Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Dâu tằm A1

Ưa nắng nhiều
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 4

Mô tả

Dâu tằm gắn liền với ngành công nghiệp dệt may lâu đời tại Việt Nam. Gần như ai cũng biết làng nghề nuôi dâu lấy tằm ở Bảo Lộc, và cũng là nơi sản xuất sản lượng tơ lụa lớn nhất nước mỗi năm. Thế nhưng, đối với chúng ta, những người muốn đem loại quả ngon này về nhà thì có gì khó khăn không? Trồng dâu tằm tại vườn nhà thì lợi ích chúng mang lại là gì? Tại sao việc trồng dâu tằm ở khu vườn gia đình ngày càng phổ biến? Trong bài viết này, Mộc Nhiên sẽ giải đáp hết các thắc mắc trên của các bạn nhé.

  • Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Giff (tham khảo thông tin chung)
  • Tên tiếng Anh: (Red/Black) Mulberry
  • Tên gọi khác: dâu cang, tang, tầm tang

 

Thông tin chung về cây dâu tằm

Đặc điểm

Cây dâu tằm có chiều cao khoảng tới 3m, thân gỗ, ưa ẩm và cần ánh sáng. Cũng có những cây cổ thụ cao lớn hơn rất nhiều. Cành của chúng mềm mại.

Lá hình bầu dục, chia làm 3 thùy, phiến lá mỏng. Lá có đường viền mép như răng cưa, đầu lá nhọn. Màu lá xanh vừa phải, trên mặt có nhiều đường gân sáng màu nổi bật. Nếu nhìn từ cuống lá sẽ thấy 3 đường gân rất rõ. Có lông tơ trên gân lá.

Lá dâu tằm

Hoa nhìn như một khối cầu, không có cánh. Hoa tạo thành quả màu xanh lục, sau dần chuyển thành màu đỏ và khi chín có màu đen thẫm. Quả dài khoảng 1 – 2cm, đường kính khoảng 5 – 7cm. Quả theo mùa và thường mọc rất nhiều trên cây. Quả dâu tằm ăn được, có rất nhiều vitamin và còn dùng để làm thuốc. Nên hái quả khi chúng đã chuyển qua màu đen. Người ta dùng dâu tươi trực tiếp hoặc ngâm rượu, để khô. Quả có vị chua và ngọt, mọng nước.

Quả dâu khi chín và có thể thu hoạch.

Một số bộ phận của cây.

Khu vực phân bố

  • Xuất xứ: từ phía Đông Á.

Dâu tằm phân bố khá rộng trên thế giới, hầu hết là ở các vùng ôn đới hoặc cận nhiệt. Ở Việt Nam, chúng phổ biến nhất ở các khu vực gần sông, đồng bằng và cao nguyên (như ở bãi sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy; khu vực miền cao như Lâm Đồng; đồng bằng Sông Cửu Long).

Độ phủ sóng của cây dâu tằm hiện nay đã rất rộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

  • Phân loại: có rất nhiều loại dâu tằm, một số ít phổ biến hơn, trong số đó các loại đen, trắng, đỏ được chấp nhận chính thức nhiều nhất.
  • Dâu tằm được trồng để lấy lá và quả. Đặc biệt ở Việt Nam còn có truyền thống trồng dâu để nuôi con tằm, dệt lụa… Đây cũng là lý do chúng được gọi là dâu tằm.

Cây dâu tằm đóng góp rất lớn vào ngành công nghệ may mặc tại Việt Nam và ở một số đất nước khác.

  • Gỗ dâu được sử dụng để làm vòng tay. Chúng có tác dụng xua trừ ma quỷ, đem lại giấc ngủ ngon cho các em bé.

Vòng tay làm từ gỗ dâu.

Công dụng của cây dâu tằm trong y học

Y học cổ truyền

Thông tin chung về dược tính

Nhìn chung, cây dâu tằm có các tác dụng đối với can thận, xương khớp, điều trị mất ngủ, thanh nhiệt và một số bệnh ngoài da.

