Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây đuôi chuột

Ưa nắng nhiều
25,000₫ / cây 12 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 7

Mô tả

Cây đuôi chuột – chỉ nghe cái tên đã tưởng tượng được hình dáng phải không nào? Đừng lo, với những bông hoa màu tím nhỏ nhắn tỏa rạng khắp chiếc đuôi xinh, bạn sẽ không còn tưởng tượng tới loài gặm nhấm nào nữa. Đặc biệt, đây không phải một loài hoa kiểng mà là một thảo dược rất quý. Cùng Mộc Nhiên khám phá những bí ẩn thú vị đằng sau tên gọi “gợi cảm” xúc này nhé.

  • Tên khoa học: Stachytarpheta Jamaicensis
  • Tên tiếng Anh: Blue porterweed, Blue snake weed, Bastard vervain, Brazilian tea, Jamaica vervain, Light-blue snakeweed
  • Tên gọi khác: mạch lạc

 

Đặc điểm của cây đuôi chuột

  • Đây là cây thân thảo, mọc thành bụi tỏa rộng. Thân cây nhỏ, chiều cao chỉ dưới 1m.
  • Lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, có nhiều răng cưa.
  • Hoa mọc ở nách lá, màu tím xanh. Chúng mọc ở giữa cành, phần đầu cành dài ra và nhọn nên trông như chiếc đuôi chuột. Cây có quả nang dài và bên trong có hạt.

Cây đuôi chuột với những chiếc đuôi xinh.

  • Vốn dĩ cây đuôi chuột mọc hoang. Người dân hái và sử dụng để chữa bệnh. Lâu dần chúng được biết đến như 1 loại thảo dược, được sử dụng trong các bài thuốc Đông y. Chúng có nguồn gốc từ châu  Mỹ nhưng nay đã lan rộng sang tới Việt Nam, có mặt trong vườn nhà và các khu vườn dược liệu. Chúng còn phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Chúng được coi là 1 loại thảo dược tiềm năng với nhiều hoạt chất hữu ích trong y học truyền thống cũng như hiện đại.

Cây đuôi chuột là loài thảo dược tiềm năng.

Các bộ phận của cây đuôi chuột.

Công dụng của cây đuôi chuột

Bộ phận và hình thức sử dụng

  • Cây được thu hoạch quanh năm, tất cả các bộ phận đều sử dụng được. Sau khi thu hoạch, rửa sạch, phơi khô và bảo quản trong lọ thủy tinh. Nên đặt ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp. Không sử dụng nếu dược liệu đã ẩm mốc.
  • Tính vị: vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
  • Có thể sử dụng tươi hoặc khô tùy theo nhu cầu. Riêng việc đắp lên vết thương thì nên dùng lá tươi.

Đây là thảo dược quý, có thể được sử dụng tươi hoặc khô.

Công dụng chung của cây đuôi chuột

Trong nhiều thập kỷ, loài thảo dược này đã được sử dụng như một nguồn dược liệu tự nhiên. Cây mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Do công dụng và hiệu quả, có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện. Các nhà khoa học chứng minh rằng những cây thuốc này có chứa chất chuyển hóa thứ cấp. Có nhiều báo cáo về vai trò của chúng trong các đặc tính y học, bao gồm giảm đau, trị tiêu chảy, kháng khuẩn, chống oxy hóa, hạ huyết áp, chống nhiễm trùng và chống viêm.

Rất nhiều nghiên cứu và báo cáo về tác dụng của cây đuôi chuột lên một số loại bệnh.

Cây đuôi chuột cũng được người già sử dụng rộng rãi như một loại thuốc bổ làm mát dạ dày. Chiết xuất từ ​​lá và thân của loại cây này thường được bào chế dưới dạng túi trà. Loại thuốc làm mát này được tiêu thụ để kích thích chức năng của đường tiêu hóa hoặc hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, trào ngược axit, loét, táo bón, khó tiêu và tiêu hóa chậm.

Hơn nữa, nó cũng thường được sử dụng để điều trị dị ứng và các tình trạng hô hấp như hen suyễn, cảm lạnh, cúm, viêm phế quản và ho, cũng như xơ gan và viêm gan. Chiết xuất lá cũng có thể được bôi bên ngoài để làm sạch vết cắt, vết thương, vết loét.

Không chỉ dùng sắc uống, chúng còn được đắp lên da để làm lành vết thương.

Công dụng của cây đuôi chuột theo y học truyền thống

Trong y học cổ truyền, cây đuôi chuột được sử dụng để chữa nhiều bệnh trong dân gian:

  • Theo truyền thống, loại cây này được người già sử dụng như một phương pháp chữa dị ứng. Ngoài ra, chúng có hiệu quả với các bệnh về đường hô hấp, ho, cảm lạnh, sốt, táo bón, biến chứng tiêu hóa, kiết lỵ và thúc đẩy kinh nguyệt...

Cây đuôi chuột hỗ trợ chữa các bệnh về đường hô hấp.

