Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây nguyệt quế hoa chùm B1

Ưa nắng nhiều
95,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 1

Mô tả

Cây nguyệt quế nổi tiếng với những chùm hoa trắng xinhmùi hương nồng nàn quyến rũ. Những buổi đêm đi ngang phố, chỉ cần nghe mùi hương là biết ngay góc vườn nhà nào đang rộ hoa. Đặc biệt, không chỉ là cây cảnh mà chúng còn có nhiều ứng dụng trong y học và mỹ phẩm. Thêm một ưu điểm nữa là cây rất dễ trồng và bền lâu năm. Trong bài viết dưới đây, Mộc Nhiên sẽ tổng hợp những đặc điểm xuất sắc nhất của loài hoa trắng này.

  • Tên khoa học: Murraya Paniculata
  • Tên tiếng Anh: Orange jasmine, Hawaiian mock-orange, Chinese box, Burmese-boxwood, Orange jessamine
  • Tên gọi khác: nguyệt quý, nguyệt quất, nguyệt quới

 

Đặc điểm của cây nguyệt quế

Nguyệt quế là cây thân gỗ, khá cao. Nếu thả đất và có không gian, chúng có thể cao hơn 3m và tỏa rất rộng. Khi thân già, vỏ nứt và sần sùi.

Lá nguyệt quế có nhiều kích thước khác nhau. Có lá lớn và lá nhỏ. Ngoài việc khác nhau về cỡ lá thì chúng đều giống nhau về hình dáng và đặc điểm. Lá hình bầu dục, nhọn ở phía đuôi, trơn nhẵn, không có lông. Lá cũng mọc thành cụm trông khá đẹp mắt.

Cây nguyệt quế khi hạ thổ có thể rất cao và tỏa tán rộng.

Hoa nguyệt quế có hình dáng rất đáng yêu. Yểu điệu với 5 cánh cong ngược về phía sau, trông đóa hoa như chiếc váy xòe bồng bềnh. Hoa thường mọc thành cụm. Mỗi cụm khoảng 5 – 8 bông màu trắng và nhị vàng. Hoa tuy nhỏ nhưng mỗi cụm hoa khá lớn và thường nở bung trắng xóa.

Hoa nguyệt quế và mùi hương thơm nức lan tỏa khắp khu vườn.

Mỗi khi hoa nở, mùi hương thơm lừng len lỏi giữa không gian. Hương hoa nguyệt quế khá nổi bật, vì thế có thể nhờ mùi hương mà biết được vị trí cây trồng. Đặc biệt, chúng hay nở vào những đêm mưa. Mùi hương hoa quyện vào hơi ẩm lạnh sau mưa làm cho không gian bao trùm nét lãng mạn, lòng người xao xuyến.

Cây có quả mọng, bên trong có hạt hình giọt nước.

Quả của cây nguyệt quế.

Các loại cây nguyệt quế

Nguyệt quế được chia làm 2 loại phổ biến: lá lớn với hoa chùm và lá nhỏ (nguyệt quế lá rí). Trong đó cây lá lớn có hoa lớn hơn và mùi hương mạnh hơn. Chúng cũng cho ra nhiều hoa hơn loại cây lá nhỏ.

Phân biệt 2 loại lá lớn và lá rí.

Ngoài ra, còn 1 loại đặc biệt được ưa thích vì nét độc lạ của thân: nguyệt quế thân xoắn. Loại này có bộ rễ độc đáo và giá trị cao. Đa số chúng chỉ thấp dưới 50cm, rất hiếm cây nào lớn.

Có 1 loài dược liệu khác cũng được gọi là nguyệt quế. 2 loại này hoàn toàn khác nhau về cả tên khoa học, hình dáng và ứng dụng y học. Loài cây này có có nguồn gốc từ Hy Lạp mang tên Laurus nobilis. Đây cũng chính là vòng nguyệt quế biểu tượng của chiến thắng hay được đội lên đầu người đoạt giải cao nhất trong các cuộc thi. Loại này có hoa màu vàng, bản lá lớn và hình dáng cây thẳng đứng.