  • Bộ phận dùng: lá, quả, vỏ rễ.
  • Thời gian thu hái: nên hái lá non vào đầu mùa hạ, vỏ rễ có thể được thu hái quanh năm, riêng quả chỉ hái khi chín.
  • Cách dùng: tươi hoặc khô
  • Tính vị: lá có vị đắng ngọt, quả có vị chua – ngọt, rễ có vị đắng.

Cây dâu tằm mang lại rất nhiều lợi ích, hầu như bộ phận nào cũng sử dụng được. Trong ảnh là các hình thức sử dụng, tùy theo từng bộ phận..

Tác dụng của lá

  • Chữa huyết áp cao.
  • Chữa mồ hôi trộm.
  • Chữa viêm kết mạc, một số bệnh về mắt: có thể nấu nước xông hoặc giã nát đắp.
  • Kết hợp lá dâu và hạt ích mẫu nấu nước, ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ giúp an thần, dễ ngủ hơn.
  • Lá sắc uống chữa bệnh cảm, ho, khó ngủ.
  • Có thể sử dụng lá dâu tằm để hạ sốt. Chúng không có tác dụng phụ.
  • Lá cũng có thể đắp để giảm sưng tấy và mẩn đỏ.

Lá có nhiều công dụng chữa bệnh.

các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, người ta sử dụng lá dâu tằm làm dịch truyền để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về gan. Việc sử dụng các chất chiết xuất từ ​​các bộ phận khác của cây, chẳng hạn như cành, có lợi cho việc điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường, do tác dụng hạ đường huyết của chúng.

Tác dụng của vỏ rễ

Chữa ho, suyễn. Vỏ rễ có thể sắc cùng với cam thảo hoặc vỏ gừng, phục linh, vỏ cam hoặc quýt. Hỗn hợp này giúp cơ thể khỏe hơn, có thể giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó tiêu, phù nề.

Tác dụng của quả và những phần khác của cây

Những công dụng phổ biến

Giải khát, thanh nhiệt, có tác dụng chữa mất ngủ và chóng mặt, mắt mờ, thiếu máu. Ngoài ra chúng còn giúp sáng mắt, tốt cho tiêu hóa.

Món giải khát tuyệt vời mang lại nhiều dinh dưỡng từ quả.

Tang ký sinh (còn gọi là tầm gửi cây dâu): đây là một loại ký sinh trên cây dâu. Khi nhắc đến tác dụng của cây dâu, người ta sẽ tính cả loài tang ký sinh này. Chúng hỗ trợ trị các triệu chứng về phong thấp, đau nhức, bổ can thận, giúp phục chồi xương cốt. Loại tầm gửi này có thể sắc nước uống cùng với ngưu tất, cẩu tích.

Tang ký sinh trên cây dâu cũng được dùng làm thuốc.

Trên cây dâu tằm còn có tổ bọ ngựa (tang phiêu tiêu). Chúng là bao trứng khô của các loài bọ ngựa làm tổ trên cây dâu tằm. Người ta lấy tổ bọ ngựa này để điều trị bệnh liệt dương, dị tinh, tiểu tiện nhiều lần. Chúng là tổ hợp các axitamin có ích đối với sức khỏe sinh lý.

Tổ bọ ngựa này chính là một tổ hợp các chất rất tốt cho sinh lý.

Một vài bài thuốc từ quả
  • Một trong những cách phổ biến chế biến quả dâu là làm sirô hoặc ngâm rượu. Có thể sắc hỗn hợp dâu tằm, câu kỷ tử, hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo. Uống trong ngày. Sirô làm từ quả chín có thể dùng để ngậm hoặc bôi vào khu vực miệng bị lở loét.

Món sirô dâu vô cùng HOT trong những ngày hè cháy bỏng.

Món sirô dâu vô cùng HOT trong những ngày hè cháy bỏng.

  • Chữa dị mộng tinh, hoạt tinh: sao cháy 10 tổ bọ ngựa, thêm đường hoặc mật ong, uống 3 ngày liền, trước khi ngủ. Cách thứ 2: thêm long cốt, nghiền thành bột, cũng uống trong 3 ngày, mỗi ngày 2 lần.
  • Nếu bị đái dắt, nướng tổ bọ ngựa và quả kim anh, tán mịn thành bột, uống với rượu. Hỗn hợp này nên uống khi đói.

