia vị để ướp cho các món ăn.

Các cách sử dụng quả mắc mật.

Các cách sử dụng quả mắc mật.

Các cách sử dụng quả mắc mật.

Công dụng của lá mắc mật đối với sức khỏe

Bảo vệ gan, lợi mật

Tinh dầu ethanol trong lá mắc mật là một thành phần quan trọng. Nó có tác dụng quan trọng việc ngăn ngừa một số bệnh về gan. Ethanol khi được hấp thụ vào cơ thể có tác dụng ức chế men gan rất hiệu quả. Vì vậy, thảo dược này thường được kết hợp cùng các vị thuốc dân gian khác trong Đông y để chữa các bệnh liên quan tới gan.

Lá mắc mật bảo vệ gan, mật.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Nếu hệ tiêu hóa của bạn thường xuyên hoạt động không ổn định và có triệu trứng như ợ chua hay đầy hơi thì nên sử dụng lá mắc mật. Các hoạt chất trong lá có khả năng giữ cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.

Sử dụng lá mắc mật tốt cho hệ tiêu hóa.

Chống viêm, giảm đau

Khi các mô cơ thể bị tổn thương, sẽ xuất hiện một cơ chế phản hồi được gọi là “viêm”. Tại khu vực viêm sẽ diễn ra quá trình xâm nhập của tác nhân gây viêm, các mô sẽ bị tổn thương, sau đó phát sinh rối loạn tuần hoàn và gây ra triệu chứng đau nhức.

Tinh dầu ethanol bên trong lá mắc mật có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa. Tác dụng này đẩy lùi các tác nhân có khả năng làm tổn thương đến cơ thể như vi khuẩn, vi sinh vật, virus… Đối với những ai đang bị các loại bệnh viêm nhiễm, sau khi sử dụng sẽ thấy tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.

Tinh dầu từ lá mắc mật hỗ trợ giảm đau.

Cách trồng và chăm sóc cây lá mắc mật

Hai phương pháp phổ biến: nhân giống từ hạt và ghép cây.

Phương pháp nhân giống

Nhân giống từ hạt

  • Sàng lọc và kiểm tra kỹ hạt giống. Chọn những hạt khỏe mạnh và ít sâu bệnh nhất rồi đem phơi ở những khu vực thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng 2 – 3 ngày.
  • Bỏ những hạt đã phơi vào một chậu nước ấm trong khoảng 5 – 6  giờ.
  • Chuẩn bị giá thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Cho hạt vào giữa bầu giá thể rồi vun đất lại và tưới một chút nước để giữ ẩm cho bầu đất.

Nhân giống từ hạt.

  • Tưới đẫm nước hai lần mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối.
  • Nếu cây con xuất hiện khoảng 3 – 4 cặp lá, có thể đưa ra ánh nắng nhẹ. Sau vài tuần, nhìn thân cây đã cứng cáp, chuyển sang chậu lớn hơn và trồng như một cây con bình thường.

Phương pháp ghép cây

  • Chọn những cây từ hạt trong khoảng 16 – 18 tháng tuổi, đường kính gốc dao động từ 1 – 1,5cm để tiến hành ghép. Vị trí thích hợp để ghép là cách mặt đất 20 – 30 cm.

Ghép cây.

  • Dùng dao rạch từ vị trí ghép sâu vào trong khoảng 1cm. Những cành phù hợp được lấy từ cây mẹ cho ra nhiều quả, có khả năng sinh trưởng tốt. Độ dài cành ghép khoảng 10 cm và phía gốc cành nên được vạt theo hình sao để thuận lợi cho việc cắm vào gốc ghép. Sau đó dùng dây nilon để cố định lại.
  • 15 – 20 ngày sau khi tiến hành ghép, hạn chế tưới nhiều nước. Sau khoảng 6 – 8 tháng có thể đem đi trồng.

