Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cỏ lan chi

Ưa nắng vừa
25,000₫ / cây 12 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 12

Mô tả

Cây lan chi có vẻ ngoài mong manh nhưng nó lại chứa đựng một sức sống rất mãnh liệt. Chúng phát triển và sinh sôi nảy nở rất nhanh, thuộc loại cây thân thảo cực kỳ dễ trồng. Gần như không phải chăm sóc gì mà cây vẫn tràn đầy sức sống. Đây là một loại cây ngoại thất và nội thất, được tận dụng để tạo mảng xanh cho không gian trong nhà cũng như ngoài sân vườn. Một loài cây bé nhỏ và dễ tính như vậy có cần lưu ý gì đặc biệt không? Hãy cùng tìm hiểu cùng Mộc Nhiên nhé.

  • Tên khoa học: Chlorophytum Comosum
  • Tên tiếng Anh: Spider plant
  • Tên gọi khác: cây thảo lan chi, lan bạch chỉ, cây mẫu tử, lục thảo thưa, cỏ dây nhện, cỏ chỉ, cỏ lan chi

 

Nguồn gốc của cây cỏ lan chi

Theo các sử sách được ghi chép lại, cây lan chi có nguồn gốc từ Châu Phi. Vào năm 1974, loài cây này được Carl Peter Thunderberg đặt tên là Anthericum comosum. Đến năm 1862, nó được Henri Antoine nghiên cứu và xếp lại vào chi lục thảo (Chlorophytum). Do có nguồn gốc từ lục địa đen nên loài cây này thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới như Thái Lan, Việt Nam…

Người ta thường trồng chúng để treo tường, tạo thành tường cây, lối đi, trang trí văn phòng, bàn làm việc…

Cây lan chi

Đặc điểm của cây lan chi (cây dây nhện)

Vì là thân thảo nên cây có chiều cao khá khiêm tốn. Mỗi cây trung bình chỉ cao khoảng từ 40 – 50cm với bộ rễ ngắn mọc thành chùm. Rễ dạng củ, mọng nước. 1 bộ rễ có nhiều củ gắn liền nhau.

Bộ rễ mọng nước, dạng củ.

Lá cây mọc sát đất có hình mác, thuôn dài, cong dần về phía ngọn. Mỗi lá dài khoảng 15 – 30cm và rộng khoảng 2,5cm. Lá có viền màu trắng, bên trong màu xanh.

Lá của cây lan chi có viền màu trắng.

Hoa lan chi có hình ngôi sao nhỏ nhắn và thường mọc thành cụm ở đầu cành. Mỗi hoa có năm cánh bao bọc phần nhụy vàng. Hoa ra quanh năm và cây không có quả. Chúng lan rất nhanh, chỉ cần một chút đất ẩm là nảy cây con mới.

Hoa lan chi

Phân biệt cây lan chi và mẫu tử

Lan chi thường hay bị nhầm lẫn vì dáng lá của nhiều loại khá giống. Để phân biệt, có khi phải căn cứ vào rễ.

Cây mẫu tử là một loại thường dễ bị nhầm nhất. Cả hai loại đều có dáng lá như lưỡi mác, có sọc và là cây kiểng ưa ẩm, dễ trồng. Khác với cây lan chi, mẫu tử có màu sắc đa dạng hơn, có khi chúng có sọc có khi không, có khi phần lá màu vàng hoặc trắng. Rễ của mẫu tử là rễ sợi, không phải rễ củ như lan chi.

Phân biệt cây lan chi và cây mẫu tử.

Cây mẫu tử khi ra vòi hoa thì vòi hoa sẽ phát triển thành cây con. Nhưng lan chi thì không, loại này chỉ có thể tách rễ củ để trồng thành cây mới.

Phần vòi hoa của cây mẫu tử sẽ phát triển thành cây  con ngay khi gặp đất ẩm.

Phần vòi hoa của cây mẫu tử sẽ phát triển thành cây  con ngay khi gặp đất ẩm.

Ý nghĩa của cỏ lan chi

Từ lâu, cây lan chi đã được coi là biểu tượng cho một tinh thần kiên định, ý chí bền bỉ. Sức sống mãnh liệt của nó cũng thể hiện cho sự mạnh mẽ, dẻo dai, khả năng vượt lên khỏi nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống.

Trong phong thủy, cây được tin là có khả năng xua đuổi tà ma, vận xui. Các thầy phong thủy nhận định rằng đây là một tấm bùa hộ mệnh. Không chỉ đem lại may mắn, tài lộc mà còn đem lại sự bình yên hạnh phúc cho gia chủ.

Cây lan chi có rất nhiều  ý nghĩa may mắn.

Cây lan chi có tác dụng gì?

Cây lan chi tốt cho sức khỏe

Cây lan chi nếu được sử dụng đúng cách sẽ có khả năng hỗ trợ để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu… nhờ vào phần rễ của chúng. Thân cây còn được dùng để giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt… Ngoài ra, còn có thể giã nhuyễn thân cây rồi đắp lên vết thương để vết thương mau phồi phục.