  • Ở Brazil, chúng được dùng để trị bệnh lỵ, sốt, thấp khớp và các vết lở loét có mủ.
  • Ở Ấn Độ, chúng là thảo dược hữu ích đối với bệnh đục thủy tinh thể và các vết mụn nhọt.
  • Ở Trung Quốc, chúng nổi tiếng với tác dụng trị bệnh tiết niệu, viêm họng, rắn cắn, bạch đới.
  • Ở miền Nam Nigeria, cây đuôi chuột được phụ nữ sử dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt và các bệnh phụ nữ. Lá được đun sôi trong nước và dùng làm trà cho phụ nữ uống sau khi sinh con nhằm phục hồi tử cung về vị trí ban đầu trong cơ thể. Nó cũng được biết là có tác dụng điều chỉnh hormone và tăng nguồn sữa ở những bà mẹ đang cho con bú.
  • Ngoài ra, có nhiều thông tin về khả năng trị các bệnh liên quan tim mạch.

Ứng dụng của cây đuôi chuột dưới góc nhìn y học hiện đại

Cây đuôi chuột dưới góc nhìn của y học hiện đại.

 

Y học hiện đại có đề cập tới những hoạt chất hỗ trợ tim mạch có chứa trong loài thảo dược này:

  • Thân và lá cây đuôi chuột được sử dụng làm thành phần trong cao Ethanol. Tác dụng của hợp chất này là giãn mạch, chống co thắt. Nhờ vậy, giảm đau thắt ngực, khó thở, giúp cho tuần hoàn máu tới tim diễn ra tốt hơn.
  • Tinh dầu có chiết xuất từ lá giúp điều hòa huyết áp, tốt cho bệnh tim và những ai bị tiểu đường.

Tinh dầu từ cây đuôi chuột.

Y học hiện đại công nhận các tác dụng giảm đau, an thần của chiết xuất từ lá. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ giảm tiêu chảy, chống viêm và nhiễm trùng nhờ các hoạt chất flavonoid, tannin, saponin. Chúng làm lành vết thương, kháng khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu, thấp khớp.

Cây đuôi chuột

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đuôi chuột

Các bài thuốc ngoài da

  • Trị mụn nhọt, viêm da có mủ: 90gr cây đuôi chuột, 60gr ngưu tất, 60gr bọ mắm. Rửa sạch, giã nhuyễn, đắp lên vùng da cần điều trị.
  • Trị các vết bầm tím, đau nhức: sử dụng hỗn hợp cây đuôi chuột và cứt lợn. Rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng bị đau.
  • Chữa thấp khớp, đau mỏi khớp, tê bì chân tay: 40gr cây đuôi chuột, 10r hạt gấc, 10gr thương nhĩ tử, 10gr dây đau xương. Sắc uống hàng ngày.

Cây đuôi chuột và các bài thuốc ngoài da.

Bài thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ

  • Trị nhiễm giun ở trẻ con: sử dụng nước ép từ rễ có thể trị giun sán cho trẻ nhỏ. Cần tham khảo thầy thuốc trước khi dùng.
  • Trị bệnh lậu và phụ nữ mới sảy thai: dùng thuốc sắc từ rễ.
  • Trị khí hư, bạch đới: 40gr rễ, 20gr bạc thau, 20gr bạch đồng nữ. Sắc uống 2 – 3 lần/ngày.

Cây đuôi chuột

Các bài thuốc chữa ho và sốt

  • Trị sốt rét: lá đem sắc lấy nước uống hàng ngày cho tới khi hết bệnh.
  • Trị chứng vàng da và sốt do gan: 40gr mỗi vị – cây đuôi chuột , rau má, cây chó đẻ, rau diếp cá. Sắc uống trong ngày.
  • Trị tiêu chảy, ho: 20r  30gr cây đuôi chuột khô. Sắc uống trong ngày.
  • Trị viêm hầu họng: giã nát lá để ngậm. Có thể thêm đường cho dễ chịu hơn.

Trị tiêu chảy và ho.

Các bài thuốc khác

  • Trị viêm đường tiết niệu: 40gr cây đuôi chuột, 30gr mỗi loại mã đề và dây bòng bong, 10gr kim ngân hoa. Rửa sạch với nước muối, sắc uống trong ngày.
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường tuýp 2: hãm 30gr lá cây và ngọn cây cỏ đuôi chuột, uống như nước trà.
  • Chữa bệnh tim: cây đuôi chuột hỗ trợ bệnh tim rất tốt. Người bị bệnh tim có thể hãm nước uống hàng ngày để hỗ trợ. Ngoài ra, có thể phơi khô lá dùng dần. Thậm chí giã lấy nước ngậm hoặc nhai nhuyễn rồi nuốt lấy nước. Lá có chứa thành phần glycoside và hỗ trợ người bị suy tim.

Cây đuôi chuột có những hoạt chất hỗ trợ điều trị các bệnh về tim.

