Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Sâm đất 3 cạnh

Ưa nắng nhiều
20,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 2

Mô tả

Nhắc tới sâm, hầu hết người ta sẽ nghĩ tới một loại thuốc quý, rất bổ và có giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, sâm đất 3 cạnh rất có giá trị, với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều làm người ta thích nhất là chúng rất dễ trồng và hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ đem tới những thông tin hữu ích nhất về loài thảo dược quý mà không hiếm này. Đồng thời Mộc Nhiên Farm cũng phân biệt các loại sâm để tránh nhầm lẫn. 

  • Tên khoa học: Talinum triangulare (Jacq.), Talinum fructicosm
  • Tên tiếng Anh: Ceylon spinach, waterleafSurinam purslanePhilippine spinachFlorida spinachpotherb fame flowerLagos bologisweetheart
  • Tên gọi khác: thổ nhân sâm 3 cạnh, sâm sam, sâm mồng tơi

 

Các loại sâm đất dễ gây nhầm lẫn

  • Sâm đất (Thổ nhân sâm) – Talinum patens, Talinum paniculatum: được trồng để lấy lá và rễ, trong đó rễ được coi là vị thuốc rất quý nên thường được dùng trong các bài thuốc nam và ngâm rượu. Lá dùng trong các món ăn.
  • Sâm đất 3 cạnh (Thổ nhân sâm 3 cạnh) – Talinum triangulare, Talinum fructicosm: Thường được trồng chủ yếu lấy lá làm rau vì rất tốt cho sức khỏe, cây cũng cho nhiều lá non mềm hơn so với loại bên trên. Ngược lại, củ ít phát triển nên chưa thấy thông tin nói về củ của loại này.

1 loại lấy lá, 1 loại lấy cả lá và củ.

  • Khoai sâm – Smallanthus sonchifolius: còn gọi là địa tàng thiên, dân gian hay gọi là khoai sâm, sâm khoai hoặc shin cô. Cây được trồng để lấy củ.

3 loại hay bị nhầm lẫn.

Sâm đất (thổ nhân sâm)

Đặc điểm của cây sâm đất

  • Thân thảo, chiều cao khoảng dưới 1m. Thân và nhánh nhẵn hoàn toàn. Cây phân nhánh từ gốc.
  • Lá dày, mọng nước, nhẵn bóng. Lá dài khoảng 5 – 7cm, rộng khoảng 2,5cm.
  • Hoa màu hồng, thường mọc thành chùm ở đầu nhánh. Chùm hoa dài khoảng 30cm.

Cây thổ nhân sâm

  • Cây có quả nhỏ, khi chín có màu xám hoặc đỏ nâu.
  • Rễ lâu năm hóa củ. Củ giống củ nhân sâm, phình to và nhiều thịt.
  • Bộ phận dùng: lá, củ, rễ. Nên thu hoạch rễ sau khi trồng 1 năm, rễ càng già càng tốt.
  • Tính vị: vị ngọt, tính bình.

Cây sâm đất phân bố ở đâu?

Thổ nhân sâm xuất phát từ các vùng châu Mỹ nhiệt đới. Ở Việt Nam, chúng mọc dại ở các vùng núi đá vôi. Cây ưa ẩm, ưa sáng, khả năng sinh trưởng rất mạnh. Nguồn sâm đất trong tự nhiên giờ đã không còn nhiều như trước vì nạn phá rừng. Tuy nhiên, vì ý thức được các đặc tính tốt của nó nên những năm gần đây người ta đem về vườn thuốc và vườn gia đình để trồng và nhân giống rộng.

 

Cây thổ nhân sâm có nhiều dược tính tốt và là một vị thuốc trong Đông y.

Củ sâm đất có tác dụng gì?

Với truyền thống lâu đời là dùng thuốc từ tự nhiên, sâm đất từ lâu đã là một trong những vị thuốc quý. Củ và rễ của chúng được ví với nhân sâm Trung Quốc. Chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm, các vấn đề về ho, phổi, gan và thận. Ngoài ra còn giúp chữa bệnh liên quan tới đường huyết.

