Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây xương sông

Ưa nắng nhiều
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 0

Mô tả

Cây xương sông không chỉ được biết đến như là 1 cây gia vị làm cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn là loài thảo dược quý được sử dụng từ lâu. Với những ưu điểm về hương vị, tính thích nghi dễ chịu, chúng dễ dàng chiếm được lòng yêu thích và nhanh chóng được mang về trồng tại nhà.

  • Tên khoa học: Blumea Lanceolaria
  • Tên khác: rau húng ăn gỏi, kim đầu thon, xang sông, hoạt lộc thảo

 

Đặc điểm và nguồn gốc của cây xương sông

Cây xương sông là 1 loài thảo dược và là rau ăn lá. Chúng có thân thảo, chiều cao khoảng dưới 2m. Chúng sống được khá lâu (trung bình 2 năm), về già hóa gỗ. Cây chia nhánh nhưng nhánh mọc thẳng từ gốc chứ không phân thêm nhánh nhỏ. Vì cấu trúc cây như vậy, nên lá sẽ mọc từ gốc dọc lên trên. Trông chúng như 1 chùm lá ở phía ngọn.

Cây xương sông

Lá xương sông hình ngọn giáo, thuôn dài. Mũi lá nhọn, mép có răng cưa. Trên mặt lá nổi gân rất rõ. Lá ở đầu cành sẽ nhỏ dần so với lá ở phía gốc. Lá lên cao có xu hướng hơi cong ngược về phía dưới.

Cây cho hoa màu vàng nhạt, mọc ra từ nách lá. Cây có quả hình trụ.

Lá hình ngọn giáo, thuôn dài, mép có răng cưa.

Toàn bộ chi của loài cây xương sông được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, đặc biệt là Tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á. Một số loài được tìm thấy ở Úc và 1 số ít hơn ở Châu Phi. Hiện nay, chúng phân bố rộng rãi ở nhiều nước và được sử dụng để làm rau gia vị và làm thuốc.

Ứng dụng của lá cây xương sông trong ẩm thực

Lá của cây xương sông là 1 gia vị tuyệt vời cho các món gỏi. Ngoài ra, chúng còn được dùng để cuộn thịt, nấu canh cá, canh trai hoặc xào cùng rau. Chúng khử mùi tanh và làm cho món ăn thêm hương vị đậm đà.

Lá của cây xương sông được dùng để làm rau gia vị, cuốn thịt, cho hương vị rất hấp dẫn.

Thảo dược từ cây xương sông

Thông tin cơ bản về cây xương sông

Ở Việt Nam, chúng nổi tiếng với tác dụng làm rau gia vị hoặc nấu với các món thịt, cá. Ở Trung Quốc hoặc 1 số nước Đông Nam Á, chúng được dùng để trị các chứng bệnh về thấp khớp, tiêu hóa, hô hấp.

  • Bộ phận sử dụng: lá, thân, rễ, hạt
  • Cách sử dụng: dùng tươi hoặc sấy khô, phơi trong bóng râm.
  • Vị cay, tính bình.

Cây xương sông được dùng làm thuốc.

Một số bài thuốc từ cây xương sông

Các bài thuốc trị ho từ cây xương sông

Lá có thể nhúng giấm để ngậm, hoặc trẻ con dùng hấp cách thủy với mật ong cho dễ uống. Bài thuốc này chữa các bệnh về viêm họng, hô hấp rất hiệu quả nếu kiên trì làm trong 7 – 10 ngày liên tục.

Ngoài ra, loại lá này còn có thể kết hợp với lá húng chanh và lá hẹ, mật ong, chưng cách thủy để ngậm trị ho.

Cây xương sông trị ho và giải cảm hiệu quả.

Các bài thuốc khác từ cây xương sông

  • Kết hợp lá xương sông và me chua đất để lấy nước uống. Sử dụng khi trẻ sốt cao và có hiện tượng co giật.
  • Có thể sử dụng nước sắc từ hạt để làm tan đông máu, chữa các chứng về tê bì hoặc chấn thương gây tụ máu.
  • Lá xương sông kết hợp với lá xương bố, lấy nước cốt để chữa khi bị trúng gió không nói được.
  • Lá xương sông còn dùng để chườm lên các vùng bị đau nhức, sưng tấy.

Chườm lá để giảm đau nhức.

  • Bài thuốc chữa đầy bụng: sử dụng 30gr mỗi loại lá xương sông và tía tô, 10gr mỗi loại trần bì, hậu phác, sinh khương, chỉ xác. Đem các  nguyên liệu này nấu với khoảng 750ml nước, đun sôi 10 phút thì lấy ra để nguội dùng dần trong ngày.
  • Rễ của cây xương sông ngâm cùng với hoàng liên và rượu dùng để chữa nhức răng. Có thể dùng bông thấm hỗn hợp này bôi vào chân răng hoặc nướu.
  • Lá của chúng kết hợp với lá khế và me chua đất có thể chữa mề đay. Cả uống hay thoa ngoài da đều có tác dụng.