Cây lan chi tốt cho sức khỏe, tuy không phổ biến để điều trị bệnh tại Việt Nam.

Cây lan chi thanh lọc không khí

Dựa theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, khả năng thanh lọc không khí lẫn ích lợi của cây lan chi lên môi trường sống rất lớn. Bên trong lá có một hợp chất được gọi là chlorophyll. Hợp chất này có khả năng hấp thu các tia điện tử được phát ra từ các thiết bị xung quanh rất tốt.

NASA đã nghiên cứu và cho rằng khả năng thanh lọc không khí của cây dây nhện này có thể giúp cải thiện trí nhớ và tăng hiệu quả làm việc. Đó là một trong những lý do chúng thường được đặt ở những nơi đông người qua lại hoặc bàn làm việc cá nhân.

Cỏ lan chi hay được đặt trong nhà vì có tác dụng thanh lọc không khí.

Cây lan chi trang trí nhà cửa

Do đặc tính nhỏ nhắn vốn có nên rất dễ tìm nơi phù hợp để trồng. Có thể đặt cây ở không gian hẹp như bàn làm việc, phòng họp. Cũng có thể trang trí ở nơi không gian thoáng đãng như cửa sổ, phòng khách, sân vườn, ban công. Một cách thú vị khác là trồng thủy sinh trong những chai thủy tinh để ngắm rễ.

Trồng cây lan chi để trang trí không gian sống bên trong và ngoài nhà.

Trồng cây lan chi để trang trí không gian sống bên trong và ngoài nhà.

Cây lan chi làm quà tặng

Ngày nay, việc sử dụng cây cảnh làm quà tặng cũng rất thịnh hành và có ý nghĩa. Cây lan chi rất phù hợp, vì nó mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Hơn nữa, chúng có rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Chúng còn rất dễ sử dụng để trang trí cho không gian trong nhà.

Đây cũng là một món quà tặng ý nghĩa.

Nhân giống cây cỏ lan chi

Nhân giống bằng phương pháp tách gốc

Phương pháp nhân giống được ưa chuộng và hiệu quả nhất là tách gốc. Các nhà vườn thường trồng lan chi vào đầu mùa xuân hoặc khi thời tiết mát mẻ. Phương pháp này sẽ nhân giống được nhiều cây con từ một cây mẹ.

Lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh, có khả năng kháng sâu bệnh tốt, bộ rễ đã phát triển đầy đủ. Sau đó tiến hành tách từng cây con và đưa chúng vào giá thể đã được chuẩn bị sẵn. Cần phải liên tục giữ ẩm cho đất để cây mau lớn.

Tách gốc lan chi để trồng thành cây mới.

Nhân giống bằng hạt

  • Cách nhân giống này thì ít phổ biến hơn so với hai phương pháp trên. Thời điểm thích hợp để gieo hạt lan chi là vào đầu mùa mưa, khi độ ẩm của đất cao và nhiệt độ môi trường mát mẻ.
  • Khi tiến hành gieo hạt thì lớp đất phủ lên hạt không nên quá 0.5cm. Nếu nhiệt độ trung bình duy trì khoảng 15 độ C thì chỉ sau 2 tuần cây con sẽ bắt đầu xuất hiện.
  • Khi đã hình thành cây con rồi thì nên liên lục tưới nước và bón phân đều đặn cho cây để cây phát triển tốt.

Nhân giống bằng hạt.

Trồng cây lan chi thủy sinh

Điểm đặc biệt ở lan chi mà những loại cây khác không có được là chúng còn có thể trồng được trong môi trường nước. Cách thực hiện như sau:

  • Tách một cây con từ cây mẹ sao cho phần rễ còn nguyên vẹn và làm sạch đất ở rễ.
  • Chuẩn bị chai, lọ để trồng cây: đa phần người trồng lan chi thủy sinh đều ưu tiên sử dụng giá thể thủy tinh để có thể dễ dàng quan sát mực nước và bộ rễ của cây. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng ly, cốc, chậu bằng sành, sứ.

Phương pháp trồng cây lan chi thủy sinh.

  • Cho cây vào và đổ nước ngập rễ. Nếu cây không chạm đáy thì cần phải làm thêm một bệ đỡ để phần lá không bị ngập nước.
  • Chăm sóc: bổ sung thêm nước cho cây với chu kỳ 1 lần/tuần. Bổ sung dinh dưỡng dạng dung dịch 1 lần/tháng. Cho dưỡng chất vào trong nước rồi hòa tan.
  • Sau khi bộ rễ của cây phát triển hoàn thiện thì không để nước ngập toàn bộ rễ nữa mà giảm xuống còn 2/3 rễ.

Trồng lan chi bằng phương pháp thủy sinh.

Trồng lan chi bằng phương pháp thủy sinh.

