Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây so đũa Thái hoa đỏ

Ưa nắng nhiều
30,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 15

Mô tả

Với người miền Tây, bông của cây so đũa là 1 món ăn dân dã nổi tiếng. Mang hương vị cực kỳ hấp dẫn, chúng đã trở thành 1 đặc trưng ẩm thực vùng miền. Ít ai biết rằng loài cây này còn là 1 loại thảo dược được y học cổ truyền các nước khác sử dụng. Thông tin này càng cho thấy giá trị dinh dưỡng của nó. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn khám phá những bí mật thú vị của loài thực vật này.

  • Tên khoa học: Sesbania Grandiflora
  • Tên tiếng Anh: Vegetable hummingbird, Agathi flower
  • Tên gọi khác: điền thanh hoa

 

Đặc điểm của cây so đũa

So đũa là cây bụi lâu năm, thân gỗ. Chúng phân nhiều nhánh và rủ xuống. Chiều cao cây có thể lên tới trên 5m. Vỏ cây màu xám nhạt, sần sùi và có rãnh sâu, gỗ mềm và có màu trắng. Tuổi thọ cây có thể lên tới trên 10 năm.

Lá màu xanh đậm, nhẵn, mọc lông chim dài tới 30 cm với 20 – 50 lá chét xếp thành cặp. Lá chét thuôn, hình bầu dục, đầu tù, dài khoảng 2 – 3 cm.

Lá và hoa của cây so đũa.

Hoa lớn, màu trắng, hơi vàng, hồng phấn hoặc đỏ, dài 7 – 9 cm. Hoa có hình dáng như hạt đậu, mọc thành cụm. Chúng có vị đắng và được sử dụng như 1 món ăn sống hoặc nấu chín.

Quả nang, trông giống như những quả đậu xanh dẹt, dài, mỏng. Bên trong có hạt như hạt đậu, màu nâu đỏ.

Quả so đũa

Nguồn gốc của cây so đũa

Cây có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Ngày nay, chúng phát triển khắp Mexico và khu vực Tây Nam Hoa Kỳ, các khu vực ấm áp hơn ở Nam Mỹ và một phần của Châu Phi. Ở Tây Phi chúng đã được trồng trong 150 năm qua. Nó cũng là một loài thực vật kỳ lạ ở Cuba, Cộng hòa Dominica, Hawaii và Nepal.

Cây so đũa và những thông tin y học quan trọng

Thông tin dinh dưỡng

Hoa và lá so đũa chứa vô số chất dinh dưỡng bao gồm protein, khoáng chất và vitamin. Cây so đũa là nguồn cung cấp vitamin A, folate, thiamin, niacin và vitamin C dồi dào. Hoa cũng cung cấp nhiều magiê, phốt pho, kali và selen.

Cây so đũa có nhiều chất dinh dưỡng và được coi là 1 vị thuốc chữa được nhiều bệnh.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lá chứa 8gr protein với đủ 8 loại axit amin thiết yếu, lượng canxi đáng kinh ngạc 1130mg. Hạt chứa các chất bảo vệ hóa học mạnh mẽ như leucocyanidin và cyanidin. Bên cạnh đó, hạt còn chứa saponin và sesbanimide có đặc tính kháng khuẩn mạnh và giải độc hệ thống.

so đũa đã được sử dụng rộng rãi ở Ayurveda để điều trị một số bệnh bao gồm đau nửa đầu, viêm xoang, sốt và các vấn đề về hô hấp. Lá có đặc tính tẩy giun, lợi tiểu và nhuận tràng mạnh. Hoa có giá trị chữa đau đầu, quáng gà và đục thủy tinh thể. Ngoài ra, vỏ cây được sử dụng để điều trị tiêu chảy, bệnh lậu, sốt rét và bệnh đậu mùa.

Lá và vỏ cây cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời.

Công dụng của cây so đũa

Với các thành phần trên, chúng có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, giảm viêm. Chúng được áp dụng vào các phương pháp đắp dịch lên da để điều trị bệnh ngoài da hoặc sắc nước uống để giảm các triệu chứng bệnh như sổ mũi, nhức đầu.

