Linh sam Sông Hinh tím xanh, lá nhỏ F1
Ưa nắng nhiềuMô tả
Linh sam Sông Hinh được coi là loại có nhiều ưu điểm hơn so với các loại khác. Chúng cũng có ưu thế hơn trong việc tạo dáng bonsai. Màu sắc tím xanh lạ mắt, dịu dàng là một điểm cộng khi hoa nở đồng loạt. Hương hoa thơm, ngọt dịu. Chúng được trồng theo nhiều cách: trồng chậu, hạ thổ hoặc bonsai. Tuy nhiên, cây linh sam lá nhỏ dáng bonsai vẫn hấp dẫn người chơi nhất. Trong bài viết này, Mộc Nhiên sẽ gửi đến các bạn những đặc tính thú vị của cây bonsai nói chung và của bonsai linh sam nói riêng, nhờ đó bạn sẽ thấy những lý do làm cho cây bonsai trở nên tuyệt phẩm đối với nhiều người yêu cây cảnh.
- Tên khoa học: Antidesma acidum
- Tên gọi khác: sam núi, sam gai, linh sam núi, linh sam Đà Lạt, ba chia
Linh sam Sông Hinh – đặc điểm và nguồn gốc
Linh sam được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Chúng được đặt tên theo khu vực sống, ví dụ: linh sam Sông Hinh ở huyện cùng tên tại Phú Yên, linh sam La Hai ở La Hai… Giống cây này được trồng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng được yêu thích nhất là hình dáng đa dạng của bonsai.
Với khả năng phát triển mạnh mẽ, hình dáng đẹp và dễ uốn, chúng được coi là loại linh sam phù hợp làm bonsai nhất. Không chỉ thế, cây khá dễ chăm sóc và không quá kén khí hậu. Linh sam Sông Hinh cho nhiều hoa đồng loạt, hay có hoa chùm và có mùi hương dễ chịu. Người ta còn gọi đây là giống linh sam lá nhỏ, với những chiếc lá hơi thuôn, xanh bóng.
Linh sam Sông Hinh ưa khí hậu nóng ẩm, phù hợp đặt ở vị trí có ánh sáng bán phần. Cây càng nhiều tuổi, thân nhiều lũa đẹp thì càng có giá trị kinh tế cao.
Linh sam lá nhỏ Sông Hinh được trồng dưới hình thức nào?
- Trồng chậu: đây là cách trồng phổ biến đối với nhiều người, phù hợp những sân vườn nhỏ, không có vị trí phù hợp để hạ thổ.
- Thả đất: linh sam Sông Hinh khi thả đất có thể cao hơn so với trồng chậu. Tuy nhiên cũng cần uốn cho cây vươn cao. Vì xu hướng của linh sam là phân nhánh ngang.
- Tạo dáng bonsai: nhắc tới những loại bonsai đẹp nhất thì không thể thiếu linh sam. Đối với những người có thú thưởng thức cây như một nghệ thuật tạo hình, việc tạo dáng bonsai là một niềm vui và niềm tự hào.
Tại sao cây linh sam bonsai lại có giá trị rất lớn?
Nguồn gốc của bonsai
Theo lịch sử ghi lại, bonsai không phải là một thú chơi mà là một nghệ thuật bắt nguồn từ Trung Quốc. Sau này nghệ thuật bonsai đã được quảng bá tại Nhật Bản và dần trở thành một sở thích phổ biến và sang trọng với mọi tầng lớp ở Nhật. Khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, bonsai được đưa tới hội chợ thế giới tại Paris, sau đó được truyền bá qua Anh quốc và bây giờ gần như phổ biến khắp nơi trên thế giới.
Tại sao người ta yêu thích bonsai?
Ở phương diện trang trí, bonsai là một loại cây cảnh đẹp về hình dáng và cấu trúc. Một cây bonsai rất dễ đập vào mắt người qua lại. Không chỉ phù hợp để trang trí, dáng cây và vị trí còn là thể hiện cho tâm ý của gia chủ.
Đối với nhiều người, trồng bonsai không chỉ là trồng một cái cây đẹp theo ý muốn mà còn là cách rèn luyện tính kiên trì và sự tịnh tâm. Qua cách tỉ mỉ tạo dáng một cái cây, qua những cách chăm sóc tỉ mỉ, người ta thiền định và đi vào bên trong chính mình.
Bản thân từ ngữ bonsai mang ý nghĩa về một cái cây nhỏ trồng trong chậu. Không dừng ở đó, quá trình đào tạo bonsai đã mang tới cho nó cả một nghệ thuật liên quan tới cây, rễ, thân, lá, hoa. Cái đẹp của cây bonsai nằm ở sự hài hòa từ trên xuống dưới, của chậu và cây, của thân và rễ. Cây có thể rất nhỏ hay rất lớn, nhưng chúng đều mang dáng vẻ của một cây cổ thụ. Cây bonsai để chiêm ngưỡng, thưởng lãm. Vì vậy, người tạo ra chúng phải có một tư duy tinh tế mới có thể khai sinh những tác phẩm gợi cảm. Linh sam Sông Hinh dáng bonsai cũng là tác phẩm của những nghệ nhân tài tình như thế.
Tại sao linh sam Sông Hinh phù hợp làm bonsai nhất?
Để có một cây bonsai đẹp, các tiêu chuẩn về cây, gốc, thân, rễ phải phù hợp. Những loại cây có tính thẩm mỹ cao chưa đủ. Các đặc tính dễ uốn, dễ chăm sóc và tạo tán sẽ được ưu tiên hơn. Trong số đó, không thể không kể đến linh sam Sông Hinh – dòng linh sam lá nhỏ.