Vị trí thích hợp để trồng cây lan chi

Do lan chi là một loại cây nhỏ nhắn nên rất dễ để lựa chọn vị trí để trồng:

  • Trồng cây lan chi trên ban công hay treo chúng lên sẽ tạo nên một điểm nhấn thu hút cho ban công. Không chỉ vậy, lan chi sẽ đóng vai trò như một “hàng rào” ngăn bớt bụi xâm nhập. Nhờ đó, chúng hỗ trợ để tạo nên một bầu không khí trong lành hơn.

Chậu treo xinh xắn.

  • Một chậu lan chi nho nhỏ trên bàn làm việc sẽ hấp thu bớt những tia tử ngoại phát ra từ điện thoại, máy tính. Chỉ cần nhìn ngắm chậu cây kiểng này thôi cũng đủ để làm dịu lại đôi mắt mệt mỏi, giảm căng thẳng và khiến tinh thần sảng khoái hơn.
  • Kích thước của lan chi khá nhỏ nên chúng còn có thể được trồng thành từng hàng ttạo thành lối đi dẫn vào nhà. Mặt khác, nó còn mang lại ý nghĩa thu hút tài lộc, tăng cường sức khỏe và may mắn cho gia chủ.

Trồng lan chi để trang trí và thanh lọc không gian.

Cách chăm sóc cây lan chi

Ánh sáng

Cây lan chi ưa bóng râm, và không chịu được ánh sáng trực tiếp trong nhiều giờ liền. Vị trí trồng cây nên thoáng mát và có cường độ ánh sáng nhẹ để cây có khả năng phát triển tốt, không bi héo.

Đất trồng

Cây lan chi rất dễ trồng và không kén đất nhưng vẫn ưu tiên sử dụng đất mùn và những loại đất có hàm lượng chất dinh dưỡng dao. Lưu ý giá thể dùng để trồng cây cần phải đảm bảo có độ thoát nước tốt.

Giá thể thoáng sẽ không làm cây bị úng rễ.

Nước

Cần phải liên tục giữ ẩm cho đất để cây hấp thu đủ dưỡng chất và phát triển tốt. Thiếu nước, cây dễ bị khô héo và sẽ khó nhân giống được.

Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng dao động trong khoảng 18 – 24 độ C. Cũng vì lí do này, cây lan chi thường được trồng ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới.

Lan chi có khả năng thích nghi nhiệt độ khá tốt.

Tuy nhiệt độ lý tưởng là vậy nhưng nếu nhiệt độ thấp hay cao hơn thì cây sẽ không thể phát triển mạnh như ngoài nắng chứ không hoàn toàn gây chết cây. Vì vậy, nếu trồng lan chi trong văn phòng máy lạnh một thời gian dài thì vẫn nên dành chút thời gian mỗi ngày để đưa cây ra ngoài trời. Nhờ vây, cây được cân bằng lại nhiệt độ và sẽ phát triển tối ưu dù ở trong nhà.

Bón phân

Cây lan chi dễ bị vàng, héo lá nếu không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng trong đất. Tuy vậy, chúng cũng không quá kén dinh dưỡng. Có thể bón phân định kỳ theo tháng. Bổ sung thêm đạm khi cây trong kỳ ra hoa. Nếu nhiệt độ xuống ngưỡng dưới 4 độ C thì không nên tưới và bón phân cho cây.

Không cần bón phân thường xuyên nhưng nên sử dụng phân bón hữu cơ.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây lan chi nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị thối rễ. Ngoài ra, chúng dễ mắc phải bệnh than cỏ, héo rũ, mốc trắng. Hiện tượng này xảy ra khi lượng phân bón, lượng nước và nhiệt độ của cây không phù hợp. Cho nên muốn cây hết bệnh này thì nên thay đổi cách chăm sóc cây cho hợp lý.

Rệp là một trong những loại côn trùng rất hay ký sinh ở mặt dưới lá. Để trị rệp, dùng dung dịch nước rửa chén pha loãng phun lên lá của cây bị bệnh 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi rệp không còn xuất hiện nữa. Chỉ nên xịt dung dịch lên lá chứ không tưới lên đất để tránh cây hấp thụ hóa chất độc hại.

Một số loại bệnh phổ biến ở cây lan chi.

Tổng kết

Lan chi có tác dụng thanh lọc không khí rất đáng kể. Trái ngược với dáng vẻ nhỏ nhắn xinh xinh, tiềm năng của chúng rất lớn. Vì nhỏ xinh nên chúng thích hợp làm chậu cảnh để bàn. Loại cây bé nhỏ này cũng rất dễ trồng. Chúng còn mang đến sự nhẹ nhàng, mộc mạc. Nếu bạn đang tìm một loại cây cảnh để trang trí thì đây chính là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn.

Cây dây nhện

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

0₫

Hết hàng

0₫

Hết hàng
Hết hàng

0₫

 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi
 Cỏ lan chi