Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Hoa hồng Mon Coeur Q1

Ưa nắng nhiều
60,000₫ / cây 12 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 0

Mô tả

Đã trồng hoa hồng, nhất định phải có hoa hồng Mon coeur. Nhiều người tuy không biết nhiều về hoa hồng nhưng nếu một lần bắt gặp đóa hồng bé bỏng thì coi như bị trộm mất trái tim rồi. Mộc Nhiên đã từng bị cướp mất trái tim một cách tình cờ như vậy khi đi ngang một hàng rào xa lạ nhiều năm về trước. Có thật nhiều điều thú vị và hữu ích về đóa hồng yêu kiều sẽ được kể lại trong bài viết dưới đây.

  • Tên gọi khác: hồng leo tuyết hồng

 

Đặc điểm của hoa hồng Mon coeur

Khoảng năm 2012, tại Nhật Bản, nhà lai tạo Takunori Kimura đã cho ra đời giống hồng Mon cœur với nhiều ưu điểm lớn. Không lâu sau đó, giống hồng xuất sắc này đã đạt giải 3 trong cuộc thi hoa hồng quốc tế Gifu lần thứ 13. Mãi cho đến nay, chúng vẫn chiếm được trái tim người trồng và gần như không vườn hồng nào không có.

Đóa hoa Mon coeur dịu dàng.

Một trong những ưu điểm lớn của giống hồng này là thời gian lặp hoa khá nhanh và rất sai hoa. Ngoài ra, màu sắc và hình dáng hoa càng làm cho ưu điểm thêm vượt trội. Bản thân cái tên đã mang một ý nghĩa rất đáng yêu “Trái tim em” và diễn tả được đúng hình dáng yêu kiều bé bỏng của đóa hoa này.

Thỉnh thoảng, đóa hoa Mon cœur cho hình dáng hoa như trái tim. Những cánh hoa rất mềm mịn xoáy vào tâm xinh xắn. 1 đóa hoa có khoảng trên 41 cánh với màu hồng phớt dịu dàng. Màu hoa mang lại cảm giác ngọt ngào và dễ thương mà nhiều người trồng cảm thấy không thể cưỡng lại được. Cây thường ra hoa chùm với 5 – 7 bông. Hoa tuy không bền quá nhiều ngày nhưng lặp nhanh nên vẫn được yêu thích rất nhiều. Hoa hồng Mon coeur có hương thơm dịu dàng, mong manh.

Cây hồng Mon coeur rất sai hoa và nhanh lặp.

Cây hồng Mon cœur là dạng hồng bụi cao và có thể đào tạo leo được. Chúng có chiều cao tới khoảng 2,5m. Thân cây khá mềm mại và đặc biệt là không có gai hoặc có rất ít gai. Lá của chúng cũng đặc biệt với hình dáng hơi bo tròn và bóng đậm hơn so với các lá hồng khác.

Công dụng của hoa hồng Mon coeur

Ngoài việc trang trí làm đẹp khu vườn thì hoa hồng Mon coeur còn phù hợp để làm mỹ phẩm và làm trà. Cánh hoa hồng được tận dụng để làm bánh, thả nước tắm hoặc làm hoa khô.

Cánh hoa hồng Mon coeur được sử dụng như nguyên liệu làm trà, dưỡng da và tạo mùi hương.

Cánh hoa hồng Mon coeur được sử dụng như nguyên liệu làm trà, dưỡng da và tạo mùi hương.

Những lưu ý khi trồng Mon coeur

  • Có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hoặc chiết cành. Tham khảo hướng dẫn chi tiết ở bài hồng cổ Sơn  La.

Nhân giống cho hoa hồng Mon coeur.

Nhân giống cho hoa hồng Mon coeur.

  • Nếu mua cây từ ngoài về trồng, cần cẩn thận khi chuyển bầu đất vào hố (hạ thổ) hoặc chậu. Tránh để cây bị đứt rễ hoặc bể bầu vì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây sau này rất nhiều.

Thay bầu đất vào vị trí mới.

  • Khi mới mang cây về, cần sớm phun phòng bệnh, tưới nước mạnh vào toàn bộ thân và lá để làm sạch cây và đuổi côn trùng (nếu có).

Phun nước mạnh là lá là một trong những cách phòng bệnh cho cây.

Chăm sóc cho hoa hồng trồng trong vườn

Tưới nước đúng cách cho hoa hồng Mon coeur

  • Giá thể của hoa hồng cần được giữ đủ ẩm. Chỉ nên tưới khi bắt đầu thấy mặt chậu hơi khô. Nếu giá thể thoát nước thật tốt thì đều đặn tưới mỗi ngày và không cần quan sát mặt chậu. Nhưng nếu nước không chảy ra dưới đáy chậu thì cần kiểm tra lại giá thể đã đủ thoáng hay chưa.
  • Tránh tưới cây hoa hồng Mon coeur vào thời điểm nắng quá gắt vì sẽ dễ làm cây sốc nhiệt, gây ra hiện tượng cháy lá.