Góc nhìn của y học hiện đại

Thành phần hóa học

Nhìn chung, quả dâu tằm rất giàu vitamin C, A, K1, E, B1, sắt và kali. Chúng chứa ít protein và chất béo, giàu chất xơ và các hợp chất có lợi cho sức khỏe sẽ được mô tả chi tiết ở phần dưới đây. Ngoài ra, lá cũng có nhiều lợi ích nhất định.

Cây dâu tằm mang lại quá nhiều giá trị, từ quả tới lá, kể cả thân và rễ đều có thể dùng để làm thuốc.

Những công dụng tuyệt vời mà y học hiện đại công nhận

Kiểm soát lượng đường trong máu

Dâu tằm vừa kiểm soát bệnh tiểu đường vừa giúp hạ đường huyết. Vì trong quả dâu tằm có hợp chất deoxynjirimycin ức chế một loại enzyme gây tăng đường huyết. Việc bổ sung dâu tằm vào dinh dưỡng hàng ngày sẽ hỗ trợ làm chậm quá trình này.

Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh về tiêu hóa

Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa.

Các nghiên cứu hiện đại khẳng định lượng chất xơ rất lớn trong quả giúp cải thiện các vấn đề táo bón, đầy bụng, co thắt ruột. Nếu thường xuyên dùng loại quả này, hệ tiêu hóa sẽ tốt hơn. Điều này được kiểm chứng rất nhiều trong những năm gần đây, khi các chế độ ăn rau được chú ý hơn. Người ta dùng quả như một phần không thể thiếu trong các món salad, các bữa ăn sáng và tráng miệng.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vì chứa một lượng lớn vitamin C – một loại vitamin nổi tiếng để tăng sức đề kháng. Một lượng nhỏ quả dâu tằm mỗi ngày gần như đã đủ cung cấp vitamin C cho cơ thể.

Tăng cường hệ thống miễn dịch với chế độ ăn có quả dâu.

Ngăn ngừa ung thư

Quả có những hợp chất có tác dụng ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư, như: vitamin C, vitamin A, anthocyanins, polyphenolic, phytonutrient. Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận tác dụng này.

Xây dựng mô xương chắc khỏe

Những thành phần như vitamin K, canxi và sắt ở trong quả dâu tằm giúp chúng trở thành thực phẩm được khuyến khích sử dụng để làm chắc khỏe xương khớp. Nhờ đó, hạn chế thoái hóa xương, ngăn ngừa tình trạng loãng xương hoặc viêm khớp.

Xương khớp của bạn sẽ cần đến dâu tằm lắm đấy!

Tốt cho sức khỏe mắt

Y học hiện đại khi nghiên cứu về quả dâu tằm đã xác nhận sự hiện diện của zeaxanthin và carotenoid. Các chất này hỗ trợ ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Ăn dâu tằm để có một đôi mắt đẹp và khỏe nha!

Hạ cholesterol, ổn định huyết áp, giảm bệnh tim mạch

Cả lá và quả đều giúp giảm chất béo dư thừa, do đó giảm cholesterol và cả lượng đường glucose trong máu. Dâu tằm còn chứa polyphenol, có tác dụng chống xơ vữa động mạnh, giảm huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Những tác dụng này hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Công dụng của dâu tằm đối với việc dưỡng da và làm đẹp

Ngăn ngừa lão hóa sớm

Ngoài vitamin C, chúng còn là nguồn vitamin A và E quý giá cùng với nhiều hợp chất chống oxy hóa. Vì thế, quả dâu tằm nổi tiếng là một trong những kẻ thù của việc lão hóa. Chúng góp phần giúp cho da, tóc, móng khỏe mạnh. Ngoài ra, chúng còn bảo vệ da, giúp làn da khỏe, làm chậm quá trình lão hóa.

Loại quả dinh dưỡng này nằm trong thực đơn của các chế độ ăn tốt cho sức khỏe nhất. Chúng có mặt trong các món rau trộn, trong dĩa trái cây tráng miệng, đảm bảo cung cấp đủ vitamin C mỗi ngày.