Lưu ý khi sử dụng cây đuôi chuột làm thuốc

  • Những đối tượng không nên dùng: huyết áp thấp, thiếu máu, người có thai và trẻ sơ sinh, người đang cho con bú, người có thể trạng hàn.
  • Cây đuôi chuột có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nổi mẩn... Vì vậy, nên theo chỉ định của bác sĩ và ngưng dùng ngay khi có hiện tượng lạ.
  • Liều lượng sử dụng trong ngày chỉ 15 – 30gr.

Lưu ý khi sử dụng cây đuôi chuột làm thuốc.

Cách trồng và chăm sóc cây đuôi chuột

Nhân giống cây đuôi chuột

Cây đuôi chuột có thể được nhân giống bằng cách giâm cành với tỷ lệ thành công khá cao.

Những điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho việc nhân giống:

  • Giá thể cần đạt tiêu chuẩn giữ ẩm tốt và thoát nước tốt. Ưu tiên giá thể sạch và nhẹ, không cần có phân bón.
  • Khu vực đặt cây giâm nên tránh ánh nắng và thoáng mát.

Cây đuôi chuột nảy mầm từ hạt.

  • Cắt 1 đoạn cây trưởng thành, cắm vào bầu giá thể. Đặt vào khu vực thoáng mát và chờ đợi. Khi cành giâm bắt đầu ra lá mới, chớ vội chuyển chậu ra ngoài. Khoảng sau 2 tháng, rễ đã ra nhiều và ăn vào bầu đất. Lúc này có thể đem khay giâm ra ngoài ánh sáng nhẹ và đợi thêm 1 tháng nữa hãy tách cây con. Cây con khi mới chuyển ra chậu riêng cũng cần đặt nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát. Sau 7 ngày có thể đem ra ánh sáng bình thường và chăm sóc như 1 cây trưởng thành.

Cây con xinh xắn khỏe mạnh.

Chăm sóc cây đuôi chuột

Đất trồng

Cây đuôi chuột phù hợp với đất thoáng và thoát nước tốt. Có thể sử dụng các thành phần tạo độ thoáng như: xơ dừa, xỉ than, đá pumice, trấu hun... Giá thể cần đủ chất dinh dưỡng, vì thế có thể trộn phân bò đã ủ hoai trong đất trồng ban đầu hoặc bón lót các loại phân chuồng hoai mục.

Giá thể thoáng giúp cây đuôi chuột phát triển thuận lợi.

Ánh sáng

Cây phù hợp với ánh nắng toàn phần hoặc bán râm. Cây cũng có khả năng chịu hạn khá tốt. Nếu để râm hoàn toàn chúng sẽ không phát triển. Vì thế, hãy đảm bảo cây của bạn được đặt trong ánh nắng trực tiếp ít nhất 4h mỗi ngày hoặc ở ánh sáng bán râm cả ngày nhé.

Cây đuôi chuột rất ưa nắng.

Nước tưới

Tưới nước thường xuyên với lượng vừa đủ. Tránh tưới quá nhiều gây úng rễ.

Cây đuôi chuột cần lượng nước vừa đủ để không bị úng rễ.

Phân bón

Ưu tiên bón phân hữu cơ hàng tuần cho cây đuôi chuột. Việc đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho cây giữ được đầy đủ dược tính nhất. Nên bón phân sau mỗi đợt thu hoạch để cây phục hồi.

Bón phân hữu cơ cho cây đuôi chuột.

Sâu bệnh

Cây gần như không bị sâu bệnh. Tuy nhiên, vì là cây thân thảo, chúng có thể dễ bị úng. Nhớ thường xuyên kiểm tra rễ và thay giá thể kịp thời trong trường hợp có dấu hiệu úng rễ. Đặt cây ở ngoài nắng và kiểm tra lượng nước cũng như độ thoáng của đất để bảo đảm cây phát triển ổn định và khỏe mạnh.

Vì là cây thuốc, đuôi chuột gần như không thu hút sâu bệnh.

Tổng kết

Rõ ràng đây là một cây thuốc quan trọng có vai trò quan trọng trong hệ thống y học, đặc biệt là trong các hệ thống y học cổ truyền và dân gian. Cây đuôi chuột cũng đã được chứng minh là có một số thành phần hóa học thực vật, là những yếu tố chính thể hiện giá trị dược liệu. Ngành dược phẩm đang mong muốn phát triển các loại thuốc mới từ nguồn tự nhiên. Vì vậy, việc phát triển các loại thuốc dân tộc truyền thống hiệu quả từ chúng có thể được xem xét trong việc điều trị bệnh.

Các sản phẩm thuốc từ cây đuôi chuột.

 ©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng
Hết hàng
 Cây đuôi chuột
 Cây đuôi chuột
 Cây đuôi chuột
 Cây đuôi chuột
 Cây đuôi chuột
 Cây đuôi chuột
 Cây đuôi chuột
 Cây đuôi chuột
 Cây đuôi chuột