Cách trồng và chăm sóc

Chọn chậu

Nếu không có một mảnh vườn nhỏ hay khoảng sân trống thì sử dụng chậu, thùng xốp hay khay... đều được. Cần đảm bảo độ thoát nước cho cây bằng cách đục  lỗ dưới đáy chậu. Ưu tiên chọn chậu phù hợp với kích thước cây, đảm bảo cây có đủ đất để bén rễ cũng như phát triển tốt nhất.

Cây có thể được hạ thổ hoặc trồng chậu.

Đất trồng

Cây mắc mật không kén đất trồng. Một số loại đất có khả năng tương thích cao với cây như đất đỏ, bazan hay đất thịt pha cát đều có thể dùng được. Ngoài ra, cần lưu ý chọn loại có khả năng thoát nước tốt như các loại đất đồi hay nương rẫy. Đất phù sa ven sông, suối cũng tối đa hóa khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.

Giá thể cần tơi xốp và đủ ẩm.

Tưới nước

Do khả năng chịu hạn của cây mắc mật rất tốt nên không cần thiết phải tưới quá nhiều nước. Tuy nhiên, vào mùa khô vẫn nên tăng cường tưới nước để cây có thể phát triển tốt hơn.

Bón phân

Sau khi đem cây về trồng được 1 – 2 tháng là có thể sử dụng phân đạm (pha loãng 1 – 2%) để bón cho cây. Bón giãn cách, một tháng bón một lần cho cây có thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bón phân hữu cơ cho cây lá mắc mật.

Cắt tỉa và tạo tán

Để tán cây không mọc quá rộng, chiếm diện tích của các cây khác thì cần phải tạo tán. Trong hai năm đầu, cắt ngọn 1 – 2 lần, loại bỏ những cành nhỏ hay những cành vượt tán để dễ chăm sóc. Việc cắt tỉa các cành nhỏ, thừa cũng giúp cho dinh dưỡng tập trung vào những cành khỏe nhất.

Thời gian đầu cần cắt tỉa để tạo tán cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Mắc mật rất hiếm khi bị sâu bệnh nhưng cũng không nên chủ quan. Nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình trạng cây. Kịp thời phòng tránh một số loại sâu bệnh có thể làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển.

Thu hoạch và bảo quản

Đối với quả: chỉ thu hoạch khi quả trên cây đã chín đều và thu hoạch từng cây một. Quả tươi có thể ngâm với muối, ớt để giữ độ tươi và sử dụng quả được lâu hơn. Ngoài ra còn có thể bóc vỏ, phơi khô quả rồi xay thành bột để sử dụng làm gia vị cho các món ăn.

Thu hoạch lá và quả mắc mật rồi đem phơi.

Một cách để bảo quản và sử dụng quả.

Đối với lá: đem rửa sạch với nước sạch để loại bỏ bụi đất.  Có thể sử dụng trực tiếp hoặc phơi khô để bảo quản lá mắc mật trong thời gian dài.

Thu hoạch lá và quả mắc mật rồi đem phơi.

Thu hoạch lá và quả mắc mật rồi đem phơi.

Tổng kết

Trước đây, không phải ai cũng có cơ hội được nếm thử những món ăn hấp dẫn đặc trưng ở vùng Đông Bắc. Bây giờ, khi lá mắc mật đã có thể được trồng ngay tại vườn nhà, sẽ có rất nhiều món ngon xuất hiện trong bữa ăn của chúng ta. Đây quả thực là một điều vô cùng hấp dẫn. Không chỉ thế, chúng cũng dễ trồng và còn có nhiều tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa nữa.

Trồng cây mắc mật tại vườn nhà.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

Dâu tằm A1

25,000₫

Lá cách

25,000₫

Hết hàng
Hết hàng

0₫

Lá giang

45,000₫

Hết hàng

Húng chanh

25,000₫

 Cây mắc mật
 Cây mắc mật
 Cây mắc mật
 Cây mắc mật
 Cây mắc mật
 Cây mắc mật
 Cây mắc mật
 Cây mắc mật