Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cúc tần Ấn Độ

Ưa nắng nhiều
25,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 10

Mô tả

Cây cúc tần Ấn Độ là loài cây thân rủ có sức phát triển mạnh mẽ, luôn xanh tốt quanh năm. Lá của chúng thả xuống thành những chuỗi dài trông như một dải lụa xanh trông rất bắt mắt. Thật tuyệt khi cái nắng chói chang của mùa hè hay những đợt gió lạnh khi đông về đều có thể dễ dàng bị cản lại bởi bức tường xanh mướt ấy. Loại cây này có dễ trồng và chăm sóc không? Hãy cùng Mộc Nhiên tìm hiểu nhé.

  • Tên khoa học: Vernonia Elliptica DC.
  • Tên tiếng Anh: Curtain creeper
  • Tên gọi khác: dây cúc tần, dây dọi, cúc lức

 

Cây cúc tần Ấn Độ những thông tin tổng quát

Nguồn gốc của cây cúc tần Ấn Độ

Cúc tần Ấn Độ là một trong những loài cây bản địa Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan. Nó được nhân giống và có mặt trên khắp thế giới. Cây rất dễ chăm sóc và lúc nào cũng xanh mát. Đặc điểm rủ xuống làm cho cây thích hợp để tạo mảng xanh cho nhà ở, văn phòng…

Những ngôi nhà cao tầng được phủ xanh bởi cây cúc tần Ấn Độ.

Đặc điểm của cây cúc tần Ấn Độ

  • Cây cúc tần Ấn Độ thuộc loại dây leo thân gỗ. Nếu để cho chúng tự do phát triển trong điều điện lý tưởng thì chiều cao có thể đạt đến khoảng 30m. Thân cây màu xanh nhạt, khi già sẽ hóa gỗ, chuyển sang màu nâu. Do tốc độ sinh trưởng rất mạnh mẽ nên cây sẽ có xu hướng đâm thêm nhiều nhánh để đón được nhiều nắng hơn. Cúc tần Ấn Độ không có rễ khí nên sẽ không bám sát tường. Nhờ vậy, chúng hạn chế nguy cơ làm hỏng tường nhà.

Dây cúc tần Ấn Độ rất dài.

  • Lá cây dài từ 3 – 10cm, có dạng hình trứng và nhọn dần về phía đầu. Khi lá còn non sẽ có màu xanh nhạt và dần đậm màu khi về già. Không như những loại cây khác, lá cúc tần Ấn Độ không mọc đối xứng mà mọc xen kẽ với mật độ khá dày. Cây hầu như luôn xanh tốt quanh năm nếu được chăm sóc đầy đủ.

Lá của cây cúc tần Ấn Độ.

  • Hoa thường kết thành chùm. Mỗi chùm gồm những bông hoa 5 cánh nhỏ nhắn mang sắc trắng hoặc hồng nhạt. Loại cây này có mùa ra hoa không cố định. Tuy nhiên, cứ mỗi khi ra hoa, bạn sẽ phải sững sờ trước khung cảnh tuyệt mỹ đó.

Hoa màu trắng.

  • Quả cúc tần Ấn Độ màu nâu và có dạng hình trụ 5 góc.

Ích lợi của cây cúc tần Ấn Độ

Do khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nên cúc tần Ấn Độ là một trong những loại cây rất thích hợp để làm cây cảnh trang trí.

Khi ngắm nhìn những tán lá đung đưa trong gió, sẽ dễ cảm nhận được năng lượng tích cực, vui tươi được lan tỏa trong không gian xung quanh. Ngoài ra, sự gắn kết, hòa đồng, khả năng vươn lên trong cuộc sống cũng là một trong những ý nghĩa mà giống cây này đem lại.

Loại cây trang trí và che mát tuyệt vời.

Loại cây trang trí và che mát tuyệt vời.

Cây cúc tần mang lại không gian xanh 

Cúc tần Ấn Độ hay được trồng tại quán ăn, quán cà phê, khu du lịch… Lá cây không rụng vào mùa đông, giúp giảm thiểu công sức quét dọn. Thân cây xanh tươi quanh năm và rất dẻo dai. Cành thường rủ xuống từ trên cao tạo nên một lớp rèm tự nhiên. Chúng luôn mang lại cảm giác mát mẻ và vô cùng dễ chịu. Không gian xung quanh cũng bừng lên nét trẻ trung, tươi mát nhờ vào màu xanh của cây.

Cây cúc tần Ấn Độ

Hàng rào hay ban công là những địa điểm vô cùng thích hợp để trồng cúc tần Ấn Độ. Khi lớp cúc tần xanh tươi đã được phủ lên, những khu vực này sẽ tạo thành điểm nhấn mới cho không gian, đem lại cảm giác dễ chịu mỗi khi nhìn vào. Mặt khác, chúng cũng là một lớp rèm tự nhiên có thể tạo ra không gian riêng tư, tránh khỏi sự dòm ngó của hàng xóm lẫn người đi đường.

Lớp rèm cửa duyên dáng và mát rượi.

Khi hè đến, cây tạo ra bóng mát, ngăn chặn ánh nắng trực tiếp chiếu vào, giữ cho không gian luôn mát mẻ. Khi đông về, những đợt gió lạnh sẽ bị bức tường này cản lại làm cho không khí bên trong luôn luôn ấm áp.

Lớp rèm cửa duyên dáng và mát rượi.

Cúc tần Ấn Độ giúp thanh lọc bầu không khí

Ở các thành phố lớn, khói bụi luôn là một trong những vấn đề nan giải. Lượng bụi mịn càng ngày càng tăng cùng với quá trình đô thị hóa đã gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người. Vì vậy, nhu cầu trồng các loại cây có khả năng thanh lọc không khí đang tăng rất nhanh.

