Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Ngũ trảo

Ưa nắng nhiều
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 10

Mô tả

Cây ngũ trảo mới phổ biến ở Việt Nam, gắn liền với nhiều tác dụng đáng chú ý. Thế nhưng, chúng đã đặc biệt được sử dụng rộng rãi tại Ấn Độ và Philippines từ lâu. Điều gì đã làm nên sự nổi tiếng của chúng? Hãy cùng với Mộc Nhiên tìm hiểu giá trị của loại thảo dược này, cùng với cách chăm sóc để giữ được dược tính cao nhất của chúng nhé.

  • Tên khoa học: Vitex negundo L.
  • Tên tiếng Anh: Five-leaved chaste tree, Chinese chaste tree, Horseshoe vitex
  • Tên gọi khác: ngũ trảo phong, hoàng kinh, mẫu kinh, cây chân chim, ô liên mẫu, ngũ trảo răng cưa, ngũ chảo

 

Cây ngũ trảo – những thông tin cơ bản

Cây ngũ trảo có nguồn gốc từ đâu?

Ngũ trảo là một loại cây chỉ được tìm thấy ở các quốc gia Châu Á. Chúng cũng được trồng nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Trung Quốc và cả Việt Nam.

Cây trồng ở vườn nhà.

Tại Việt Nam, người ta nhận thấy chúng thường xuyên mọc ở các khu vực đồi núi có độ cao 500 – 1000m so với mặt nước biển. Hiện nay cây được nhân giống và trồng nhiều ở các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Đa phần người ta trồng và sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Cây ngũ trảo nơi hoang vắng.

Cây ngũ trảo có đặc điểm gì?

Chúng được xếp vào loại cây thân gỗ. Chiều cao cây khi trưởng thành đạt 3 – 5m. Thân cây hình trụ, bề mặt thân nhẵn bóng và đôi khi được một lớp lông tơ bao phủ.

Người ta gọi loại cây này là ngũ trảo do hình dạng lá của cây giống như năm cái móng chim. Lá cây tròn tròn và thon dần về phía đầu, mọc đối xứng. Phần mép lá có răng cưa. Mặt trên có màu xanh nhạt, mặt dưới lá có một lớp lông bạc.

Lá của cây như 5 cái móng chim.

Khi ra hoa, những bông hoa bé xinh mọc thành từng chùm nhỏ ở đầu cành. Hoa ngũ trảo có màu tím nhạt và mùi hương tỏa ra rất thơm. Bên ngoài những cánh hoa thường có một lớp lông xám trắng hoặc xám nâu.

Quả ngũ trảo là loại quả mọng. Khi còn non quả có màu xanh nhạt và ngả dần sang màu vàng đen hoặc đen khi chín. Quả thường bị lõm ở đỉnh và cho 4 hạt.

Hoa ngũ trảo

Cây ngũ trảo – những lợi ích bất ngờ

Thành phần hóa học

Sau khi đã trải qua đầy đủ các nghiên cứu chuyên sâu người ta đưa ra thành phần hóa học của cây ngũ trảo như sau:

  • Hàm lượng tinh dầu của lá tươi rơi vào khoảng 0.05% và alcaloid.
  • Vỏ quả bao hàm celphilipin3 – coumaroyl – cophorosid – 5 – conoglucosid  và cayratinin.
  • Rễ cây có chứa tinh bột, tanin, crôm, nhựa, alcaloid.
  • Những hoạt chất trên đều là những chất có lợi cho sức khỏe và còn có tác dụng giảm đau.

Cây có nhiều dược tính tốt.

Những công dụng mà y học cổ truyền ghi nhận

Theo các ghi chép dân gian, lá ngũ trảo là một dược liệu có tính bình, vị the đắng, có mùi thơm. Quả có tính ấm, vị đắng ngược lại với tính hàn của rễ. Các công hiệu được ghi nhận: lợi tiểu, long đờm, hạ sốt, trừ thấp, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa.

Lá ngũ trảo có tác dụng hiệu quả với nhiều bệnh.