Vì được tìm thấy ở nơi hoang sơ nên linh sam Sông Hinh càng được gắn với những ý nghĩa đặc biệt. Nét đẹp của bonsai được coi là sự kết hợp giữa thiên nhiên và con người. Ngoài ra, đối với dòng linh sam lá nhỏ này, những đóa hoa tím xanh nở bung trên hình dáng tuyệt tác ấy còn thể hiện cho khát vọng mạnh mẽ của con người. Bởi từ sự khắc nghiệt của tự nhiên, linh sam càng trở nên đẹp đẽ. Từ sự nhẫn nại của bàn tay con người, những hình dáng đẹp mắt được hình thành.
Không chỉ đối với linh sam mà tất cả các cây bonsai khi tạo dáng đều có thể kèm theo ý nghĩa. Ý nghĩa ấy được thể hiện qua hình dáng của cây. Ví dụ như: ngũ thường, tứ đức, tam cương...
4 tiêu chuẩn của cây bonsai đẹp
Người chơi bonsai có thể nói là rất cầu kỳ. Cái cầu kỳ đó đi ra từ những nguyên tắc riêng trong việc thưởng thức cũng như tạo ra bonsai. Để một cây bonsai được gọi là hoàn hảo, chúng cần thỏa mãn 4 yếu tố sau: Cổ - Kỳ - Mỹ - Văn
- Cổ: lấy từ chữ cổ thụ. Nhiều cây bonsai có giá trị kinh tế cao tùy theo độ tuổi của cây. Hầu hết những cây bonsai có thân, rễ và lũa đẹp thì đều là thân lâu năm.
- Kỳ: các dáng bonsai càng kỳ lạ độc đáo càng thu hút.
- Mỹ: mỗi cây bonsai có một nét đẹp riêng không lẫn vào đâu được. Nếu có thể tạo dáng cây đẹp độc nhất thì gần như đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật bonsai.
- Văn: là ý nghĩa của mỗi cây mà người tạo nên nó muốn gửi gắm vào.
Thêm vào đó, nếu cây có nhiều hoa, màu sắc hoa được yêu thích thì càng được ưu tiên. Lá nhỏ và đẹp cũng không kém phần quan trọng. Rễ cây xòe đều, gân guốc, lộ lên trên mặt chậu một phần. Sự sần sùi già cỗi, sự chênh lệch đường kính giữa gốc và ngọn là những điều tạo nên giá trị của cây bonsai nói chung, linh sam lá nhỏ bonsai nói riêng.
Các loại bonsai trên thế giới
Phân biệt theo kích cỡ
Trên thế giới, người ta chia bonsai thành bốn nhóm:
- Bonsai mini: chiều cao dưới 15cm
- Loại nhỏ: chiều cao 16 – 30cm
- Loại trung bình: chiều cao 31 – 60cm
- Bonsai lớn hay còn gọi là bonsai sân vườn: chiều cao trên 60cm, được đặt trước nhà, biệt thự, khách sạn.
Ngoài ra, gần đây Nhật Bản mới phát minh ra loại cây mới: bonsai không khí. Chúng lơ lửng trong không khí, được gọi là bonsai bay. Có thể gọi đây là bonsai công nghệ vì chúng ứng dụng lực từ trường của nam châm để làm cho cây lơ lửng và xoay vòng trong không trung.
Phân biệt theo dáng cây
Dáng cây bonsai và ý nghĩa
Dáng cây bonsai có rất nhiều loại, vì nó phụ thuộc vào ý đồ của người tạo dáng và ý nghĩa muốn chuyển tải. Một số loại còn thể hiện nét ý nghĩa văn hóa như: song thụ, bạt phong, tam tòng (3 tầng của cây), ngũ thường (5 nhánh), tứ đức (4 đoạn). Tuy vậy, nhìn chung các loại bonsai chia ra thành một số dáng cơ bản dưới đây. Linh sam Sông Hinh cũng không là ngoại lệ. Mộc Nhiên minh họa từng dáng cây bằng các loại cây linh sam bonsai.
10 dáng linh sam bonsai phổ biến nhất
- Dáng huyền (hay còn gọi là dáng bay) là thế dáng cơ bản và phổ biến nhất trong cây cảnh bonsai. Các cây này trông như thác đổ từ trên sườn núi. Khi tạo dáng, người ta sẽ đặt nhánh cao nhất ở khoảng lưng chừng chậu, sau đó hạ dần các nhánh thấp xuống mép chậu và đổ xuống dưới thấp nữa.
- Dáng xiên (hay còn gọi là dáng siêu): thân cây nằm xiên về một phía, thân nhỏ dần từ gốc lên ngọn.
- Dáng trực hoành: trục thân nằm ngay ngắn phát triển ngang ra ngoài, song song với mặt chậu
- Dáng trực lắc: thân vươn thẳng, dáng hơi cong như chữ S. Thân chính nhỏ dần về phía ngọn.
- Dáng bạt phong (gió lùa): toàn bộ thân và cành dồn về một phía, khi nhìn có cảm giác làn gió tạt qua thổi cây hết về một phía.
- Dáng đổ: khác với dáng huyền, dáng đổ sẽ được đặt trên cao và toàn bộ thân đổ từ chậu xuống dưới.
- Bonsai song thụ (2 thân): 2 cây ghép cùng 1 gốc, mang ý nghĩa về tình cảm vợ chồng, phụ tử, bằng hữu.
- Bonsai tam đa (3 thân): mang ý nghĩa phúc lộc thọ.
- Bonsai dáng quái: dành cho những thân cây kỳ lạ. Chúng được cắt tỉa công phu và tạo nên sự cổ kính bắt mắt.
- Bonsai dáng lão: gốc to, thân cổ thụ lâu năm.
Tổng kết
©Copyright by Moc Nhien Farm