Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây nho ăn lá

Ưa nắng nhiều
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 8

Mô tả

Cây nho gần như là 1 trong những loại thực vật phổ biến nhất đối với người Việt Nam. Ngày nay, chúng không chỉ được biết đến với loại quả giàu vitamin mà còn được tìm kiếm vì lợi ích mà lá nho mang lại. Lá nho được dùng để làm gì? Tại sao chúng có giá trị kinh tế lớn như vậy? Mộc Nhiên sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn trong bài viết dưới đây.

 

Đặc điểm của cây nho ăn lá

Cây nho là cây thân gỗ, sống lâu năm. Chúng là cây dây leo và phát triển rất dài. Các nhánh có tua xoắn để quấn vào điểm tựa.

Đa phần người ta quen với các loại cho chùm quả lủng lẳng màu xanh hoặc đỏ. Tuy nhiên, còn có 1 dòng nho cực kỳ chất lượng là nho ăn lá. Loài cây này có mọi đặc điểm y như các loại nho khác duy chỉ có 1 điểm khác biệt lớn là chúng không đậu quả. Thay vào đó, chúng được trồng để lấy lá.

Cây nho ăn lá được trồng để lấy lá, chúng không cho quả.

Lá của dòng nho ăn lá cũng giống như cây nho cho quả. Chúng có hình trái tim, xẻ nhiều thùy. Lá không nhẵn bóng mà mỏng và hơi sần nhẹ (không gây đau hay ngứa). Mép lá có răng cưa. Cây cho hoa màu trắng, không thơm.

Chúng có nguồn gốc từ các vùng khô ở Âu Á. Ở nước ta, chúng thường tập trung ở những khu vực có khí hậu nóng, không ngập úng. Trong đó, Ninh Thuận là nơi nổi tiếng với đặc sản là các giống nho từ cũ tới mới.

Giàn nho cho lá.

Các loại cây nho

2 giống nho lớn nhất là nho cho quả và cây nho ăn lá. Loại cho quả được chia ra làm nhiều giống khác nhau, có loại để ăn, có loại để chế biến rượu, có loại màu đỏ, có loại màu xanh, loại có hạt hoặc không hạt, loại hình tròn và loại hình dáng dài hơn.

Rất nhiều loại quả nho với hình dáng và màu sắc khác nhau.

Nho có hạt và không hạt.

Cây nho ăn lá thì chỉ có 1 loại, không cho quả. Người trồng loại này chủ yếu với mục đích sử dụng lá nho để chữa bệnh và làm món ăn.

Cây nho cho quả và cho lá là 2 loại khác nhau.

Công dụng của cây nho ăn lá

Giá trị kinh tế của cây nho

Cả cây ăn quả và cây  lấy lá đều có giá trị kinh tế rất cao. Loại ăn quả dùng để sản xuất rượu vang hoặc làm nho khô, quả tươi được bán trong chợ, siêu thị... Còn loại ăn lá được trồng để làm thuốc và sử dụng trong ngành ẩm thực. Chúng phổ biến trên toàn thế giới.

Lá và quả của cây nho đều có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, chúng là 2 loại cây khác nhau.

Giá trị thực phẩm mà quả nho và lá nho mang lại

Quả nho có tính chống oxy hóa cao, vì thế chúng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt sẽ hỗ trợ chống lão hóa, giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó hạn chế nhiều bệnh về tim mạch, huyết áp. Ngoài ra, quả nho còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vì thế chúng hỗ trợ cả sức khỏe mắt và làn da. Với nhiều ích lợi mang lại, đây cũng là 1 trong những loại quả được khuyến khích sử dụng.

Lá của cây nho giàu chất chống oxy hóa nên được sử dụng làm thuốc và làm món ăn.

Bên cạnh quả nho là 1 siêu thực phẩm thì lá nho cũng có nhiều tác dụng không kém. Sử dụng lá nho thường xuyên sẽ cung cấp thêm chất sắt và là 1 cách để bổ sung máu cho cơ thể. Với sự đa dạng về dinh dưỡng, chúng được chế biến thành các món ăn dễ dàng. Gỏi, gỏi cuốn, rau trộn, món nướng sẽ thêm hấp dẫn với thành phần từ lá nho. Trà lá nho cũng là 1 sản phẩm được ưa chuộng và mang lại giá trị kinh tế lớn trên thế giới.

Món ăn từ lá của cây nho mang hương vị hấp dẫn.

Món ăn từ lá của cây nho mang hương vị hấp dẫn.

Món ăn từ lá của cây nho mang hương vị hấp dẫn.

Ngoài ra, lá nho tạo ra hoạt động làm se và chống oxy hóa tuyệt vời. Chiết xuất lá nho rất hữu ích trong việc điều chế các sản phẩm mỹ phẩm với công dụng điều tiết bài tiết bã nhờn, phục hồi vết thương, bảo vệ da và tóc chống lại quá trình oxy hóa.

Những lưu ý khi sử dụng lá của cây nho

Nếu sử dụng lá nho để ăn, khả năng bị dị ứng rất thấp. Tuy nhiên, nếu có ý định dùng để chữa bệnh hoặc tự ý làm mỹ phẩm, cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng.