Cây có tác dụng với các loại bệnh sau:

  • Dành cho người bị tê thấp, đau nhức xương khớp, đau đầu.
  • Các bệnh liên quan đến đường hô hấp: cảm, ho, viêm họng, viêm phế quản mãn tính.
  • Các bệnh nhân mắc viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu.
  • Có triệu chứng sưng tuyến vú, sốt.

Thành phần trong cây có hiệu quả với các loại bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Ngũ trảo dưới góc nhìn y học hiện đại

Mặc dù không thường xuất hiện trong đời sống hằng ngày ở Việt Nam nhưng ở những quốc gia như Ấn độ, hay Philippines loại thảo dược này rất phổ biến. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nền y tế và đời sống hàng ngày. Những tác dụng lớn nhất bao gồm:

Chống viêm, giảm đau

Khả năng chống viêm và giảm đau của những hoạt chất trong loại cây này đã được nghiên cứu và được đăng tải trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology. Trong quá trình thử nghiệm lên chuột bị phù chân do bệnh carrageenan, người ta rút ra được một số đặc tính như giàu chất chống oxy hóa, giảm đau, tiêu viêm.

Cây ngũ trảo được y học hiện đại công nhận về tác dụng chống viêm và giảm đau.

Chống nọc rắn

Một số bài thuốc dân gian có đề cập đến việc dùng lá ngũ trảo khi bị rắn cắn. Đã có nghiên cứu khoa học để tìm hiểu tương tác của các hoạt chất trong lá với nọc rắn. Các nhà nghiên cứu đã trích xuất nọc rắn lục Vipera russellii và rắn hổ mang Naja kaouthia để làm thí nghiệm. Kết quả cho thấy hai loại nọc này bị chiết xuất của lá ngũ trảo trung hòa.

Chống lại chất độc từ nọc rắn.

Chống oxy hóa

Chiết xuất từ lá có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, viêm khớp dạng thấp, Alzheimer và một số bệnh ung thư khác.

Chống co giật

Pentylenetetarazole là nguyên nhân chính gây ra các cơn co giật. May thay các hoạt chất bên trong ngũ trảo có khả năng ức chế sản sinh chất trên. Nhờ đó, ngăn ngừa việc xảy ra các cơn co giật ngoài ý muốn.

Nhiều công dụng mà cả y học cổ truyền và hiện đại đều công nhận.

Kháng sinh, kháng nấm, diệt lăng quăng

Người ta sử dụng chiết xuất ngũ trảo lên những loại vi khuẩn như e. coli hay vibrio mimicus và nhận được kết quả khả quan trong việc ức chế chúng. Ngoài ra, tinh chất này còn có tác dụng lên nấm, dùng để trị các loại nấm tóc. Tinh dầu còn có thể diệt lăng quăng, ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ sốt xuất huyết khi mùa mưa tới.

Các bài thuốc từ cây ngũ trảo

Cây ngũ trảo trị cảm

  • Chữa phong hàn, cảm mạo

Chuẩn bị: 30gr ngũ trảo, 6gr gừng tươi, 6gr củ nén. Đem tất cả nguyên liệu sắc với 300ml nước uống thành 2 lần. Mỗi ngày uống 1 thang trong 1 – 3 ngày.

Ngoài các bài thuốc từ lá tươi và khô, chúng còn được làm thành bột bán trên thị trường và rất được ưa chuộng.

  • Dành cho trẻ em: bệnh kinh phong, tắc đường thở do nhiều đàm

Chuẩn bị: lá cây ngũ trảo, măng tre tươi, gừng tươi. Giã đều từng dược liệu trên và lấy nước cốt. Khi sử dụng, dùng 50ml nước lá ngũ trảo trộn với 50ml nước măng kèm 3 giọt nước gừng hòa thêm một chút nước đun sôi để nguội. Ngày dùng 2 – 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

Cây ngũ trảo là loại thuốc mà trẻ em có thể sử dụng khi bị cảm sốt hoặc hen suyễn.