Tất cả các bộ phận của cây so đũa đều được sử dụng vì những đặc tính chữa bệnh không thể thiếu trong các loại thuốc Ayurveda truyền thống. Nó có lợi trong điều trị tiêu chảy, nhiễm khuẩn kiết lỵ và các bệnh viêm nhiễm. Lá là nguồn cung cấp vitamin A, canxi và phốt pho tốt nhất trong số tất cả các loại rau lá xanh.

Lá cây so đũa cũng là nguồn cung cấp vitamin dồi dào.

Y học Ayurveda cho rằng lá là thực phẩm ăn kiêng tốt nhất để tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch của xương. Ngay từ quả, hoa non và hạt của cây so đũa đều có thể ăn được. Vì thế, chúng được sử dụng rộng rãi trong một số món ăn vì thành phần dinh dưỡng ấn tượng.

Ngoài ra, khuyến khích thường xuyên bổ sung loại lá kỳ diệu này trong chế độ ăn uống. Lý do là vì chúng có lợi cho tất cả bệnh nhân tiểu đường. Chúng hỗ trợ cải thiện các tế bào tuyến tụy bị tổn thương và kiểm soát lượng đường trong máu. Lá cũng có hiệu quả trong việc làm giảm mức cholesterol, chất béo trung tính và duy trì cấu hình lipid.

Với đặc tính chống oxy hóa mạnh, chúng cản trở sự phát triển của các tế bào khối u. Những bông hoa nổi tiếng có tác dụng tự hủy diệt tế bào ung thư phổi và cũng ngăn ngừa và điều trị ung thư ruột kết.

Thành phần của cây so đũa có tính chống oxy hóa rất mạnh, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.

Lưu ý khi sử dụng cây so đũa

  • Lá và bông của cây so đũa có vị đắng và se, lá có kết cấu xơ và giòn. Đài hoa và nhị hoa được loại bỏ khỏi lá khi nấu vì chúng làm tăng vị đắng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho dạ dày.
  • Nếu sử dụng để chữa bệnh, nên có hướng dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý khi sử dụng cây so đũa.

Cây so đũa và các ứng dụng trong ẩm thực

Chúng còn được ứng dụng trong các món ăn của Đông Nam Á, đặc biệt rất nổi tiếng ở Thái. Với người Việt Nam, các món ăn với bông so đũa mang đậm hương vị quê nhà. Chúng nổi tiếng với các món canh cá, gỏi... đều được coi là đặc trưng của ẩm thực miền Tây. Không chỉ đem đến hương vị tuyệt vời mà còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Bông so đũa là món ăn nổi tiếng của người miền Tây.

Bông so đũa là món ăn nổi tiếng của người miền Tây.

Bông so đũa là món ăn nổi tiếng của người miền Tây.

Các ứng dụng khác của cây so đũa

  • Cây so đũa còn là nguồn cung cấp củi, thức ăn gia súc. Chúng là nguyên liệu tạo ra thực phẩm, thuốc, phân xanh. Cây tỏa bóng mát và có tiềm năng tái trồng rừng trên các vùng đất hoang bị xói mòn trên khắp vùng nhiệt đới.
  • Nó cũng được trồng làm cảnh trong vườn nhà, làm hàng rào sống và chắn gió. Những bông hoa màu đỏ với hình dáng lạ mắt cũng là 1 điểm nhấn thú vị cho ngôi nhà.
  • Cây cũng được trồng xung quanh các cánh đồng, sườn đồi bị xói mòn và đất hoang. Chúng giúp cải tạo đất và cải thiện độ phì nhiêu.
  • Ở Nam Á và Đông Nam Á, tán lá cây so đũa được đánh giá cao làm thức ăn cho gia súc và dê.
  • Ở Java, cây được sử dụng rộng rãi làm nguồn bột giấy.

Ở một số nước, chúng còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Cách trồng và chăm sóc cây so đũa

Nhân giống cây so đũa

Cây có thể được nhân giống bằng cách gieo hạt và giâm cành. Cần lưu ý những điều sau:

  • Giá thể nhẹ, thoáng, không cần nhiều phân bón nhưng phải đạt tiêu chuẩn giữ ẩm và thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt hoặc giâm cành cần xới đất cho tơi.
  • Nếu gieo hạt, nên chọn hạt giống chắc khỏe. Nếu giâm cành, cần chọn cây mẹ khỏe mạnh và cành giâm đủ tuổi trưởng thành. Cành giâm cần dài khoảng 15cm.