Không chỉ là cây thuốc quý, chúng còn là món ăn ngon và bổ dưỡng. Đối với rễ, thường sẽ được phơi khô và sử dụng trong các bài thuốc theo chỉ định. Lá thì có nhiều cách dùng đơn giản hơn.

Củ được coi là nhân sâm của người nghèo.

Cách sử dụng cây sâm đất

Dân gian coi thổ nhân sâm là nhân sâm của người nghèo vì cây có thể mọc dại, không tốn chi phí mua. Sử dụng chúng như một loại thuốc bổ đã trở thành thói quen dân dã. Ở nhiều nơi, cây còn là một loại thực phẩm. Có rất nhiều cách sử dụng, như:

  • Rau sâm: dùng lá và thân để luộc, xào hoặc nấu canh, trộn gỏi.
  • Củ có thể tán bột dùng như trà, hoặc ép nước, sấy khô dùng như dưa chua lên men.
  • Ngâm rượu từ củ và rễ.
  • Cách bảo quản rễ: Rễ phơi, sấy khô và cất trong túi zip. Khi cần dùng, ngâm rễ vào nước đường hoặc nước gừng, sau đó thái mỏng. Rễ có thể sắc uống, ngâm rượu hoặc pha thành trà uống hàng ngày. Cũng có thể xé nhỏ rễ làm gỏi hoặc nấu canh.

Món ăn từ rau sâm.

Lưu ý khi sử dụng sâm đất

  • Không nên hầm quá nhừ vì sẽ làm rễ/củ mất đi chất bổ.
  • Việc sử dụng rau sâm để ăn nên được khuyến khích. Riêng với rễ, vì rất bổ nên nếu không thật sự cần thì chỉ nên dùng có giới hạn hoặc theo chỉ định của thầy thuốc.
  • Nếu dùng chung với các loại thuốc khác, nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Rễ và củ sâm đất - nguồn dinh dưỡng quý giá.

Một số bài thuốc từ củ sâm đất (thổ nhân sâm)

Các bài thuốc bổ

  • Bổ khí huyết – dành cho người suy nhược:

Bài 1: 40gr sâm đất và 400ml nước, sắc tới khi còn 150ml, uống 2 lần/ngày. Uống liên tục 10 ngày.

Bài 2:

  • 30 – 50 gr củ sâm đất.
  • Ý dĩ, hạt sen, bạch truật, củ mạch môn:  sao lên, mỗi thứ 12gr.
  • 8gr đương quy, 8gr thục địa, 6gr táo nhân: sao đen.
  • Sắc nước uống trong ngày.
  • Người mới ốm dậy, sau phẫu thuật: 300gr sườn heo, 200gr hoàng kỳ, 200gr sâm đất.

Cách thực hiện: Trụng sơ xương để vớt bọt và làm trong nước. Sắc riêng hoàng kỳ lấy nước. Sau đó cho hoàng kỳ và sườn heo vào nồi. Thêm nước, nấu nhỏ lửa. Khi nhừ, cho sâm đất vào nấu 5 – 10p. Nêm gia vị. Ăn 2 – 3 lần/tuần

  • Mỏi mệt, yếu sức: 30gr sâm đất, 1 con mực, ½ nước + ½ rượu. Tất cả hầm chín, dùng làm 2 lần.

Các bài thuốc từ củ và rễ có tính hỗ trợ điều trị khá tốt.

Các bài thuốc trị ho

  • Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày: sâm đất, hà thủ ô trắng, thông thảo, mỗi vị 20gr, một con gà nhỏ khoảng 400gr.

Cách chế biến: Hầm gà với các nguyên liệu trên, khoảng 80 phút. Khi phần nước có màu trắng sữa, gà chín nhừ, hớt bỏ mỡ. Ăn kèm với muối và hạt tiêu.