  • Bài xông hạ sốt, giải cảm

Chuẩn bị: 100gr lá ngũ trảo, 20gr lá ngải diệp, 20gr lá chanh, 20gr lá hương mao, 20gr lá bưởi, 40gr lá cam. Rửa sạch tất cả các dược liệu trên và cho tất cả vào nồi đổ thêm 5 lít nước đun trong 10 phút. Lấy nước này để xông. Khi xông trùm kín từ đầu đến chân để hé vung nồi để hơi nước thoát ra từ từ.

Nấu lá để xông có tác dụng giải cảm.

Các bài thuốc chữa hen suyễn từ cây ngũ trảo

  • Bài 1: chuẩn bị quả non khô. Xay nhuyễn quả trên thành bột. Sử dụng 6gr ngũ trảo ngày 3 lần cho đến khi cơn hen hết hẳn.
  • Bài 2: chuẩn bị 2gr ngũ trảo. Sắc lên và uống ngay khi còn ấm. Có thể sắc chung với 6gr cam thảo. Uống trong 10 ngày liên tục.

Cây ngũ trảo chữa hen suyễn.

  • Bài 3 giai đoạn mãn tính: chuẩn bị 15gr quả ngũ trảo, 15gr rau bồ cóc, 6gr trần bì, 10gr lá cây nhót. Sắc thành một thang, ngày uống 2 lần, liên tục trong 5 – 7 ngày.

Các bài thuốc ngoài da từ lá ngũ trảo

  • Ngứa da, nổi mề đay

Chuẩn bị: một nắm lá ngũ trảo. Rửa sạch lá và ngâm trong nước muối. Chuẩn bị 2 lít nước đun sôi và thả lá ngũ trảo vào. Sau khi nước nguội, rửa và ngâm vùng da bị bệnh trong nước trên.

Đắp lá ngũ trảo giúp làm lành các vết thương hoặc ngứa ngoài da.

  • Trị bỏng nhẹ (dùng cho vết bỏng lửa)

Chuẩn bị: một vài cành ngũ trảo, rửa sạch và băm nhỏ. Sau đó rang dược liệu trong chảo nóng cho đến khi chúng đen lại. Tán thành bột. Khi sử dụng để bôi lên vết bỏng thì trộn kèm với một ít dầu mè. Thoa 1 – 2 lần trong ngày cho đến khi viết thương hình thành da non.

Tán ngũ trảo thành bột đắp lên vết bỏng để nhanh lành da.

  • Đau nhức xương khớp, bầm tím ngoài da

Chuẩn bị: một ít lá ngũ trảo khô. Đem rang lá sao cho vàng. Để cho lá nguội còn khoảng 37 độ thì đắp vào chỗ bị đau nhức. Đắp ngày 3 lần liên tục trong 5 ngày.

  • Điều trị liệt nửa người do ảnh hưởng của tai biến, đột quỵ

Chuẩn bị: lá cây ngũ trảo khô được sao vàng (rang). Làm nóng lá đã chuẩn bị rồi rải lên chiếu cho người bệnh nằm. Nằm trong một thời gian dài mới có hiệu quả.

Lá ngũ trảo hỗ trợ chữa các chứng đau nhức xương khớp.

  • Điều trị gai cột sống

Chuẩn bị: lá ngũ trảo, lá cây náng hoa trắng, rau bồ cóc. Lấy mỗi thứ dược liệu trên một phần bằng nhau, rửa sạch và giã chung với một ít muối ăn. Thêm một chút rượu trắng 40 độ vào hỗn hợp trên và bỏ vào chảo làm nóng. Đắp thuốc vào khu vực bị đau.

Cây ngũ trảo hỗ trợ cho người bị gai cột sống.

Các bài thuốc về đường tiêu hóa

  • Viêm ruột, ăn uống kém tiêu hóa

Bài 1: chuẩn bị 500gr quả cây ngũ trảo, 250gr đường, 30gr men rượu.  Trộn đều và nghiền hỗn hợp trên thành bột. Khi sử dụng lấy 6gr hòa với nước uống. Ngày dùng 3 – 4 lần liên tục 3 – 5 ngày.