Giảm cân, chữa bệnh béo phì

Quả dâu tằm nằm trong thực đơn những món ăn hỗ trợ quá trình giảm cân, dưỡng da và chế độ ăn uống hợp lý. Đối với người muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý, bổ sung quả vào thực đơn có thể hỗ trợ giảm lượng mỡ dư thừa mà vẫn bảo đảm được sức khỏe. Vì rất nhiều lợi ích về sức khỏe và làm đẹp, chúng được coi như một món ăn không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn. Và rất nhiều món ngon đã được làm từ loại quả mọng giàu dinh dưỡng này.

Chúng đã và đang được cân nhắc để đưa vào thực đơn giảm cân.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang ứng dụng dâu tằm để thử nghiệm điều trị các chứng bệnh liên quan tới béo phì. Các nghiên cứu về thành phần của loài thực vật này đang rất hứa hẹn. Hy vọng sẽ sớm có những công bố chính thức về tác dụng giảm cân.

Các món ăn thức uống làm từ dâu tằm

Cách làm sirô dâu

  • Nguyên liệu: dâu tằm chín, bình thủy tinh, đường
  • Cách thực hiện:

Rửa sạch dâu với nước muối pha loãng.

Để ráo nước.

Thả từng lớp trái dâu vào bình thủy tinh, cứ 1 lớp dâu rải 1 lớp đường mỏng.

Các bạn đoán được thành phẩm hấp dẫn thế nào không?

Ngâm hỗn hợp dâu và đường khoảng 1 ngày cho đường tan.

Sau 24h, nấu hỗn hợp trên bếp nhỏ lửa trong 40p. Khuấy lên để chúng tiết nước ra.

Chắt lấy phần nước, lọc xác, cho nước vào lọ thủy tinh.

Bảo quản trong tủ lạnh.

Rất nhiều món ngon được làm từ dâu tằm.

Bã dâu có thể để lại làm mứt, như sau: xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, điều chỉnh vị ngọt tùy ý. Sau đó sử dụng bột rau câu đã pha với nước sôi, đổ vào bã dâu. Nấu lửa nhỏ một lát. Mứt dâu bảo quản trong lọ thủy tinh, để tủ lạnh. Có thể ăn cùng bánh mì hoặc trộn với món món sữa chua rất ngon.

Mứt dâu - món ăn dân dã quen thuộc.

Quả có thể ăn tươi, làm nước ép, sinh tố, trộn với salad. Chúng còn được dùng để làm trà, mứt, làm quả khô…

Rất nhiều món ăn chơi giải trí có mặt quả dâu tằm, vừa trang trí đẹp mắt vừa thật là ngon miệng.

Rất nhiều món ăn chơi giải trí có mặt quả dâu tằm, vừa trang trí đẹp mắt vừa thật là ngon miệng.

Lá của chúng có thể dùng để nấu canh, cuốn gỏi hoặc làm trà. Trà được nấu từ lá tươi hoặc lá khô đều tốt cho sức khỏe.

Lá cũng dùng làm món ăn.

Trà làm từ lá của cây dâu tằm.

Lưu ý khi sử dụng dâu tằm

  • Khi mua ở ngoài chợ, cần bỏ ngay những quả dập nát. Cần rửa nước muối pha loãng trước khi ăn để phòng trường hợp nhà vườn có phun thuốc hóa học. Đây cũng là một trong những lý do nên tự trồng để đảm bảo những trái dâu tằm sử dụng hoàn toàn sạch và an toàn.
  • Trong nước trái dâu tằm có chứa tannin. Tuy hợp chất này tốt nhưng chúng sẽ tạo phức với sắt và làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế, không được chứa dâu tằm trong các dụng cụ kim loại. Chỉ nên để nước dâu trong những chai lọ hoặc nồi với chất liệu sứ tráng men, thủy tinh hoặc nồi đất.

Những lưu ý cần thiết khi sử dụng và bảo quản trái dâu tằm.