  • Ho khạc ra máu: 30gr sâm đất, 50gr đường phèn, sắc uống.
  • Chữa bệnh phổi, ho, sốt nóng: 9 – 15gr rễ sâm đất, 60gr đường kính. Sắc nước uống.

Lá thổ nhân sâm cũng dùng làm thuốc.

Các bài thuốc khác

  • Hỗ trợ chứng tiểu tiện nhiều, đái tháo đường: 60gr sâm đất, 60gr kim anh tử, sắc với 550ml nước tới khi còn 250ml thì ngưng. Phần nước sắc được uống 2 lần/ngày. Uống liên tục 5 ngày.
  • Chữa trẻ em tỳ hư, tiêu chảy: 150gr sâm đất, 60gr gạo tẻ. Sao vàng lên. Sau đó ghiền thành bột. Ngâm với mật ong làm thành hoàn viên. Sử dụng hàng ngày. Mỗi lần 50gr, 2 lần/ ngày.
  • Chữa mồ hôi trộm: 60gr sâm đất, ½ dạ dày heo.

Cách chế biến: Dạ dày làm sạch để ráo, hầm với sâm. Nấu tới khi chín nhừ, ăn kèm với muối và hạt tiêu.

Từ rất lâu cây thổ nhân sâm đã được coi là một vị thuốc trị bệnh.

  • Tỳ hư tiêu chảy, sản phụ thiếu sữa: 30gr sâm đất, 15gr đại táo, sắc uống. Lấy lá sâm đất trộn với dầu ăn như salad, hiệu quả tạo sữa.
  • Táo bón lâu ngày: 30gr lá sâm đất, 30gr lá vông non, 30gr vừng đen đã rang cho nổ, 20gr rễ đinh lăng, lá thiên lý non. Tất cả cho vào đun thành canh uống.
  • Ung nhọt: giã nhuyễn lá sâm đất, trộn với đường đỏ, đắp lên vị trí bị ung nhọt.  
  • Chữa bệnh gan:

Cách 1: uống trà lá sâm.

Cách 2: dùng lá nấu canh, tán bột để pha nước.

Vừa là món ăn vừa là bài thuốc.

Rượu sâm đất (thổ nhân sâm)

    Tác dụng của rượu sâm đất

    • Tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ người bị suy nhược
    • Lợi  tiểu
    • Giúp ngon miệng, an thần.
    • Hỗ trợ bệnh xương khớp.

    Cách ngâm rượu với sâm đất khô

    • Nguyên liệu: củ sâm đất khô, rượu nếp trắng.
    • Chuẩn bị: rửa sạch củ sâm đất, phơi khô, để ráo. Thái củ sâm thành từng lát mỏng khoảng 0,5cm. Phơi khoảng 5 – 7 nắng. Sao vàng củ, để nguội.
    • Ngâm rượu theo tỷ lệ: 1kg sâm đất với 20l rượu.

    Ngâm rượu thổ nhân sâm.

    Cách ngâm rượu với sâm đất tươi

    • Nguyên liệu: sâm đất tươi, rượu nếp trắng.
    • Chuẩn bị: rửa sạch củ sâm đất, vì chúng mọc sâu dưới đất nên có thể cần dùng bàn chải chà nhẹ mới sạch. Để ráo và ngâm nguyên củ.
    • Thực hiện: xếp củ sâm tươi ráo vào bình. Xếp theo chiều thẳng đứng, dốc đầu xuống dưới. Ngâm theo tỷ lệ 1kg củ sâm với 5l rượu. 
    • Rượu sâm đất có thể dùng sau 3 – 6 tháng.

    Rượu trong uống ngoài thoa.