Bài 2: chuẩn bị 12gr vỏ cây ngũ trảo. Rửa sạch và băm nhỏ vỏ cây, sắc lấy nước và uống khi còn ấm. Nên dùng trước khi ăn 30 phút.

Cây ngũ trảo có tác dụng với các bệnh về đường tiêu hóa.

  • Xuất huyết dạ dày, trào ngược axit

Chuẩn bị: 60gr rễ ngũ trảo, 30gr thoát lực thảo, 1 con gà mái. Nhồi các vị dược liệu trên vào con gà được hấp cách thủy. Lấy bã thuốc ra và chia nhỏ gà ra ăn.

  • Tiêu chảy nhiều lần, nôn ói, viêm dạ dày

Chuẩn bị: 20gr lá ngũ trảo, 20gr bán hạ chế, 20gr thổ hoắc hương, 20gr nghể nhẵn. Sắc tất cả loại dược liệu trên thành một thang thuốc, chia làm 2 lần dùng trong ngày.

Một số bài thuốc trị bệnh viêm dạ dày từ lá cây ngũ trảo.

  • Đau dạ dày có nguyên nhân do cảm nắng hoặc cảm lạnh

Cách 1: 15gr ngũ trảo tươi, 10gr đọt non nghể nhẵn. Đem hỗn hợp trên sắc với 400ml nước cho đến khi lượng nước còn lại 200ml. Chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

Cách 2: chuẩn bị quả ngũ trảo phơi khô. Xay quả trên thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng hòa 6gr bột với nước đun sôi để uống.

Loại thảo dược này hỗ trợ điều trị các chứng đau dạ dày do cảm nắng hoặc cảm lạnh gây ra.

Các bài thuốc khác

  • Đau bụng kinh

Chuẩn bị: 16 – 40gr lá ngũ trảo. Đem dược liệu sắc với 500ml cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 200ml. Chia thành 2 phần uống trong ngày. Uống thang thuốc này trong 10 ngày liên tục trước kỳ kinh nguyệt.

Cây ngũ trảo được dùng để giảm cơn đau kinh nguyệt cho phụ nữ.

  • Nhiễm giun chỉ

Chuẩn bị: 30gr rễ ngũ trảo, rượu trắng. Đem rễ cắt thành lát mỏng tẩm trong rượu trắng. Sắc lấy nước cốt uống trước khi dùng bữa tối khoảng 30 phút.

  • Giải độc rắn, phù nước toàn thân

Chuẩn bị: một nắm lá ngũ trảo non. Rửa lá sạch trong nước muối rồi đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Thoa phần nước cốt lên khu vực bị phù, đắp phần bã lên khu vực bị cắn để hút độc ra ngoài. Sau khi đã thực hiện các bước trên thì lập tức tới trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ y tế chuyên sâu.

Rất nhiều cách để sử dụng cây ngũ trảo hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng cây ngũ trảo

Tuy cây ngũ trảo là một loại dược liệu lành tính, nhưng sử dụng không đúng liều lượng hay không đúng đối tượng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Cho nên cần phải lưu ý:

  • Không sử dụng lá ngũ trảo hay các sản phẩm có chiết xuất từ cây cho người suy nhược, có thể cơ thể gầy yếu.
  • Những người có dị ứng hay mẫn cảm với các hoạt chất có trong cây.
  • Người bị táo bón, nóng trong người.
  • Khi sử dụng lá ngũ trảo đôi khi có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng hay mẩn ngứa.
  • Không nên tự ý sử dụng lá ngũ trảo để chữa bệnh mà nên có được sự tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số lưu ý khi sử dụng ngũ trảo.

Cách trồng và chăm sóc cây ngũ trảo

Các phương pháp nhân giống cây ngũ trảo

Có hai phương pháp chính để nhân giống loại cây này là gieo hạt và giâm cành:

  • Nhân giống bằng phương pháp giâm cành: chọn một cành tươi tốt từ cây mẹ có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Cắt một đoạn cành dài 15 – 20cm. Đem cành này trồng vào bầu ươm. Thường xuyên tưới nước và chăm sóc cho tới khi cây mọc bộ rễ đầy đủ sau đó đem ra nền đất trồng.