Cây cúc tần Ấn Độ được dùng làm cây thanh lọc không khí ở những thành phố đông dân cư.

Cúc tần Ấn Độ với tán lá mọc rất dày giúp ngăn chặn bụi bẩn và thanh lọc không khí rất tốt. Ngoài ra, chúng còn có thể cân bằng độ ẩm, bổ sung thêm oxy cho không gian xung quanh. Ở gần hàng cây xanh mát này thì tinh thần được thư giãn và tâm trí minh mẫn hơn.

Cách nhân giống cúc tần Ấn Độ

Cây cúc tần Ấn Độ rất dễ nhân giống.

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống cúc tần Ấn Độ phổ biến mà các nhà vườn thường hay sử dụng.

  • Chọn những cành già, nâu. Cắt thành từng khúc ngắn khoảng 20 – 25cm.
  • Nhúng một đầu vào thuốc kích rễ rồi để ráo.
  • Lựa chọn những khu vực đất thoáng mát, có nắng và giâm những cành đã được chuẩn bị.
  • Chúng rất dễ nhân giống, chỉ cần giữ cho giá thể và cây đủ ẩm rồi dần dần đưa ra nắng nhẹ.

Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ

Đất trồng

Cúc tần Ấn Độ không kén đất trồng, bất cứ loại đất nào đủ dinh dưỡng đều thích hợp. Vẫn nên ưu tiên sử dụng những loại đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, có độ thoát nước hợp lý để cây phát triển tốt nhất.

Cây cúc tần Ấn Độ không quá kén đất trồng.

Vị trí

Thông thường, vị trí được chọn để trồng cúc tần Ấn Độ là những khu vực cao để cây có thể rủ xuống. Có thể trồng cây trong chậu rồi để ở ban công, cho cây rủ nhánh xuống. Ngoài ra, nhiều nơi công cộng hay trồng ở những bồn cây trên cao để tạo ra một lớp màn xanh mướt tự nhiên.

Nhiệt độ và ánh sáng

Cúc tần Ấn Độ là một giống cây ưa sáng. Vì thế, chúng phát triển mạnh hơn nếu được trồng ở những khu vực thoáng mát, không có bóng râm.

Khoảng nhiệt độ tối ưu nhất để cây sinh trưởng rơi vào từ 18 – 28 độ C. Tuy vậy cúc tần Ấn Độ vẫn có thể sống được khi thời tiết ngoài môi trường lên trên 40 độ C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ giảm xuống dưới 5 độ C.

Vì là loại dây leo rủ, chúng phù hợp với nơi có nhiều ánh sáng hơn.

Yêu cầu về nước

Do bản thân cây cúc tần Ấn Độ là một loại dây leo nên không cần quá khắt khe trong việc tưới nước. Chỉ cần tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối là đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Lưu ý: nếu thiếu hoặc thừa nước, cây sẽ có hiện tượng bị vàng úa.

Phân bón

Nên bón phân đều đặn để đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của cây. Cứ một tháng thì bón 1 – 2 lần. Khi mới đem cây về trồng, cần bổ sung thêm phân hữu cơ có tỷ lệ đạm cao.

Bón phân hữu cơ cho cây cúc tần Ấn Độ.

Cắt tỉa

Khả năng sinh trưởng của loại cây dây leo này rất mạnh. Mỗi cây có thể dài tới hơn 15m nếu để cho chúng mọc tự nhiên. Để tránh tình trạng cây có chiều dài vượt kích thước không gian ban công, sân vườn, cần chú ý cắt tỉa. Việc này còn giúp cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi các nhánh khác và tạo ra tán cây phù hợp với cảnh quan xung quanh.

Cắt tỉa để cây không quá dài và tập trung dinh dưỡng cho xanh tốt.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây cúc tần Ấn Độ có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Tuy nhiên, vẫn cần thường xuyên kiểm tra để chữa trị kịp thời khi gặp phải những loại sâu, bệnh lạ.

Trồng cây cúc tần Ấn Độ cần lưu ý những gì?

  • Nếu trồng ở những khu vực quá nắng, nên phủ thêm một lớp rơm rạ lên trên. Cách này sẽ giúp tránh việc đất bị mất nước quá nhanh.
  • Khi mới đem cây về trồng, cần thường xuyên tưới và đảm bảo đất được ẩm.
  • Không trồng cây ở những khu vực bóng râm, ít ánh sáng.
  • Nếu cây bị vàng lá, cần để ý lượng nước tưới. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi lượng nước cung cấp cho cây không thích hợp (thừa hoặc thiếu). Chỉ cần điều chỉnh lại lượng nước cho phù hợp là cây sẽ xanh tốt trở lại.

Tưới nước vừa đủ để cây không bị vàng lá.

Tổng kết

Nếu được chọn một loại dây leo dễ trồng, có sức sống mãnh liệt và độ phủ cao, Mộc Nhiên Farm sẽ không ngần ngại đề xuất cây cúc tần Ấn Độ. Với khả năng thanh lọc không khí cùng với việc rủ xuống tạo thành một lớp che phủ, loại dây leo này hứa hẹn sẽ ngày càng có giá trị cao trên thị trường cây cảnh Việt.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

0₫

Hết hàng

0₫

 Cúc tần Ấn Độ
 Cúc tần Ấn Độ
 Cúc tần Ấn Độ
 Cúc tần Ấn Độ
 Cúc tần Ấn Độ
 Cúc tần Ấn Độ
 Cúc tần Ấn Độ
 Cúc tần Ấn Độ
 Cúc tần Ấn Độ