Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây sanh cẩm thạch

Ưa nắng nhiều
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 0

Mô tả

Cây sanh cẩm thạch có hai màu trên cùng một chiếc lá: trắng kem và xanh nhạt. Chúng loang lổ đẹp mắt nên tạo điểm nhấn khác lạ và ấn tượng cho không gian. Cây dễ trồng, phát triển mạnh, nhánh rũ xuống duyên dáng. Cây cũng có thể trồng trong nhà ở nơi có hứng nắng hoặc thả đất sẽ thành cây cổ thụ. Ở bài viết này, Mộc Nhiên sẽ gửi đến các bạn những hình ảnh rất đẹp về loài cây này nhé.

  • Tên khoa học: Ficus Benjamina Varieagted
  • Tên tiếng Anh: Weeping fig, Benjamin fig, Ficus tree
  • Tên gọi khác: si đốm, sanh đốm, cây gừa

 

Cây sanh cẩm thạch – nguồn gốc và đặc điểm

Có nguồn gốc từ Ấn Độ và Bắc Úc, cây sanh cẩm thạch từ lâu đã là một loại cây cảnh có giá trị cao. Đây là cây thân gỗ, lá nhiều, được trồng làm cảnh và lấy bóng mát. Nhiều cây cổ thụ gắn liền với tuổi thơ của cả 1 thế hệ. Chiều cao có thể tới hơn 10m nếu hạ thổ. Tuy nhiên, nhiều người cũng thích trồng chậu và tạo dáng cho cây để phù hợp với không gian của vườn nhà.

Cây sanh cẩm thạch

Cây phân thành rất nhiều nhánh, rũ xuống nhẹ nhàng trông rất duyên dáng. Dù trồng trong chậu hay thả đất đều rất hút mắt người nhìn. Cây còn được ưa chuộng vì có thể tạo dáng bonsai rất đẹp.

Cây sanh bonsai

Cũng cùng giống với cây sanh thường nhưng giống cẩm thạch có màu sắc đặc biệt như ngọc cẩm thạch. Sắc của lá có hai màu xanh nhạt và trắng kem. Hai màu này pha trộn loang lổ rất nổi bật so với phần lớn các sắc xanh lá khác. Màu sắc này có phần giống với cây đinh lăng cẩm thạch.

Sự khác nhau giữa cây sanh thường và cây cẩm thạch.

Cây có cho quả, bên trong có hạt và có thể nảy mầm thành cây con. Vì vậy, dưới gốc dễ thấy nhiều cây con mọc lên.

Cận cảnh những chiếc lá tươi sáng của cây sanh cẩm thạch.

Giá trị của cây sanh cẩm thạch

Cây sanh và sanh cẩm thạch đều được đánh giá rất cao. Tuy chỉ khác nhau về màu lá nhưng ý nghĩa chúng mang đến là như nhau.

Là 1 trong bộ Tứ Linh (Đa – Si – Sung – Sanh), loài cây này không chỉ là cây trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Người biết chơi cây sẽ sưu tầm đủ bộ, tạo dáng bonsai theo ý nghĩa phong thủy. Vì những lý do đó mà nhiều cây sanh có giá rất cao, lên đến hàng tỷ đồng.

Bộ Tứ Linh: đa - si - sung - sanh.

Tại Việt Nam, có 2 cây sanh nổi tiếng với giá trị lần lượt là 14 tỷ và 120 tỷ. Cây 14 tỷ hiện đang ở thành phố Huế, theo nhiều thông tin là của ông Ngô Đình Cẩn. Cây 120 tỷ hiện ở Phú Thọ, đã được lên tạp chí về nghệ thuật chơi bonsai của Mỹ và được định giá 6 triệu USD (120 tỷ đồng).

Điểm chung của những cây có giá cao ngút trời là tuổi tác. Chúng phải lên đến trên 100 tuổi, với kích thước vô cùng lớn và tỏa bóng rất rộng. Nét thu hút kỳ bí chính là ở bộ rễ trồi lên mặt đất, làm thành cả 1 mê cung cho trẻ nhỏ chơi đùa. Ngoài ra, theo thời gian và sự chăm chút của con người, chúng có hình dáng độc đáo. Cuối cùng, thêm 1 lý do để tăng sức thu hút chính là rất nhiều truyền thuyết và chuyện kể xung quanh chúng, tạo nên những giai thoại thú vị làm cho người ta tò mò.