Phân biệt 2 loại cây nguyệt quế hoàn toàn khác nhau.

Phân biệt 2 loại cây nguyệt quế hoàn toàn khác nhau.

Phân biệt 2 loại cây nguyệt quế hoàn toàn khác nhau.

Nguồn gốc của cây nguyệt quế

Tên chi vinh danh Johann Andreas Murray (1740 1791), Bác sĩ người Thụy Điển gốc Đức và là nhà thực vật học, người đã xuất bản một công trình lớn về các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật.

Cây có nguồn gốc ở Nam Á, Đông Nam Á và nước Úc. Chúng có họ hàng với Citrus, được thể hiện ở hình dáng lá và hoa.

Hiện nay chúng phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á. Đối với người Việt Nam, loài cây này đã được trồng rộng rãi từ rất lâu và tới nay vẫn giữ nguyên giá trị.

Cây nguyệt quế nổi tiếng từ rất lâu với hương thơm và tác dụng làm cảnh.

Công dụng của cây nguyệt quế

Lợi ích cây nguyệt quế trong đời sống

  • Cùng với các ứng dụng về y học, chúng là 1 loài cây cảnh mang giá trị kinh tế rất cao.
  • Chiết xuất tinh dầu từ hoa được sử dụng cho ngành công nghiệp mỹ phẩm.
  • Gỗ của cây nguyệt quế được dùng làm dụng cụ, đặc biệt là làm tay cầm, cán, gậy.
  • Ngoài ra, có thể tạo thêm mùi hương cho trà nếu người uống yêu thích mùi thơm của hoa nguyệt quế.

Một ứng dụng ít người biết, đó là làm đồ gia dụng bằng gỗ.

Ứng dụng trang trí

Cây nguyệt quế đặc biệt được ưng trồng làm cảnh. Chúng không chỉ phù hợp trong vườn nhà mà còn có thể trồng ở nơi công cộng. Sức phát triển của cây rất tốt, chịu được nắng và cũng chịu được mưa nếu hạ thổ. Cây nhỏ có thể làm bonsai hoặc trồng chậu. Mỗi khi ra hoa, chúng thơm nức cả một góc phố.

Cây hợp trồng cả ở hàng rào và làm cảnh quan ở các khu công trình, công ty, xí nghiệp. Màu trắng của hoa nổi bật trên lá xanh. Những bông hoa nhỏ xinh chúm chím như chiếc mỏ chim nho nhỏ. Mỗi mùa hoa đến, trông như muôn vàn chú chim đang há mỏ líu lo.

Khi trồng ở ngoài cổng hoặc làm hàng rào các công ty, chúng được cắt tỉa gọn gàng.

Ứng dụng của cây nguyệt quế trong y học cổ truyền các nước

Cũng như ngọc lan tây và hoa nhài, nguyệt quế cũng thường được dùng làm thuốc cổ truyền. Bộ phận dùng được của cây là lá, cành và rễ. Vỏ và thân cây cũng hữu ích cho y học. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe phổ biến của hoa nguyệt quế:

  • Hoa được sử dụng cả trong y học cổ truyền như một loại thuốc giảm đau.
  • Nước sắc của lá được dùng để điều trị vết bầm tím, kiết lỵ mãn tính, đau dạ dày, sưng tấy và kích ứng da trong y học Trung Quốc.

Tinh dầu giúp hỗ trợ điều trị các vết bầm tím ngoài da.

  • Lá cũng được dùng ở các nước khác làm thuốc bổ, chữa đau răng và mụn rộp ở Malaysia. Vỏ cây cũng hữu ích để chữa đau răng, đau do vết loét hở trên da hoặc niêm mạc (loét).
  • Được sử dụng để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ ở Philippines, Nigeria.
  • Truyền dịch lá được dùng để điều trị bệnh tiểu đường ở Mauritius.
  • Rễ cũng hữu ích để điều trị các vết bầm tím do va chạm hoặc đánh đập, đau thấp khớp, bong gân, côn trùng và rắn độc , nhọt, chàm và ghẻ.