    Một số lưu ý khi ngâm rượu sâm đất

    • Sâm tươi phải để nguyên củ, không cắt lát. Chọn củ tươi, nguyên vẹn, không bị nấm mốc. Nếu có củ to càng chất lượng.
    • Nếu là sâm khô phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dưới 1 tháng.
    • Nên ngâm trong bình sành hoặc thủy tinh để chất lượng rượu ngon hơn.
    • Nên dùng rượu nếp trắng khoảng 40 độ để cho bình rượu ngon nhất.
    • Nếu bình rượu nổi váng, bị ẩm thì nên bỏ đi ngâm lại.

    Sâm đất tuy bổ nhưng kể cả rượu hay nước uống đều cần dùng vừa phải. Tốt nhất nên có hướng dẫn của thầy thuốc khi cần điều trị bệnh.

    Liều dùng

    • Chỉ nên uống dưới 50ml mỗi ngày, có thể chia làm 2 lần.
    • Không nên uống khi đang đói bụng. Tốt nhất nên uống trong bữa ăn hoặc sau khi ăn.
    • Tránh lạm dụng uống quá nhiều.

    Sâm đất 3 cạnh (Thổ nhân sâm 3 cạnh)

    Đặc điểm của sâm đất 3 cạnh

    • Sâm đất 3 cạnh là loại cây thân thảo, chúng thường mọc thành cụm, được coi là một loại rau ăn lá. Bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, cây phát triển nhanh như một loài cỏ dại. Thoạt nhìn giống thổ nhân sâm nhưng có những đặc điểm riêng biệt.
    • Giống sâm đất 3 cạnh này được trồng để lấy lá. Lá của chúng giòn, thơm và bổ dưỡng. Cây có thể cao tới 1,5m.
    • Hoa màu hồng, nhỏ xíu và có 5 cánh. So với hoa của thổ nhân sâm thì hoa sâm đất 3 cạnh có phần lớn hơn. Cây này cũng cho ít hoa hơn và cho nhiều lá.
    • Lá trơn nhẵn hai mặt, mọng nước. Màu xanh đậm. Khi cắt, lá sẽ chảy ra dịch dính. Chất dính này là hàm lượng pectin cung cấp chất xơ.

    Phân biệt sâm đất 3 cạnh và thổ nhân sâm.

    Công dụng của cây sâm đất 3 cạnh

    Nếu sâm đất (thổ nhân sâm) đã được sử dụng trong Đông y như một loại thuốc quý, thì giống sâm đất 3 cạnh này vẫn còn đang được nghiên cứu và khám phá vì lợi ích sức khỏe tiềm năng của chúng. Các nhà khoa học đã công nhận chúng là một nguồn tổng hợp các chất có lợi cho sức khỏe.

    Lá là nguồn cung cấp vitamin A, E, thiamine, riboflavin, niacin, canxi, magie, kali, sắt, kẽm. Chúng cũng là một nguồn cung cấp các hoạt chất có lợi cho sức khỏe, như: tannin, ancaloit, saponin và flavonoid.

    Trong 100gr lá sâm đất 3 cạnh có chứa khoảng 25gr calories, 2.4gr protein, 0,4gr chất béo, 4.4gr carbohydrates và 1gr chất xơ. Chúng chứa ít calo và đường nên có thể ăn hàng ngày.

    Lá  là nguồn vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

    Ở Bang Edo, Nigeria, sâm đất 3 cạnh được sử dụng làm thuốc lợi tiểu và điều trị rối loạn tiêu hóa. Lá cũng được sử dụng để điều trị bệnh sán máng, ghẻ, vết cắt tươi, huyết áp cao và thiếu máu. Ngoài ra còn có tác dụng:

    • Chống oxy hóa
    • Hỗ trợ gan
    • Ngừa ung thư
    • Kiểm soát bệnh tim mạch
    • Tăng cường chức năng não
    • Hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng

    Sâm đất 3 cạnh với nhiều dược tính đã và đang được nghiên cứu.