Cây con từ cành giâm.

  • Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt: chọn những hạt có chất lượng tốt rồi đem ngâm trong nước khoảng 3 – 4 tiếng. Để ráo hạt đã ngâm và cho vào bầu ươm. Tưới nước nhẹ lên bề mặt sau khi đã phủ hạt giống trong đất. Khi cây con đạt chiều cao 50 – 80cm thì có thể đem ra ngoài trồng.

Nhân giống bằng hạt.

Các yếu tố cần thiết để cây ngũ trảo phát triển tốt nhất

Đất trồng

Ưu tiên sử dụng các loại đất có độ ẩm cao, đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn giàu dinh dưỡng. Đất trồng nên được làm sạch cỏ dại, tơi xốp và có độ thoát nước cao.

Nếu không có đất nền, có thể dùng các loại thùng xốp, khay, chậu… phù hợp với kích thước cây và phải đảm bảo có độ thoát nước tốt (đục lỗ dưới đáy giá thể). Do đây là loại cây có kích thước khá lớn nên nếu dùng trong chậu thì nên thay đất theo chu kỳ một năm 1 lần.

Giá thể tơi, thoáng là điều kiện cần cho cây phát triển mạnh khỏe.

Phân bón

Để cây ngũ trảo có khả năng sinh trưởng tốt thì nên bón phân hữu cơ cho cây. Mỗi tháng bón phân một lần. Sau khi bón phân, cần tưới nước để cây hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh hơn.

Tưới nước

Thường xuyên tưới nước và giữ cho đất ẩm để tạo điều kiện tốt cho cây phát triển. Tuy nhiên, tránh tưới quá nhiều khiến cây bị úng nước.

Tưới nước cho cây ngũ trảo.

Ánh sáng

Do cây ngũ trảo rất ưa sáng nên trồng cây ở những khu vực có nhiều nắng để cây sinh trưởng tốt.

Phòng sâu bệnh

Cây ít khi gặp phải các loại sâu bệnh. Tuy nhiên, vẫn cần phải thường xuyên chú ý và kiểm tra tình trạng cây để điều trị bệnh kịp thời.

Cần cắt tỉa bớt những nhánh cây sâu bệnh, tạo độ thông thoáng cho cây.

Thu hoạch và bảo quản cây ngũ trảo

Người ta sử dụng lá, rễ, cành vỏ thân và quả để sử dụng trong y học. Quả ngũ trảo còn được gọi là hoàng kinh tử. Cây sẽ cho ra quả vào tháng 5 – 7, sau khi thu hoạch có thể đem phơi khô để bảo quản quả được lâu hơn.

Phơi khô dược liệu từ cây ngũ trảo.

Các bộ phận khác của cây có thể thu hoạch quanh năm. Chỉ cần đem rửa sạch bụi đất là có thể sử dụng ngay hoặc có thể phơi khô để bảo quản lâu dài. Bảo quản dược liệu ở những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt.

Bảo quản dược liệu bằng cách phơi khô.

Tổng kết

Ngũ trảo là một loại cây thuốc hiếm gặp trong đời sống hằng ngày, nhưng không vì thế mà vai trò của nó trong nền y học đặc biệt là Đông y bị giảm đi. Thật tuyệt vời vì toàn cây đều có khả năng làm thành dược liệu. Chúng dễ lại kết hợp với nhiều loại thảo dược khác. Cách trồng và chăm sóc cây cũng khá đơn giản. Tuy vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ hay chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Những bông hoa màu tím nở rộ làm dịu dàng cả một góc sân vườn.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Húng chanh

25,000₫

Rau câu kỷ

20,000₫

Kim ngân hoa

30,000₫

Hết hàng

0₫

Hết hàng
Hết hàng

Sương sáo

25,000₫

 Ngũ trảo
 Ngũ trảo
 Ngũ trảo
 Ngũ trảo
 Ngũ trảo
 Ngũ trảo
 Ngũ trảo
 Ngũ trảo
 Ngũ trảo