Có thể dùng ngoài để chữa một số bệnh về da.

Lưu ý khi sử dụng cây xương sông để chữa bệnh

Các bài thuốc trên được ghi chép lại theo tài liệu y học dân gian. Để tránh những tác dụng không đáng có, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn về thảo dược trước khi sử dụng.

Cách trồng và chăm sóc cây xương sông

Nhân giống cây xương sông

Giống như các loại cây gia vị khác, xương sông cũng có thể được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Hạt tự rụng cũng có khả năng mọc thành cây con. Tuy nhiên, phương pháp giâm cành sẽ cho tỷ lệ thành công cao hơn cả.

  • Để giâm cành, cần chuẩn bị giá thể thoáng, tơi và đủ ẩm. Giá thể tơi sẽ nhanh thoát nước và không làm cành giâm bị úng. Nhưng giá thể cũng cần đủ ẩm để duy trì độ ẩm cho cành chờ ngày nảy lá mới.

Giâm cành để nhân giống cây xương sông.

  • Chuẩn bị 1 chiếc kéo sắc, sạch để cắt 1 đoạn cành khoảng 15cm. Cành cần được chọn từ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh.
  • Cắm cành giâm vào giá thể đã chuẩn bị, phun nước thật nhẹ. Trong suốt thời gian chờ cành ra rễ, cần giữ độ ẩm cho cả cành và giá thể.
  • Sau khoảng 2 – 3 tuần, cành giâm sẽ bắt đầu có lá mới. Lúc này cành chỉ mới bắt đầu ra rễ. Cần đợi khoảng 3 tháng để rễ ăn nhiều ra đất và lá cũng đã nhiều thì mới chuyển chậu.
  • Khi mới chuyển chậu, luôn để chậu ở nơi tránh ánh sáng và gió mạnh. Khoảng 7 – 10 ngày thì cho cây thích ứng với ánh sáng dần dần.

Cây con trưởng thành từ cành giâm.

Chăm sóc cây xương sông

Chuẩn bị giá thể

Giá thể trồng cây cũng như giá thể giâm, cần bảo đảm những yếu tố như nhau về độ tơi và khả năng thoát nước tốt, cũng như giữ ẩm tốt cho cây. Giá thể trồng cây cần trộn cả phân bón và nên ưu tiên phân bón hữu cơ.

Ánh sáng và nước tưới

Cây xương sông ưa nắng. Vì vậy, có thể đặt cây thoải mái ở các khu vực nhận nhiều ánh sáng. Chỉ cần có 1 lượng nước tưới phù hợp, giữ đủ ẩm cho cây. Tránh để cây bị khô héo vào mùa nắng vì sẽ làm giảm dược tính trong cây. Chú ý lượng nước tưới vào mùa mưa để cây không bị ngập úng.

Canh lượng nước vừa đủ, tránh để cây ngập úng.

Bón phân

Để cây đạt được lượng dinh dưỡng tốt, cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ. Đối với các loại rau để ăn và làm thuốc, nên ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ để rau thu hoạch thật lành tính và sạch sẽ. Tùy theo loại phân bón mà cần bổ sung hàng tuần hoặc hàng tháng.

Cắt tỉa

Cây xương sông không thường bị bệnh, cũng không thu hút sâu bọ. Việc cắt tỉa chủ yếu vừa để thu hoạch vừa để cây được kích thích mọc thêm nhánh mới từ gốc.

Thỉnh thoảng, cần cắt tỉa để cây tạo nhánh mới.

Thu hoạch và bảo quản

Sau khi thu hái, có thể giữ lá để dùng tươi làm rau gia vị hoặc làm thuốc. Nếu muốn cất giữ lâu, cần phơi khô hoặc sấy khô và chứa trong hũ thủy tinh kín. Đặt hũ ở nơi thoáng mát.

Tổng kết

Lợi ích từ việc trồng cây gia vị không chỉ dừng ở việc chúng góp phần tạo ra những món ăn ngon hơn mà hầu hết các loại cây gia vị đều là 1 vị thuốc quý. Cây xương sông là 1 ví dụ cụ thể. Nếu không dùng làm thuốc, mà chỉ ăn hàng ngày, chúng đã bổ sung dinh dưỡng cho chế độ ăn. Đó cũng là 1 trong những lợi ích mà chúng ta hướng tới trong việc làm vườn cây tại nhà.

Trồng cây xương sông mang lại nhiều lợi ích. Vì vậy, chúng ngày càng phổ biến trong vườn cây của nhiều gia đình.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng
Hết hàng

0₫

Ngũ trảo

25,000₫

Kỉ tử A1

25,000₫

Hết hàng
 Cây xương sông
 Cây xương sông
 Cây xương sông
 Cây xương sông
 Cây xương sông
 Cây xương sông