Nhân giống cây so đũa.

  • Nếu gieo hạt, cần ngâm hạt giống trước để hạt nhanh nảy mầm. Nên ngâm trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh). Sau đó bọc hạt trong khăn giấy ẩm và để nơi tối trong khoảng 2 ngày. Khi hạt nứt và mọc mầm thì gieo hạt vào khay hoặc hố.
  • Cả 2 phương pháp đều cần giữ giá thể ẩm. Phun sương cho cả giá thể và cành giâm. Đặt khay nhân giống ở nơi không có ánh nắng và kín gió. Khi cây con ra mầm mới, không nên chuyển chậu ngay mà cần đợi tới khi bầu rễ ổn định.
  • Sau khi tách cây con ra chậu riêng, cần đưa chúng ra ánh nắng dần dần.

Cây con sẽ nhanh chóng phát triển và ra hoa.

Cách chăm sóc cây so đũa

Giá thể và chậu trồng cây

Trồng cây giống ở chậu nhỏ. Khi rễ ăn hết bầu đất, chuyển sang chậu lớn hơn. Cách này sẽ giúp cây nhanh ra rễ hơn.

Vì là cây thân gỗ, chúng không quá kén đất trồng. Nếu hạ thổ, chúng sẽ phát triển rất mạnh ở cả những nơi đất không màu mỡ. Tuy nhiên, nếu trồng chậu, giá thể cần thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ để bón lót.

Cây so đũa rất dễ chăm sóc.

Ánh sáng và nước tưới

Cây so đũa phù hợp nhiều khí hậu khác nhau. Cần che phủ bề mặt nếu thời tiết quá lạnh hoặc quá nắng.

Cắt tỉa

Nếu trồng trong chậu, bạn chỉ cần cắt tỉa khi muốn giới hạn độ cao của cây. Thời gian tốt nhất để cắt tỉa là ngay sau khi kết thúc mùa thu hoạch bông. Tránh cắt tỉa vào mùa mưa.

Cắt tỉa cây sau khi thu hoạch hoa.

Phân bón

Cây so đũa không kén chọn phân bón. Cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ theo tuần hoặc tháng để đảm bảo dinh dưỡng. Vì là món ăn và dược liệu, ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ để an toàn khi sử dụng.

Thu hoạch

Cây so đũa ra hoa quanh năm, gần như có thể thu hoạch bất cứ khi nào cần. Sau khi thu hoạch, cần rửa sạch. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Thu hoạch hoa so đũa để làm món ăn.

Tổng kết

Rất nhiều người thích trồng cây so đũa vì chúng có quá nhiều ưu điểm. Chúng không chỉ cho hoa lạ mắt mà hoa còn ăn rất ngon. Cây không chỉ là thảo dược mà còn có thể lấy gỗ và sử dụng các bộ phận khác. Quan trọng hơn, chúng dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc. Thật tuyệt khi trên bàn ăn có 1 món ăn vừa hấp dẫn vừa bổ dưỡng, lại có thể thu hoạch thường xuyên.

Những món ăn từ bông so đũa có hương vị hấp dẫn khó quên.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

Kỉ tử A1

25,000₫

Xăng sê

25,000₫

Hết hàng
Hết hàng

0₫

Dâu tằm A1

25,000₫

Hết hàng

0₫

Lá giang

45,000₫

Hết hàng
Hết hàng

Sâm dứa

25,000₫

Hết hàng
 Cây so đũa Thái hoa đỏ
 Cây so đũa Thái hoa đỏ
 Cây so đũa Thái hoa đỏ
 Cây so đũa Thái hoa đỏ
 Cây so đũa Thái hoa đỏ
 Cây so đũa Thái hoa đỏ
 Cây so đũa Thái hoa đỏ
 Cây so đũa Thái hoa đỏ
 Cây so đũa Thái hoa đỏ