Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây dây leo cát đằng cẩm thạch A1

Ưa nắng nhiều
60,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 7

Mô tả

Cây dây leo mang lại rất nhiều lợi ích cho người trồng. Hiện nay, chúng được trồng nhiều hơn vì mảng xanh của chúng góp phần thanh lọc không khí và mang lại không gian xinh đẹp cho ngôi nhà. Không chỉ thế, chúng lại rất dễ chăm sóc và phát triển rất mạnh. Cây dây leo nói chung và cát đằng nói riêng phù hợp với những khu vực như thế nào? Có cần lưu ý gì khi chăm sóc chúng không? Bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất.

  • Tên khoa học: Thunbergia Grandiflora
  • Tên tiếng Anh: Blue trumpet vine, Bengal clock vineBengal trumpet, Blue thunbergia, ClockvineSkyvine
  • Tên thường gọi: dây bông xanh, dây cát đằng, cây bông báo

 

Khái niệm về cây dây leo

Cây dây leo thường mang thân gỗ. Chúng đâm ra nhiều cành mềm dẻo. Có loại có tua cuốn và vòi bám để bám vào tường hoặc cuốn vào điểm bám. Cũng có loại không có tua cuốn, thì chúng sẽ có gai để không bị rớt xuống, ví dụ như hoa giấy, hoa hồng. Chúng có rất nhiều loại. Dây leo chỉ là một cái tên để phân biệt hình thức phát triển của cây.

Cây dây leo phủ xanh cả một không gian rộng lớn.

Cây leo  thường bắt đầu phân nhánh ở trên cao, vì vậy phần không gian gần mặt đất thường trống. Để tạo một thân leo đẹp, người ta thường tạo trụ ở dưới thấp, và giàn ngang ở trên cao. Nhánh của cây dây leo sẽ bám vào phần giàn trên cao, rồi phủ xanh giàn bằng lá của chúng.

Làm giàn cho cây hoa hồng leo.

Không phải loại cây leo nào cũng có hoa nhưng đa phần là chúng cho hoa rất siêng. Một số loại còn có quả. Cây dây leo đặc biệt ưa nắng, càng nhiều nắng chúng phát triển càng mạnh. Ngoài ra có một số loại dây leo lá ưa khí hậu nhiệt đới và ẩm ướt, ví dụ như cây thường xuân.

Thường xuân là một trong những loại dây leo phát triển tốt nơi có khí hậu mát và ẩm.

Mộc Nhiên Farm hiện có những loại cây dây leo nào?

Sắc màu tím xanh, tím hồng thơ mộng lúc nào cũng được tìm kiếm nhiều nhất. Mai xanh Thái leo với hàng loạt chuỗi hoa rợp khung trời xanh tím. Hoa lan tỏi tím cà pha hồng mong manh dịu dàng. Những dây hoa tigon hình trái tim ngọt ngào quấn quýt bên hàng rào. Hay một loại dây leo cực kỳ hữu ích là cây hoa đậu biếc.

Các loại cây dây leo màu tím hoặc xanh mang lại không gian thơ mộng và lãng mạn vô cùng.

Bên cạnh đó, những màu sắc rực rỡ khác lại tô điểm cho ngôi nhà tràn đầy sức sống, rạng rỡ quanh năm: màu vàng dịu dàng của lan hoàng dương, sắc nắng tươi rực rỡ của hoa móng vuốt mèo, màu cam cháy bỏng của cúc leo Mexico. Còn nếu bạn thích gam màu trắng tinh khiết thì hoa hoàng hôn, mai trắng Thái leohoa tigon trắng là những lựa chọn tuyệt vời.

Các loại leo cho hoa màu trắng làm cho không gian bừng sáng, yểu điệu và dịu dàng.

Bộ sưu tập cây dây leo của Mộc Nhiên Farm luôn phải được cập nhật liên tục. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy việc trồng cây dây leo hiện mang lại nhiều lợi ích rõ ràng như thế nào.

Tại sao nên trồng cây leo tường?