Đây là loài thảo dược có giá trị ở nhiều nước.

  • Ở Nepal, nó được sử dụng để điều trị đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày, nhức đầu, sưng tấy, huyết khối và ứ máu.
  • Thân cây nguyệt quế cũng được sử dụng để chữa đau răng và chăm sóc răng miệng ở Ấn Độ, nơi các học viên truyền thống khuyên đánh răng bằng thân cây để giảm đau răng và duy trì nướu và răng khỏe mạnh.

Không chỉ là cây trang trí, nguyệt quế còn là nguyên liệu thuốc quý giá.

Một vài bài thuốc phổ biến ở các nước khác

Làm mịn da

Sử dụng 30gr hoa rửa sạch rồi giã nhuyễn. Thêm 250ml nước đun sôi để nguội. Chà hỗn hợp này lên da trước khi đi ngủ.

Trị đau răng

Thái nhỏ hoa nguyệt quế để lấy dầu. Sau đó, đun nóng dầu tự nhiên của hoa trên lửa trong giây lát, sử dụng ngọn lửa nhỏ khi đun nóng. Sau đó, nhỏ dầu lên răng có lỗ và nướu bị sưng.

Cây nguyệt quế giúp giảm cơn đau răng.

Trị nhọt

Rửa sạch 30gr rễ khô, cắt khúc tùy ý. Đun sôi 3 cốc nước (1 cốc = 250ml) cho đến khi nước sôi chỉ còn lại 1 cốc. Ngày uống 2 lần, mỗi lần ½ cốc.

Nước sắc từ cây nguyệt quế có tác dụng giải độc, giúp trị mụn nhọt.

Trị viêm khớp

Rễ nguyệt quế và rễ hoa ngũ sắc rửa sạch, sau đó bổ đôi 3 đôi chân gà. Còn tất cả các nguyên liệu đem cắt miếng vừa ăn rồi cho nước vào sao cho ngập mặt. Tất cả các thành phần sau đó được nấu chín. Uống khi còn ấm.

Cây nguyệt quế trị viêm khớp.

Giảm đau khi bị viêm loét

Lấy 30g rễ nguyệt quế khô rửa sạch dưới vòi nước chảy rồi cắt khúc. Sau đó đun với 3 chén nước, cho đến khi nước cạn còn 2 chén. Sau khi nước nguội, lọc lấy nước và uống 2 lần một ngày, cụ thể là: sáng và tối, mỗi lần ½ cốc. 1 cốc = 250ml.

Sử dụng tinh dầu cây nguyệt quế

  • Xoa lên các khớp giúp giảm đau.
  • Xông hơi để hỗ trợ giảm các cơn hen hoặc dị ứng.
  • Xoa lên ngực và lòng bàn chân để làm ấm cơ thể.
  • Hương thơm của tinh dầu giúp tinh thần thư giãn.
  • Có thể pha tinh dầu nguyệt quế vào dầu gội để kích thích mọc tóc.

Tinh dầu nguyệt quế có hương thơm dễ chịu và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Những lưu ý khi sử dụng cây nguyệt quế

  • Khi sử dụng nên có hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên tùy ý sử dụng.
  • Các bài thuốc phổ biến ở các nước khác nhưng có thể không phổ biến ở Việt Nam. Vì thế, không nên lạm dụng.

Lưu ý khi sử dụng cây nguyệt quế.

Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế

Cách trồng cây nguyệt quế

Vì là cây thân gỗ khỏe mạnh, nguyệt quế có thể được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành, giâm cành, ghép mắt. Trong đó, gieo hạt cho năng suất thấp nhất. 3 cách còn lại phổ biến hơn. Nhìn chung, các phương pháp này đều có chung 1 số điều kiện sau:

  • Cây mẹ khỏe mạnh. Nếu là cành thì nên chọn cành khỏe, không sâu bệnh, vừa đủ tuổi trưởng thành. Không nên chọn cành quá già.