Tưới nước đúng cách cho hoa hồng.

  • Cần phun mạnh vào toàn bộ thân, lá và hoa. Đừng lo cây bị tổn thương vì chúng có khả năng chịu được áp lực nước lớn. Việc phun mạnh vào lá, đặc biệt là mặt dưới lá sẽ giúp cho lá sạch bóng và đánh bay những loại côn trùng li ti gây hại.

Phân bón dành cho hoa hồng

Nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ cho hoa hồng. Phân bón hữu cơ cần được qua xử lý, ủ hoai để bảo đảm không còn các vi khuẩn gây hại. Nếu giá thể ban đầu đã có phân bón thì chỉ nên bổ sung sau đó khoảng 2 tháng.

Bón phân cho cây hoa hồng Mon coeur.

Khi bón phân dạng hạt/bột trực tiếp vào chậu, không nên bón sát gốc. Cách tốt nhất là nên xới đất ở thành chậu, thả phân vào đó rồi lấp lại. Với dạng phân nước, cần pha loãng rồi tưới vừa đủ. Tránh tưới quá nhiều vì sẽ bị chảy ra ngoài đáy chậu rất uổng phí. Việc bón phân qua lá cũng là một phương pháp hiệu quả để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.

Một số thời điểm bón phân cho hoa hồng:

  • Sau khi vào chậu khoảng 2 tháng
  • Trước khi cắt tỉa khoảng 10 ngày
  • Khi cây vừa bắt đầu nhú nụ và mầm mới

Thời điểm bón phân sẽ quyết định sự khỏe mạnh và ra hoa của cây.

Tỉa cành, tạo tán cho hoa hồng Mon coeur

  • Việc cắt tỉa cây là cần thiết nhưng không nên lạm dụng. Sau mỗi lần cắt tỉa, cây mất đi sức khỏe một thời gian và cần hồi phục lại. Ngoài ra, cắt tỉa phải kết hợp với việc bón phân đúng cách để cây được cung cấp đủ dinh dưỡng cho lứa hoa kế tiếp.
  • Khi cây còn nhỏ, mỗi chiếc lá đều rất quý. Lúc ấy không nên cắt tỉa cây.
  • Không nên cắt tỉa khi trời quá nắng hoặc lúc trời mưa. Khi quá nắng, cây sẽ kiệt sức. Khi cây đang ẩm ướt thì sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào vết cắt.

Cắt tỉa cây đúng cách và đúng thời điểm sẽ cho những mầm mới khỏe mạnh.

  • Nên cắt tỉa những cành tăm quá nhỏ vì chúng cũng không thể phát triển thành cành chính mà vẫn lấy đi dinh dưỡng của cây.
  • Có thể cắt tỉa để tạo tán cho cây sau một vài đợt hoa. Không nên cắt quá thường xuyên vì cây sẽ không hồi phục kịp. Trên thực tế, việc không cắt tỉa cũng có những lợi ích nhất định, đặc biệt đối với việc trữ dinh dưỡng và giữ gìn bộ lá xum xuê cho cây.
  • Đối với hồng leo, cần cắt hoặc uốn cong để cây bật mầm mới. Chúng thường sẽ bật mầm trên cành được uốn.
  • Nếu có ý định cắt tỉa, nên bón phân trước đó khoảng 10 ngày để cây không thiếu hụt dinh dưỡng.

Nếu cây được cắt tỉa và kết hợp bón phân đúng cách sẽ cho một mùa hoa rực rỡ.

Phòng bệnh cho hoa hồng Mon coeur

Phòng ngừa nhện đỏ

Nhện đỏ là một trong những bệnh vô cùng phổ biến mà hầu như cây hồng nào cũng gặp phải. Nếu được phòng trừ từ sớm thì vườn hồng còn cơ hội để hồi phục. Nếu chậm trễ chúng có thể lan rộng thì sẽ hơi mất công để xử lý.

Nhện đỏ trú bên mặt dưới lá.

Biểu hiện của nhện đỏ thường thể hiện ở mặt dưới lá. Khi lật mặt lá lên, sẽ thấy một lớp bụi trắng và những chú nhện màu đỏ li ti. Chúng núp bên dưới lá và hút lấy nhựa lá. Dần dần lá sẽ bị khô, vàng và rụng.

Phòng ngừa bọ trĩ

Kẻ thù thứ hai của hoa hồng chính là bọ trĩ. Biểu hiện thường thấy là lá bị xoăn lại, đặc biệt là các lá non mới ra. Nụ hoa bị bầm và có thể không nở được. Bọ trĩ rất nhỏ, chúng như những chấm đen chạy loăng quăng trên lá và hoa, đặc biệt núp trong nhụy hoa và giấu mình nơi những chồi non mới nhú.