Thời gian gần đây, cây dây leo được đưa về trồng ở cả phố thị và các nhà có ban công hoặc sân thượng. Khi khí hậu càng nóng lên, bụi và tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường càng nhiều thì việc trồng những giàn cây xanh mát là chuyện không thể chần chừ. Cây dây leo có lợi thế về nhiều mặt. Chúng phát triển rất khỏe và nhanh, không cần chăm sóc quá kỹ vẫn cho một giàn leo xanh rợp. Hơn nữa, đa phần chúng đều có hoa với nhiều màu sắc rất đẹp. Ví dụ như cát đằng, màu hoa tím nhạt làm dịu đi cái nắng trưa oi ả. Cát đằng với những dây hoa rủ từ trên cao xuống hẳn làm thành một khung trời thơ mộng biết bao.

Giàn cây dây leo cát đằng làm dịu mát tâm hồn.

Kể cả một ngôi nhà với không gian vừa phải, chỉ cần có một cánh cổng cao thì điều đầu tiên người ta nghĩ tới là một giàn cây xanh mát phủ lên cổng. Cây dây leo vừa làm cho ngôi nhà thêm duyên dáng, vừa cản bớt bụi, lại mang tới không gian trong lành và lãng mạn. Người ta ví von giàn cây leo như chiếc máy điều hòa, hoặc như một tấm rèm buông hững hờ trước cổng.

Nhìn một cánh cổng hay bờ tường được phủ dây leo như thế này thật mát mắt phải không?

Nhìn một cánh cổng hay bờ tường được phủ dây leo như thế này thật mát mắt phải không?

Thông tin chung về cây dây leo cát đằng cẩm thạch

Đặc điểm của dây leo cát đằng cẩm thạch

  • Cát đằng là cây dây leo rất khỏe mạnh và phát triển cực kỳ nhanh. Thân của chúng lâu năm hóa gỗ, đậm màu. Cây có thể đạt tới chiều cao trung bình trên 10m. Vì là cây leo nên cành mềm, dễ uốn và có thể thích ứng với các khu vực có chỗ bám.
  • Lá của chúng rất lớn, dài khoảng 15 18cm, ngang khoảng 8 10cm. Lá hình đa giác, đầu lá nhọn, cuống dài, nhìn khá giống kiểu của lá mướp. Sờ vào hơi ráp vì có lông. Hai mặt đều nổi gân rất rõ. Mép lá có răng cưa nhỏ. Đặc biệt chúng có sự đan xen 2 màu xanh và trắng ngà nên được gọi là cẩm thạch. Màu xanh của lá khá đậm.

Màu lá đặc biệt của cát đằng cẩm thạch.

  • Nổi bật trên nền lá xanh cẩm thạch là những đóa hoa hình chiếc kèn màu tím nhạt có pha chút hồng phớt. Hoa thường ra theo dạng chùm và rủ thành những chuỗi dài buông xuống duyên dáng. Trong ống hoa có các đường sọc. Cánh hoa phớt nhẹ hơn khi gần về tâm.

Nguồn gốc của cây cát đằng

Cát đằng xuất xứ từ Ấn Độ và các khu rừng nhiệt đới. Hiện nay chúng được trồng ở nhiều nơi và rất được yêu thích vì sự lãng mạn chúng đem tới cho không gian.

Cây cát đằng phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi.

Công dụng trong y học của hoa cát đằng

Tuy không phổ biến lắm nhưng có một số thông tin về dược tính của cây cát đằng. Rễ của chúng dùng để trị viêm khớp do thấp khớp, các vết sưng tấy do bị té ngã hay va đập.

Các bộ phận của cây cát đằng đều có dược tính tuy không phổ biến lắm.

  • Nhựa cây dùng đắp vào tai nếu nhiễm trùng và trị điếc.
  • Nhựa của thân cây làm dịu các bệnh về mắt.
  • Ở Thái Lan, lá cát đằng leo được cho là có tác dụng giải độc. Chúng được sử dụng như một loại thuốc giải độc cho các chất độc và ma túy, bao gồm cả việc điều trị chứng nghiện ma túy. Thuốc sắc từ lá có thể trị các vết rắn cắn hay mụn nhọt, vết phỏng. Người xưa còn dùng làm thuốc giải độc nọc bọ cạp. Loại cây này cũng được ghi nhận là có đặc tính chống oxy hóa, chống tiểu đường, chống viêm và hạ sốt.