Những cây sanh cổ thụ luôn thu hút sự tò mò của rất nhiều người gần lẫn xa.

Cây sanh – cây trang trí tuyệt đẹp

1 lý do lớn làm cho cây sanh được yêu thích rất lâu là khả năng tỏa bóng mát. Có những ngôi nhà được núp bóng dưới cây cổ thụ, tán tỏa rộng khắp sân chơi. Chúng trở thành 1 người bạn thân thiết của gia đình, là nơi lắng nghe biết bao câu chuyện của con người.

Ngôi nhà núp bóng dưới cây sanh cổ thụ.

Đối với những gia đình có không gian nhỏ, sanh cẩm thạch được trồng trong chậu. Chúng có thể được giới hạn chiều cao ngang tầm mắt, đặt ở 1 góc sân làm sáng không gian hơn.

Bên cạnh đó, cây còn có được tạo dáng bonsai tùy theo sở thích của gia chủ. Cây bonsai không chỉ để ngắm mà còn mang lại giá trị kinh tế rất cao.

Cây trồng chậu nhỏ để trang trí trong nhà và ngoài vườn.

Cây trồng chậu nhỏ để trang trí trong nhà và ngoài vườn.

Cách trồng và chăm sóc cây sanh cẩm thạch

Tạo rễ và tạo tán cho cây sanh

Cây sanh ghi điểm trong mắt nhiều người là ở bộ rễ và thân cổ thụ. Nhiều cây có tuổi đời lâu năm nhưng không lớn, mà thân và rễ rất đẹp. Nếu để tự nhiên, rễ cây cũng sẽ buông xuống và các sợi rễ đều nổi lên trên. Chúng ra rễ từ thân thành sợi dài xuống mặt đất.

Nếu muốn tạo rễ ở vị trí mong muốn, có thể bó xơ dừa vào khu vực đó. Cũng có thể lấy dao rạch 1 mảng rồi phun dung dịch kích rễ vào chỗ vừa rạch. Giữ ẩm liên tục và từ vị trí đó sẽ mọc rễ.

Một trong những cây sanh được tạo rễ rất kỳ công.

Một cách khác nữa là ghép rễ. Kỹ thuật gần giống như ghép cành. Lấy mảng rễ từ cây khác, còn dính 1 phần vỏ thân. Rạch cây mẹ và đặt mảng rễ ở trên vào. Quấn chặt, giữ ẩm. Phần rễ ghép này sẽ phát triển thành rễ mới cho cây mẹ.

Ngoài việc tạo rễ thì chúng còn được tạo tán và tạo dáng cây. Việc tạo tán tác động vào phần thân, nhánh và lá. Tán như thế nào tùy thuộc vào ý thích của người trồng.

Tạo tán hoặc tạo dáng cho cây.

Tạo tán hoặc tạo dáng cho cây.

Nhân giống cây sanh cẩm thạch

Cây sanh có thể được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Hạt tự nảy mầm vào lúc bạn không để ý. Nhìn những cây con xung quanh khu vực có cây sanh mà xem! Chúng mọc lên từ lúc nào!

Ngoài ra, bạn có thể lấy hạt từ quả và gieo vào đất ẩm. Chúng sẽ nhanh chóng nảy mầm. Khi cây con ra nhiều lá, có thể cho vào chậu để chăm sóc.

Nhân giống sanh cẩm thạch bằng phương pháp giâm cành.

Tuy vậy, phương pháp giâm cành vẫn được đánh giá là cho tỷ lệ thành công cao nhất và cây con phát triển khỏe mạnh nhất. Với phương pháp này, cần lưu ý một vài kỹ thuật sau:

  • Chọn cành giâm khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cắt 1 đoạn khoảng 20cm.
  • Cũng như gieo hạt, giá thể giâm cành cũng cần đủ ẩm và thoát nước tốt để không làm úng cành.
  • Sau khi cắm cành giâm, luôn luôn giữ ẩm cành giâm và giá thể cho tới khi chúng thành 1 cây con ổn định.
  • Khi cây mới ra mầm non, không nên chuyển chậu ngay. Đợi khoảng 2 – 3 tháng, để rễ ra nhiều và ổn định thì chuyển chậu.
  • Cây mới chuyển chậu không đặt ngoài nắng. Để cây trong bóng râm, thích nghi với ánh sáng dần dần.