Bọ trĩ làm cho lá và cánh hoa xoăn lại.

Đối với cả hai loại bệnh nhện và trĩ thì phương pháp phun lá với áp lực nước cao đều hiệu quả. Việc phun nước áp lực cao cần được thực hiện mỗi ngày để làm các loại côn trùng bé nhỏ này bay xa.

Nếu vườn bị các loại côn trùng này phá nặng thì có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học như giấm gỗ, dầu neem, các loại tinh dầu cam, sả, quế…

Việc phun phòng bằng các dung dịch sinh học hỗ trợ phòng bệnh cho cây và không gây hại môi trường.

Nấm bệnh

Vào mùa mưa, cây hồng rất dễ bị nấm. Biểu hiện bằng những đốm đen trên lá hoặc lá vàng đột ngột. Để phòng tránh, nên rửa lại lá sau cơn mưa. Nếu cách làm này bất tiện thì có thể phun giấm gỗ.

Các đốm đen trên lá là biểu hiện của nấm bệnh.

Các đốm đen trên lá là biểu hiện của nấm bệnh.

Đối với cả 3 loại bệnh trên, nếu phát hiện chỉ có 1 cây bị bệnh thì nên cách ly cây đó ra khu vực riêng để tránh lây lan. Trị bệnh riêng cho cây rồi mới cho “hòa nhập cộng đồng” khi cây đã phục hồi.

Bệnh phấn trắng

Đối với khu vực có mùa lạnh giá như miền Trung, miền Bắc, sẽ có thêm một loại bệnh phổ biến – bệnh phấn trắng. Loại bệnh này thường chỉ xuất hiện khi thời tiết giá lạnh, vì vậy chúng kéo dài nhiều tháng liền. Biểu hiện của chúng là lá non và phần cuống phủ một lớp trắng nhìn như phấn. Chúng xuất hiện theo từng mảng cả ở mặt trên và mặt dưới. Khi bị bệnh này, lá sẽ cong và có màu hồng, hoặc có khi bị thâm khô lại khi đã chết phần lá đó.

Bệnh phấn trắng

Ngay khi xuất hiện bệnh này, cần trị ngay lập tức vì chúng lan rất nhanh và sẽ khó chữa cho cả vườn. Để trị bệnh này, cần sự kết hợp giữa việc phun sữa chua không đường và phun dầu neem.

Ánh sáng

Hoa hồng Mon coeur ưa nắng. Vì thế chúng cần được đặt ở nơi có thể hứng ánh sáng ít nhất 5 tiếng/ngày. Khu vực thoáng gió cũng rất cần thiết cho sự phát triển của chúng. Tuy vậy, vào thời điểm nắng quá gay gắt, cũng cần che nắng hoặc hạ nhiệt cho cây, đặc biệt khi trồng trên sân thượng. Có một số cách hạ nhiệt cho cây như:

  • Đặt chậu lên bao cát ẩm
  • Đặt lên gạch để cách mặt đất một khoảng
  • Che phủ mặt chậu bằng rơm, vỏ đậu hoặc trồng các loại cỏ ngắn rễ
  • Bọc chậu với tấm xốp
  • Che lưới cho cây
  • Bổ sung nước sáng và chiều

Che chắn bằng lưới và phủ vỏ đậu lên mặt chậu là 2 trong nhiều cách để hạ nhiệt cho cây vào mùa nóng.

Che chắn bằng lưới và phủ vỏ đậu lên mặt chậu là 2 trong nhiều cách để hạ nhiệt cho cây vào mùa nóng.

Tổng kết

Với mùi hương dịu dàng thơ ngây và sắc màu nũng nịu, cùng màu hồng ngọt ngào làm mềm mại đôi mắt... hoa hồng Mon cœur đôi khi như một ảo ảnh đẹp xinh làm người ta muốn đứng lại nhìn ngắm mãi. Chỉ cần đưa tay chạm nhẹ vào đóa hoa, cánh hồng mỏng tơ mềm thiệt mềm, êm ả nằm ngoan hiền trong lòng bàn tay. Đóa hồng như cô gái nhỏ bé cần lắm sự che chở của chúng ta.

Hoa hồng Mon coeur khi nở hoa đẹp nao lòng.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
 Hoa hồng Mon Coeur Q1
 Hoa hồng Mon Coeur Q1
 Hoa hồng Mon Coeur Q1
 Hoa hồng Mon Coeur Q1
 Hoa hồng Mon Coeur Q1
 Hoa hồng Mon Coeur Q1
 Hoa hồng Mon Coeur Q1
 Hoa hồng Mon Coeur Q1
 Hoa hồng Mon Coeur Q1