Nhân giống cây nguyệt quế bằng cách giâm cành.

  • Giá thể sử dụng khi nhân giống nên tơi, thoáng, giữ ẩm và thoát nước tốt.
  • Quá trình nảy mầm hoặc ra lá mới đều cần giữ cho giá thể và cành giâm đủ ẩm. Đặt khay gieo hạt hoặc khay giâm ở nơi râm mát. Đối với việc ghép hoặc chiết, khu vực ghép và chiết phải được bó bầu thật chắc và bảo đảm luôn luôn ẩm.

Chiết cành để tạo cây mới.

  • Chỉ chuyển chậu khi đã kiểm tra chắc chắn bầu rễ ra nhiều và ổn định. Đưa cây con ra ánh nắng nhẹ và dần dần thích nghi với ánh sáng mạnh trực tiếp.

Cây con sau khi nhân giống thành công đã bắt đầu cho hoa.

Cách chăm sóc cây nguyệt quế

Đất trồng

Cây nguyệt quế có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Nếu hạ thổ, chúng gần như rất dễ tính. Nếu trồng chậu, đất thoáng và thoát nước tốt sẽ là lựa chọn tối ưu. Nên bón lót bằng phân chuồng hoai mục. Vì cây tỏa tán khá rộng nên cần không gian đủ để cây phát triển. Riêng đối với cây bonsai thì tùy theo ý muốn mà giới hạn sự phát triển của cây.

Đối với cây trồng chậu, cần thay giá thể khi rễ đã ăn hết bầu đất. Lúc này lượng dinh dưỡng không còn đủ, cây dễ bị cằn cỗi. Nếu chậu quá lớn, có thể thay đất lần lượt từng phần.

Giá thể khi trồng chậu cần thoáng và thoát nước tốt hơn so với hạ thổ.

Ánh sáng

Cây nguyệt quế có thể phát triển rất tốt dưới ánh nắng trực tiếp hoặc ánh sáng bán râm. Vì vậy, vị trí trồng cây khá linh hoạt. Cây chịu được nắng nóng cao nhưng không chịu được băng giá.

Nước tưới

Cây sẽ cho ra hoa thường xuyên và liên tục khi được nhận đủ nước. Có thể tưới cây hàng ngày và tăng lượng nước vào mùa khô. Giảm lượng nước tưới vào mùa mưa.

Đủ nước cây sẽ ra hoa nhiều và phát triển tươi tốt.

Phân bón

Cây nguyệt quế không kén chọn phân bón. Có thể chọn loại dinh dưỡng sẵn có và bổ sung hàng tháng hoặc 2 tháng/lần. Nên bón phân khi thời tiết mát mẻ, vào sáng sớm hoặc chiều muộn.

Phòng bệnh

Đây là loài cây rất khỏe, gần như có thể chống chọi tốt với các loại sâu bệnh. Tuy nhiên, có 1 vài loại rầy và rệp sẽ làm cho lá bị xấu đi và hạn chế sự phát triển của cây. Nếu sớm phát hiện, nên cắt bỏ những cành bị bệnh để tránh lây lan. Có thể dùng dầu neem để chữa bệnh.

Khi cây bị rệp bám, những chiếc lá sẽ xác xơ vì bị hút hết chất dinh dưỡng.

Cắt tỉa

Việc cắt tỉa giúp cây có hình dáng mong muốn, đồng thời loại bỏ các cành giá và héo, để cây nhanh chóng ra mầm mới. Sau khi cắt tỉa, khoảng 1,5 tháng thì cây chuẩn bị vào mùa hoa mới.

Tuy vậy, phải công nhận sức sống của nguyệt quế rất mãnh liệt. Nếu để cây phát triển tự do, có thể không cần cắt tỉa mà cây vẫn tự rụng hoa sạch sẽ rồi nảy mầm mới mà không cần chăm sóc quá nhiều.

Cắt tỉa để tạo dáng cho cây và tạo thêm nhánh mới.