Sau khi thu hoạch lá từ cây nho, nên rửa thật kỹ trước khi sử dụng.

Cách trồng và chăm sóc cây nho ăn lá

Phương pháp nhân giống cây nho

Để nhân giống cây nho, cách tốt nhất là giâm và chiết cành. Về kỹ thuật, có chút khác nhau ở giai đoạn cắt cành, còn lại yêu cầu chung về các điều kiện sau:

  • Chọn cành khỏe, không sâu bệnh, đủ tuổi trưởng thành.
  • Giá thể giâm cần tơi, thoát nước tốt và giữ ẩm tốt.
  • Luôn giữ ẩm bầu đất và cành giâm hoặc cành chiết, cho tới khi chúng phát triển thành cây con.

Giâm cành và chiết cành để có 1 cây nho mới khỏe mạnh.

  • Việc ra mầm mới chưa phải là yếu tố quyết định thành công. Cần chờ thêm 2 – 3 tháng để bầu rễ đã bám chặt vào giá thể thì mới nên chuyển chậu.
  • Cây mới chuyển chậu cần đặt ở nơi ít ánh sáng, thoáng nhưng không có gió mạnh. Đưa cây ra thích nghi với ánh sáng dần dần.
  • Đối với cành chiết, cần chọn cành lớn để cây nhanh phát triển. Khi bóc vỏ, cần bóc 1 đoạn khoảng 3cm và cạo sạch rồi mới bọc cành.

Cây con sau khi nhân giống phát triển rất nhanh.

Cách chăm sóc cây nho

Chuẩn bị giàn cho cây nho

Trồng nho bắt buộc phải chuẩn bị giàn. Tuy là thân leo nhưng chúng không leo lên cây khác mà cần giàn để phát triển. Giàn có thể làm từ các thanh thép hoặc gỗ. Cây phát triển mạnh, vì thế giàn cần được làm vững chắc.

Nếu trồng để thu hoạch, cây nho được làm giàn rất công phu.

Sau khi làm giàn, vắt những cành dài và khỏe lên rồi buộc lại. Nên cắt hết các nhánh con để nuôi thân chính. Khi thân chính cao tới giàn thì bắt đầu giữ nhánh phụ. Khi này các nhánh phụ sẽ tự quấn vào giàn và nhanh chóng phủ kín giàn.

Một giàn đơn giản hơn để cây nho có chỗ bám và leo.

Nếu muốn nuôi cây thật già thì khi cành chính vươn tới giàn, giữ lại 2 nhánh con, cắt hết các nhánh còn lại. Như vậy, cây nho sẽ trở thành hình chữ T, với 2 cánh tay vững chắc 2 bên. Từ các nhánh chính này, các nhánh phụ sẽ tỏa rộng và thành 1 giàn cực kỳ vững chãi.

Cây nho khi đã phủ kín giàn.

Bón phân

  • Bón phân chuồng (đã hoai mục) hàng năm để hỗ trợ cải tạo đất.
  • Nên bón đạm trước khi cắt tỉa và bổ sung thêm đạm khi cây đâm chồi, ra lá. Vì là cây nho ăn lá nên dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở lá. Thời gian lá phát triển, có thể bón tiếp kali và lân.
  • Trước và sau khi cắt tỉa, cần bổ sung phân bón. Nhờ vậy, cây có năng lượng dự trữ để hồi phục.

Bón phân hữu cơ cho cây nho.

Tưới nước

Cây nho cần lượng nước khá lớn, tùy theo kích cỡ cây và tình hình thời tiết. Thông thường, rễ chúng hút nước rất nhanh nên có thể phải tưới 2 lần/ngày vào mùa nóng. Vào mùa mưa, cần nhìn mặt chậu trước khi tưới. Tránh tối đa việc ngập úng vì sẽ khiến cây chậm phát triển.

Cắt tỉa, tạo hình

Cắt tỉa các cành bệnh, cành già, ngắt lá vàng... để cây tập trung dinh dưỡng nuôi lá mạnh khỏe. Vì là cây lấy lá nên cần sự thông thoáng để tránh tối đa sâu bệnh.

Cắt tỉa cây nho cho thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

Các bệnh thường gặp

Ở Việt Nam, cây nho dễ gặp bệnh nấm trắng. Đây là hệ quả của việc thiếu ánh sáng. Biểu hiện bằng các vệt màu trắng xám trên lá. Có thể phun vôi để điều trị.

Tổng kết

Với những lợi ích mà lá nho mang lại, hẳn bạn cũng đồng ý với Mộc Nhiên rằng đây đúng là 1 giống nho rất đáng có trong vườn cây của mình. Cây nho dễ trồng hơn chúng ta nghĩ, lại không tốn nhiều công chăm sóc. Lá của chúng lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là rất dễ sử dụng hàng ngày.

Trồng cây nho ăn lá vì nhiều lợi ích xứng đáng!

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

0₫

Hết hàng

Lá mơ lông

25,000₫

 Cây nho ăn lá
 Cây nho ăn lá
 Cây nho ăn lá
 Cây nho ăn lá
 Cây nho ăn lá
 Cây nho ăn lá
 Cây nho ăn lá