Một cây con phát triển khỏe mạnh.

Kỹ thuật chăm sóc cây sanh

  • Cây sanh không kén chọn đất trồng. Chúng dễ phát triển ở mọi loại địa hình và các điều kiện đất khác nhau. Chúng ưa nắng, nhưng cũng có thể chịu được ánh sáng bán phần.
  • Chúng cũng không đòi hỏi nhiều về dinh dưỡng. Chỉ cần bón định kỳ hàng tháng với bất kỳ loại phân bón nào có sẵn. Ưu tiên phân bón hữu cơ để duy trì hệ sinh vật đa dạng trong đất. Nếu hạ thổ, cây gần như không cần chăm sóc gì nhiều mà vẫn phát triển rất mạnh.

Chúng ưa nắng và cũng có thể chịu ánh sáng bán phần.

  • Khi trồng chậu, cây sanh cần được bảo đảm đủ nước. Nếu thiếu nước, chúng sẽ héo rũ và có thể rụng sạch lá. Cây sẽ không chết và vẫn nảy lá mới khi được tưới trở lại. Tuy nhiên, sẽ mất 1 thời gian để chúng lấy lại sức sống như ban đầu.
  • Người ta thường cắt tỉa nếu muốn giới hạn chiều cao hoặc tạo dáng bonsai. Ngoài ra, chúng gần như không cần phải cắt tỉa. Đôi khi cây sẽ bị rệp bám trên lá. Trong trường hợp bị nặng, buộc phải cắt tỉa để tránh lây lan.

Cắt tỉa để tạo dáng cho sanh cẩm thạch.

Vị trí phù hợp để trồng cây sanh cẩm thạch

Với hình dáng và màu sắc đẹp mắt, cây sanh cẩm thạch thường được trồng ở hàng rào, trồng viền các khuôn viên, đường phố, trường học. Nhiều gia đình dùng để trang trí tạo điểm nhấn nơi vườn nhà. Cây cũng có thể đặt trong nhà ở nơi có nắng nhẹ. Chúng còn được xem là loại cây nội thất mang đến sự sinh động và vui mắt cho không gian sống.

Người ta tin loại cây này thu hút những điều may mắn tốt đẹp. Vì thế, chúng cũng hay được đặt ở trước sân nhà.

Đây là cây trang trí nội thất rất được ưa chuộng.

Đây là cây trang trí nội thất rất được ưa chuộng.

Có bao nhiêu loại sanh cảnh? Cách phân biệt cây sanh và cây si?

Loại cây sanh có lá thông thường được chia làm nhiều loại. Mỗi loại có tên kèm theo tên vùng miền. Ở mỗi vùng miền, sự phát triển của chúng khác nhau chủ yếu ở kích cỡ lá và màu lá. Trong số đó, có các loại phổ biến như: sanh Hải Hậu, sanh Nam Điền, sanh Thái Nguyên, sanh Ninh Bình, sanh lá mỏng.

Phân biệt cây sanh và cây si.

Phân biệt cây sanh và cây si.

Tuy nhiên, chỉ có duy nhất sanh cẩm thạch là có màu lá đặc biệt được phối giữa 2 màu sắc. Đây cũng là loại duy nhất khác biệt vì nổi bật hơn hẳn. Vì thế, chúng không dễ bị nhầm lẫn với cây si hay bất cứ loại sanh nào khác.

Tổng kết

Cây sanh mang lại may mắn cho gia đình.

Cây sanh được coi như một loại cây trấn giữ nhà cửa, mang lại vượng khí cho gia chủ. Với tán cây tỏa rộng và tuổi đời lâu năm, chúng như người bạn thân thiết. Riêng sanh cẩm thạch mang vẻ đẹp độc đáo của những chiếc lá lốm đốm. Vì thế, việc trồng cây nhỏ hay lớn đều làm bừng sáng góc không gian nơi vườn nhà.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

0₫

Hết hàng

0₫

 Cây sanh cẩm thạch
 Cây sanh cẩm thạch
 Cây sanh cẩm thạch
 Cây sanh cẩm thạch
 Cây sanh cẩm thạch
 Cây sanh cẩm thạch
 Cây sanh cẩm thạch
 Cây sanh cẩm thạch
 Cây sanh cẩm thạch