Lá của cây dây leo cát đằng được dùng làm thuốc và làm trà.

  • Lá khô được dùng làm trà. Các công ty thảo dược địa phương đang sản xuất trà thảo mộc và viên nang, được gọi là Rang Jeud trong tiếng Thái.

Một số sản phẩm thuốc từ cây cát đằng.

Một số sản phẩm thuốc từ cây cát đằng.

  • Các đặc tính được xem xét bao gồm các hoạt động chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống tăng sinh, bảo vệ gan và chống viêm, cũng như các tác dụng giải độc, chống tiểu đường và không độc hại.

Trà cát đằng

Các thông tin trên được tổng hợp từ các tài liệu về dược tính của cây. Nếu có nhu cầu sử dụng, nên tham khảo thầy thuốc.

Cát đằng có thể trồng làm cây leo ban công không?

Ở thành phố, không phải lúc nào cũng có được sân vườn. Vì vậy, nhiều người đã tận dụng thiết kế khoảng ban công nho nhỏ để có một chút mảng xanh cho gia đình. Nếu trồng ở ban công, cát đằng nên được đặt trong chậu lớn và có một khung giàn ở trên cao. Chúng hoàn toàn có thể phát triển tốt và cho hoa. Tuy nhiên, đôi khi sẽ cần chú ý cắt tỉa để tránh lan qua nhà hàng xóm hoặc chúng thả hoa xuống ban công tầng dưới.

Trồng cây cát đằng trên cao và thả dây leo xuống.

Hiện nay khi thiết kế nhà, hầu hết gia chủ đều thiết kế sẵn không gian ban công để trồng cây. Đặc biệt với giàn leo, nếu được thiết kế cẩn thận, chúng tạo giá trị thẩm mỹ rất lớn, mang lại điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn. Không những thế,  nếu khéo léo sắp  xếp, cây dây leo sẽ che khuất những khuyết điểm của ngôi nhà và tôn lên những nét duyên dáng cho một không gian vốn dĩ rất bình thường.

Những yếu tố cần quan tâm khi trồng cây dây leo cát đằng

Ánh sáng

Cát đằng cẩm thạch phát triển tốt nhất khi nhiều nắng. Chúng chịu được ánh nắng rất tốt và cũng có thể thích nghi khi được trồng ở khu vực có một phần bóng râm buổi chiều. Tuy nhiên, chúng không phù hợp với khí hậu quá lạnh. Nếu lạnh quá, chúng sẽ rụng bớt lá và đợi tới mùa nóng mới nở hoa.

Cát đằng phù hợp với khu vực nắng toàn phần hoặc bán phần.

Giá thể cho cây dây leo

Cát đằng cẩm thạch không kén chọn giá thể. Chúng gần như phát triển bất chấp loại đất. Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu, Mộc Nhiên luôn ưu tiên sử dụng giá thể thông thoáng, thoát nước tốt.

Tưới nước

Cũng như các loại cây trồng nói chung, cát đằng không thích bị úng nước. Chúng chịu hạn khá tốt nhưng vì kích cỡ lá khá lớn nên sẽ cần được bổ sung nước thường xuyên vào mùa nắng nóng. Nếu cây trồng trong chậu thì sẽ cần được tưới nhiều hơn so với cây được thả đất vì rễ của chúng có thể đâm sâu vào lòng đất để lấy nước cho cây.

Cây dây leo cát đằng rất dễ chăm sóc và phát triển khỏe mạnh.

Bón phân

Bất kỳ loại phân hữu cơ nào cũng có thể sử dụng định kỳ cho cát đằng cẩm thạch nói riêng và các loại cây dây leo nói chung. Vì các cây dây leo phát triển mạnh, riêng cát đằng còn có bộ lá lớn nên sẽ cần bổ sung phân bón thường xuyên để bảo đảm sự phát triển tốt nhất có thể.

Cây nhỏ đã bắt đầu cho hoa.