    • Tác dụng nhuận tràng
    • Điều chỉnh mức đường trong máu
    • Điều chỉnh mức Cholesterol
    • Quản lý các bệnh tim mạch
    • Thức ăn gia cầm
    • Tốt cho xương
    • Hỗ trợ bệnh thiếu sắt, thiếu máu
    • Khuyên dùng cho phụ nữ mang thai: loại rau sâm này ngăn ngừa thiếu máu và tăng nồng độ hồng cầu trong máu.

    Sâm đất 3 cạnh được dùng như thế nào trong ẩm thực?

    Lá của sâm đất 3 cạnh được tận dụng để làm các món ăn như súp, món hầm, nước sốt, bánh pizza, súp rau. Mùi vị có thể thêm phần hấp dẫn khi được chế biến cùng với lá đay, lá bí đỏ và gnetum africanum (lá okazi). Đây là một loại súp phổ biến trong các cộng đồng Igbo, Yoruba, Efik và Ibibio.

    Vì sâm đất 3 cạnh trồng chủ yếu để lấy lá nên có nhiều món ăn bổ dưỡng từ chúng.

    Nước sốt làm từ rau sâm này ăn kèm với khoai lang nướng, khoai tây nướng. Nếu được chế biến thành nước sốt bánh mì cũng rất hấp dẫn.

    Lưu ý khi sử dụng sâm đất 3 cạnh

    • Không nên nấu quá chín.
    • Vì giàu chất dinh dưỡng và oxalate nên những người bị bệnh thận cần phải cân nhắc hạn chế sử dụng. Nếu dùng quá nhiều có thể gây ra sỏi thận.
    • Các ứng dụng của sâm đất 3 cạnh chủ yếu do dân gian truyền lại. Riêng về thành phần hóa học và tác dụng thì đã và đang được nghiên cứu. Tuy nhiên chúng không được coi là thuốc, mà chỉ mang tính hỗ trợ hiệu quả. Vì thế, việc áp dụng như thuốc không được khuyến khích. Thay vào đó, có thể sử dụng trong khẩu phần ăn để bổ dưỡng.

    Giờ thì chúng ta đã phân biệt được 2 loại thuốc quý này rồi chứ?

    Cây khoai sâm

    Có một loại củ sâm dễ bị nhầm lẫn với cây sâm đất. Để giúp các bạn phân biệt, Mộc Nhiên Farm sẽ dành một phần riêng nói về loại củ khoai sâm này nhé.

    Đặc điểm của cây khoai sâm

    Khác với cây sâm đất, khoai sâm là cây bụi cao, có thể tới 2m. Hoa của chúng màu vàng. Lá lớn hình xoan, mép lá lượn sóng. Giống khoai sâm này bắt nguồn từ vùng Nam Mỹ. Về sau, chúng mọc nhiều ở các nơi có khí hậu lạnh như vùng núi băng giá ở Tây Tạng, Trung Quốc, Tân Cương.

    Cây khoai sâm

    Đặc điểm của củ khoai sâm

    Củ của chúng giống như củ khoai lang, có màu vàng nhạt. Loại củ này cũng là một vị thuốc có nhiều tác dụng tốt, lại ăn rất ngon nên rất phổ biến. Người đi rừng khi đói nếu tìm được củ khoai sâm này sẽ ăn sống giống như ăn khoai lang. Vị của chúng có phần còn ngọt và mát hơn nên dễ tiêu hóa. Người ta mô tả vị của nó như sự kết hợp giữa vị táo tươi và dưa hấu.

    Phân biệt củ khoai sâm và củ thổ nhân sâm (Talinum patens).

    Trong rễ của khoai sâm có chứa fructan là một loại chất dự trữ năng lượng, chứa nhiều chất xơ. Vì thế chúng được dùng làm thực phẩm cho qua mùa đông hoặc thời kỳ đói kém. Ngoài ra, các fructan làm giảm lượng đường hấp thu nhưng không ảnh hưởng tới đường huyết.

    Mùa khoai sâm kéo dài trong các tháng 9, 10, 11. Vì có thể trữ được lâu dài nên nhiều người mua để dành dùng dần trong năm.