  • Vì dâu tằm giúp điều hòa đường huyết nên những ai đã đang dùng thuốc hạ đường huyết, hoặc huyết áp thấp, đang sử dụng insulin thì nên hạn chế hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Tương tự nếu đang sử dụng thuốc hạ cholesterol thì không nên ăn loại thực vật này, để bảo đảm không bị hạ dưới mức quy định.
  • Hàm lượng kali trong quả khá lớn. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới những người đang mắc bệnh về thận, bàng quang và đường tiết niệu.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú, nếu sử dụng dâu tằm như một vị thuốc thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Lá dâu tằm và những công dụng trong ngành dệt may

Con đường tơ lụa ở Việt Nam không thể thiếu sự đóng góp cực kỳ lớn của loại cây này.

Nghề trồng dâu nuôi tằm được coi là một ngành nghề truyền thống ở Việt Nam. Tuy vậy, cha đẻ của nghề này không phải ở nước ta. Xuất xứ nghề này là từ Trung Quốc. Phải đến hơn 5000 năm trước, người Trung Quốc đã trồng dâu nuôi tằm và sản xuất tơ lụa. Sau đó, nghề này trở nên phổ biến và có giá trị tới nỗi đã lan rộng đến nhiều đất nước trên thế giới.

Ngành nghề này có mặt ở trên thế giới nhưng Việt Nam được coi là đứng đầu với sản lượng tơ lụa hàng năm cao nhất và chất lượng nhất.

Tơ tằm tự nhiên được làm từ nhiều loại nhưng tơ lấy ra từ con tằm ăn dâu chiếm 95% sản lượng trên thế giới. Vì vậy, hầu hết việc trồng dâu nuôi tằm được đánh giá cao hơn các loại khác nhiều. Dâu tằm còn là một ngành rất hot và vẫn liên tục phát triển ở nhiều nước Châu Á. So với các loại sợi như sợi bông, sợi đay, sợi gai… khác, sợi tơ tằm được vinh dự coi như loại sợi đỉnh cao của ngành dệt may. Thời trang tơ tằm rất phong phú, nhiều màu sắc, mang đến một vẻ đẹp vừa phóng khoáng vừa quyến rũ, chúng gợi cảm, mềm mại và nâng niu cơ thể.

Dâu tằm và ngành công nghiệp may mặc tại Việt Nam

Vòng đời của một chú tằm nhả tơ.

Riêng ở Việt Nam, dâu tằm là một ngành nghề quan trọng ở vùng nông thôn. Có nhiều lý do để chúng được duy trì, ngoài lý do ngành nghề truyền thống. Cây dâu tằm có tính thích nghi khí hậu khá tốt, chúng có thể được trồng ở nhiều vùng, trong điều kiện khắc nghiệt vẫn sinh trưởng rất tốt. Con tằm ăn dâu nhanh nhả tơ, vì thế nhanh cho sản lượng tằm để phục vụ ngành dệt may. Ngoài ra, trồng dâu tằm vừa đóng góp vào ngành ẩm thực và y học, vừa đem lại những giá trị rất lớn cho ngành may mặc. Đây quả thật là một loài thực vật có giá trị về nhiều mặt.

Những sợi tơ óng ánh làm nên dải lụa mượt mà.

Việt Nam có trung tâm tơ tằm ở Bảo Lộc, nổi tiếng với những thước lụa óng mượt tỉ mỉ. Khu vực Bảo Lộc chiếm 80% sản lượng tơ lụa ở toàn Việt Nam mỗi năm (hơn 1000 tấn tơ tằm, 2,9 triệu mét lụa). Thành phẩm nổi tiếng trên thế giới và được xuất khẩu qua nhiều nước khác.

Tơ lụa của Việt Nam đứng bậc nhất thế giới.