Cách nhân giống cát đằng cẩm thạch

Hai cách nhân giống phổ biến là gieo hạt và giâm cành. Đa phần người ta chọn cách giâm cành vì rút ngắn thời gian và tỷ lệ sống cao hơn.

Những yêu cầu cần thiết đối với việc giâm cành cát đằng:

  • Cắt cành giâm khoảng 20 – 40cm, giữ lại 2 chồi lá.
  • Chọn cành không quá già, không quá non.
  • Dùng dao sắc để vát chéo cành, không làm xước vết cắt.
  • Giá thể ươm sạch, có thể dùng đất mùn hoặc cát.
  • Phun sương khi giâm cành, đặt chậu nơi thông thoáng và tưới hàng ngày.
  • Đem cây ra trồng khi cành ươm mọc rễ, lên chồi lá. Ban đầu để cây con ở chỗ mát. Sau khoảng 2 tuần đem ra ánh sáng bình thường. Sau khoảng 1 tháng nếu rễ đã ra nhiều hơn thì bắt đầu bón phân.

Cây con

Một số lưu ý khi trồng cây dây leo

Những lưu ý chung

Nếu thả đất, cây cần không gian leo rộng vì khi rễ đâm sâu vào đất chúng sẽ phát triển rất nhanh. Đối với cây leo thả đất, việc cắt tỉa cần thực hiện thường xuyên để giàn leo đẹp. Lưu ý cắt tỉa căn theo đợt hoa để cây luôn rực rỡ.

Đối với cây trồng chậu, cần để ý lượng nước tưới đầy đủ, đặc biệt vào mùa nóng. Nếu không tưới đủ nước, cây sẽ nhanh héo rũ và khó cho một giàn hoa đầy sức sống.

Cây dây leo cần được chú ý về lượng nước để không bị héo rũ mà chết.

3 lưu ý đối với cây dây leo trồng ở ban công

  • Cần xác định hướng nắng để chọn loại cây phù hợp. Có một số cây leo vẫn ra hoa nhiều khi chỉ nhận được ánh nắng buổi sáng (hướng Đông), như: tigon, ngũ sắc tím, trang leo… Riêng ban công hướng Tây và hướng Nam thì hầu như cây leo nào cũng phù hợp vì đa phần chúng chịu được nhiều nắng và cả nắng gắt. Hoa giấy, hoa hồng hoặc hoa huỳnh anh sẽ là những lựa chọn rất thích hợp. Riêng ban công hướng Bắc sẽ phù hợp hơn với những loại ưa ẩm mát như dây thường xuân hoặc trầu bà.

Ban công xanh mát với màu xanh của dây leo thường xuân.

  • Ở ban công, không gian khá nhỏ. Vì vậy không nên trồng nhiều cây dây leo, nên cắt tỉa thường xuyên để tạo độ thông thoáng cho cây và cho không gian. Tránh để cây che hết ánh sáng và chắn mất không khí trong nhà.
  • Nếu cây phát triển nhánh lớn, cần tạo giàn chắc chắn để tránh gãy, rớt, gây tai nạn khi mưa bão.

Nhớ cắt tỉa thường xuyên nếu trồng cây dây leo cát đằng ở ban công nhé.

Tổng kết

Có khả năng trong tương lai, cây dây leo sẽ ngày càng phổ biến rộng rãi hơn kể cả ở thành phố. Chúng vừa dễ trồng lại có nhiều lợi ích. Chỉ cần lưu ý cắt tỉa, bất kỳ loại cây leo nào cũng sẽ mang đến cho bạn một không gian xanh mát và nên thơ.

Không gian xanh mát với các loại cây dây leo.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

0₫

Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng

0₫

Hết hàng

0₫

 Cây dây leo cát đằng cẩm thạch A1
 Cây dây leo cát đằng cẩm thạch A1
 Cây dây leo cát đằng cẩm thạch A1
 Cây dây leo cát đằng cẩm thạch A1
 Cây dây leo cát đằng cẩm thạch A1
 Cây dây leo cát đằng cẩm thạch A1
 Cây dây leo cát đằng cẩm thạch A1
 Cây dây leo cát đằng cẩm thạch A1