    Củ khoai sâm khi mới đào lên.

    Một số công dụng của củ địa tàng thiên (khoai sâm)

    Củ khoai sâm chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những tác dụng này mang tính hỗ trợ chứ không được coi là thuốc trị bệnh. Dẫu vậy, vì rất ngon miệng và mát cho cơ thể, nên được dùng như một loại rau củ cho gia đình. Một số tác dụng của loại củ này:

    • Hỗ trợ hạ đường huyết
    • Tốt cho tiêu hóa
    • Giúp giảm cân

    Củ khoai sâm được ghi nhận với nhiều dược tính tốt.

    • Tốt cho tim mạch
    • Ngừa ung thư
    • Giảm căng thẳng, mệt mỏi

    Củ khoai sâm được dùng để luộc, xào, nấu canh hoặc ngâm rượu. Sau khi thu hoạch, có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường tới 6 tháng. Cũng có thể phơi nắng rồi cất dùng dần.

    Củ khoai sâm là một thực phẩm ngon và bổ dưỡng.

    Xiro từ cây khoai sâm

    Lấy nước ép từ rễ, làm lọc và bay hơi bằng quy trình sản xuất không hóa chất. Sản phẩm sau quy trình này là xi rô màu đỏ sẫm, sệt như mật mía, có vị ngọt. Chúng được dùng thay thế cho chất tạo ngọt, với nhiều lợi ích sức khỏe. Loại xi rô này có nhiều chất chống oxy hóa và kali, hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa.

    Lưu ý khi sử dụng củ khoai sâm

    • Vì là thực phẩm bổ dưỡng, không nên dùng quá nhiều, nhất là khi cơ thể không mệt mỏi hay suy nhược.
    • Phụ nữ có thai nên cẩn trọng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
    • Khoai sâm nhuận tràng, nếu dùng nhiều có thể bị tiêu chảy hoặc đầy bụng.
    • Nếu đang chữa trị bệnh bằng các phương thuốc khác, cần tìm hiểu hướng dẫn chuyên môn trước khi dùng.

    Củ khoai sâm được chế biến theo nhiều cách.

    Cách trồng cây sâm đất

    Sâm đất và sâm đất 3 cạnh rất dễ trồng. Nếu muốn nhân giống, có thể ngắt cành cắm đất. Hoặc khi quả rụng sẽ văng hạt ra khắp nơi và lên cây mới. Nếu trồng nhiều thì mỗi cây nên cách nhau khoảng 15cm để cây phát triển tốt. Tránh để cây bị ngập úng vì thân mềm dễ bị thối cành.

    Cây rất dễ trồng.

    Kết luận

    Ngày xưa, việc tự trồng những loại thuốc quý gần như là một thói quen của người dân, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Sau một thời gian dài đô thị hóa và phát triển, việc có một khu vườn trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc tự trồng rau đã không chỉ là một xu hướng mà còn mang lại nhiều thuận tiện cho gia đình. Vì vậy, các loại rau củ có nhiều ích lợi cho sức khỏe trở nên quý giá.

    Với những công dụng thực tế mà sâm đất 3 cạnh mang lại, Mộc Nhiên Farm tin tưởng đây sẽ là một giống cây còn tiếp tục nổi bật trong thời gian sắp tới.

    [Tham khảo thêm cây xương khỉ với nhiều bài thuốc Đông y]

    ©Copyright by Moc Nhien Farm

    Sản phẩm đề xuất

    Hết hàng

    Lá mơ lông

    25,000₫

    Hết hàng

    0₫

     Sâm đất 3 cạnh
     Sâm đất 3 cạnh
     Sâm đất 3 cạnh
     Sâm đất 3 cạnh
     Sâm đất 3 cạnh
     Sâm đất 3 cạnh
     Sâm đất 3 cạnh
     Sâm đất 3 cạnh