Cách trồng và chăm sóc cây dâu tằm tại nhà

Tại sao nên trồng dâu tằm tại nhà

Để ăn dâu tằm tươi, phải mua trực tiếp tại vườn ở khu vực có nhiều vườn dâu như Bảo Lộc. Quả dâu rất ít khi được bán ở ngoài vì chúng không tươi được lâu và vận chuyển rất hay bị hư nát. Tuy vậy, chúng lại rất dễ trồng tại nhà. Vì thế, hiện nay nhiều người tự trồng để bổ sung lượng vitamin từ loại quả giàu dinh dưỡng này. Dù chỉ trồng chậu, cây vẫn dễ chăm sóc và phát triển ổn định.

Trồng dâu tằm tại nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm và tránh dập nát do di chuyển.

Những yếu tố cần chú ý khi trồng cây

Nhân giống

Việc nhân giống cây dâu tằm từ hạt không bảo đảm, tỷ lệ nảy mầm không cao. Nếu nảy mầm, khả năng cho trái cũng thấp và lâu. Một cách khác để nhân giống là giâm cành (giâm hom). Một cách đảm bảo hơn nữa là mua sẵn cây giống chất lượng từ Mộc Nhiên Farm.

Cây rất dễ trồng và nhanh cho quả.

Giá thể và chậu trồng cây

Trồng cây giống ở chậu nhỏ. Khi rễ ăn hết bầu đất, chuyển sang chậu lớn hơn. Cách này sẽ giúp cây nhanh ra rễ hơn.

Giá thể cần thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ.

Ánh sáng và nước tưới

Cây dâu tằm phù hợp nhiều khí hậu khác nhau. Cần che phủ bề mặt nếu thời tiết quá lạnh hoặc quá nắng.

Cắt tỉa

Nếu trồng trong chậu, bạn chỉ cần cắt tỉa khi muốn giới hạn độ cao của cây. Thời gian tốt nhất để cắt tỉa là ngay sau khi kết thúc mùa thu hoạch quả. Tránh cắt tỉa vào mùa mưa.

Cắt tỉa để cho cây thông thoáng.

Thu hoạch

Cây dâu tằm trồng tại nhà có thể không cần bọc quả, việc trồng chậu thoát nước tốt cũng ngăn ngừa được nhiều loại sâu bệnh. Chỉ nên thu hoạch khi trái đã chuyển qua màu đen tím. Phần trái không ăn hết, nên bảo quản khô hoặc chế biến thành sirô, mứt. Quả không nên để ở ngoài lâu vì sẽ nhanh hỏng.

Cây dâu tằm bonsai

Một trong những thú vui của người trồng cây là tạo ra những tác phẩm đẹp mắt từ một loại cây bình thường. Dâu tằm cũng không là ngoại lệ. Người chơi không chỉ thu hoạch trái để phục vụ nhu cầu ăn uống mà còn chăm chút thành những cây bonsai trĩu quả.

Cây bonsai với phần thân gỗ ấn tượng.

Cây bonsai bé nhỏ cũng lúc lỉu quả.

Tổng kết

Không nói đến những nơi nông thôn đất đai rộng rãi thì những năm gần đây, các khu vườn phố thị, vườn sân thượng, ban công nhỏ ở chung cư… có xu hướng trồng cây ăn quả. Những loại cây được ưa trồng thường sẽ được chọn theo mức độ giàu dinh dưỡng.

Dâu tằm chính là một trong những ưu tiên hàng đầu vì lượng vitamin mà chúng sở hữu. Không chỉ thế, cách chăm sóc và cách chế biến, sử dụng đều vô cùng đơn giản. Không mất nhiều thời gian chăm và thu hoạch, không cầu kỳ chế biến, thậm chí có thể hái từ trên cây bỏ tọt vào miệng ngay lập tức vì trái cây vườn nhà quá an toàn. Tất cả những ưu điểm trên làm cho loài thực vật hữu ích này càng ngày càng chiếm được trái tim và không gian của mọi gia đình.

Dâu tằm - loài thực vật hữu ích về nhiều mặt.

Dâu tằm - loài thực vật hữu ích về nhiều mặt.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng

Sơ ri

25,000₫

 Dâu tằm A1
 Dâu tằm A1
 Dâu tằm A1
 Dâu tằm A1
 Dâu tằm A1
 Dâu tằm A1
 Dâu tằm A1
 Dâu tằm A1
 Dâu tằm A1