Các cách tạo dáng cây nguyệt quế phổ biến

Treo cây

Nguyệt quế bonsai là 1 loại cây giá trị. Vì thế, chúng được tạo dáng bằng nhiều cách. Treo cây là 1 trong những phương pháp phổ biến nhất. Có thể hiểu 1 cách đơn giản là chọn 1 vật có trọng lượng treo lên cây ở vị trí phù hợp để tạo dáng mong muốn. Với sức nặng đó, cành sẽ được uốn cong.

Tuy nhiên, cần xác định khả năng chịu được trong lượng của cây để chọn vật có sức nặng phù hợp. Các vật nặng hay được dùng là đá, gỗ, sắt. Vì chúng cần phải cột để treo nên phải chọn loại dây có chất liệu tương đối mềm, không gây tổn thương nặng cho vỏ cây.

Cây nguyệt quế bonsai.

Neo cây

Neo cây là phương pháp buộc dây để kéo cành về độ cong hoặc hình dáng mong muốn. Với phương pháp này, cần chọn 1 vị trí cố định theo hướng mà mình muốn uốn cành. Cột 1 đầu dây ở vị trí cố định, đầu còn lại buộc vào thân cây. Vị trí cố định có thể là thân/gốc của 1 cây cổ thụ hoặc 1 cái cọc vững. Mức độ căng của dây cần phù hợp, tránh làm gãy cành. Có thể điều chỉnh độ căng của dây dần dần.

Sử dụng kẽm quấn

Sử dụng kẽm là cách rất phổ biến cho các cây bonsai từ nhỏ tới lớn. Khi quấn kẽm, cần lựa chọn thời điểm mà độ dẻo dai phù hợp. Nếu cây còn quá non, chúng có thể bị gãy. Nên cần dùng dây kẽm có bọc chì, đồng ở bên ngoài. Không nên dùng kẽm sắt vì chúng sẽ bị gỉ. Cần chú ý thời gian tháo kẽm kẻo chúng bám chặt vào thân và cành sẽ làm cây kém phát triển. Thời gian tháo thường là sau 5 – 6 tháng. Việc quấn kẽm cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo để có được hình dáng như ý. Có thể tham khảo các dáng cây bonsai ở đây.

Cây nguyệt quế bonsai.

Tỉa cành để tạo dáng

Một trong những bước cần thiết khi tạo dáng cho cây nguyệt quế là tỉa cành. Việc này sẽ giúp cây gọn gàng và phát triển theo hướng mong muốn. Những cành mọc không đúng ý có thể được cắt gọn. Việc cắt tỉa này cần 1 chiếc kéo sắc và keo liền sẹo. Keo sẽ được bôi vào vết cắt để chúng không mọc lại cành ở nơi bạn không muốn. Ngoài ra, cần liên tục kiểm tra cây để cắt tỉa kịp thời những cành mới nhú ở khu vực không phù hợp.

Cây nguyệt quế bonsai.

Tổng kết

Nguyệt quế được xem là 1 cây cảnh có giá trị cao. Chúng có nhiều ưu điểm về khả năng phát triển, tính thích nghi, mùi hương ngọt ngào và cả vẻ đẹp của hình dáng cây. Không chỉ có giá trị để trang trí và thư giãn, chúng còn có một số ứng dụng thực tế cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, y học và làm gỗ.

Mùi hương thư giãn của hoa là 1 trong những yếu tố đầu tiên quyết định giá trị bền vững của chúng qua bao năm tháng.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng
Hết hàng

0₫

 Cây nguyệt quế hoa chùm B1
 Cây nguyệt quế hoa chùm B1
 Cây nguyệt quế hoa chùm B1
 Cây nguyệt quế hoa chùm B1
 Cây nguyệt quế hoa chùm B1
 Cây nguyệt quế hoa chùm B1
 Cây nguyệt quế hoa chùm B1
 Cây nguyệt quế hoa chùm B1
 Cây nguyệt quế hoa chùm B1
 Cây nguyệt quế hoa chùm B1