Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Hoa hồng cổ Sapa B2

Ưa nắng nhiều
60,000₫ / cây 12 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 0

Mô tả

Đã là người chơi hoa hồng, không thể không biết đến hoa hồng cổ Sapa. Đây là loại hồng gần như dễ trồng nhất, siêu sai hoa với độ lặp nhanh chóng. Để có một vườn hồng rực rỡ có hoa quanh năm, đây là một lựa chọn tối ưu. Nhiều nơi chọn giống hồng này để trồng hàng loạt quanh vườn, ở lối đi, trong những khuôn viên rộng. Mộc Nhiên sẽ dành hẳn một bài viết để nói về những ưu điểm của loại hoa này nhé.

 

Hồng cổ Sapa và những ưu điểm tuyệt vời

Nếu bạn muốn trồng một loại hồng cổ không cần nhiều công chăm sóc mà lại cho hoa quanh năm, lặp hoa liên tục, rất dễ rộ um cả cây, có hương thơm quyến rũ, lại cực kỳ ít bệnh… thì Sapa là một lựa chọn trên cả tuyệt vời.

Loại hồng cổ sở hữu nhiều ưu điểm bất ngờ.

Trước đây, giống cây này chỉ phổ biến ở phía Bắc, là một loại cây quý vào mỗi dịp xuân về. Càng về sau, loại hoa hồng này càng phổ biến khắp mọi miền đất nước vì các ưu điểm vượt trội kể trên. Có những cây trị giá trên 10 triệu, hoặc thậm chí lên đến hàng trăm triệu tùy theo số tuổi.

Hồng cổ Sapa

Nếu một ai đó mới bắt đầu trồng hồng, chưa nhiều kinh nghiệm, sẽ được khuyến khích bắt đầu với hồng cổ Sapa. Nếu không có nhiều thời gian chăm sóc, Sapa cũng là lựa chọn tốt nhất. Điều đó cho thấy tính thích nghi cực kỳ dễ chịu của chúng. Nhưng không phải vì “dễ dãi” mà cây hồng này không có gì nổi bật. Trái lại, từ hình dáng tới màu sắc và độ lặp hoa đều thuyết phục được cả những người khó tính nhất.

Hồng cổ Sapa lặp hoa liên tục quanh năm.

Hồng cổ Sapa luôn luôn cho hoa, luôn luôn xinh đẹp

Tuy không phải là hồng leo nhưng hồng cổ Sapa cũng hay được trồng ở hàng rào. Cây có thể cao tới 4m và tỏa tán rộng tầm mức đó. Chúng phù hợp làm hồng bụi cao hoặc thân thẳng tán tree. Nếu để quên đâu đó không cắt tỉa, một hôm nào đấy thấy nàng vươn dài như thể bán leo thì bạn đừng ngạc nhiên nhé. Tận dụng ưu điểm này, nhiều nơi đã chăm sóc và làm giàn để đỡ tán lên cao. Nếu thoáng nhìn bạn có thể nghĩ đây là một giống hồng leo thiệt đó. Chỉ khác là chúng không tự quấn vào giàn mà sẽ cần bàn tay bạn buộc cố định rồi tiếp tục phát triển.

Cây có thể leo cao thành giàn.

Cây cho ra hoa thường xuyên. Mỗi đợt hoa lên đến hàng chục bông. Vì nét lả lướt rực rỡ ấy nên khu vườn lúc nào cũng sinh động. Nhánh hồng cổ Sapa thường mảnh mai, vì thế khi nở hoa chúng sẽ hơi lả lơi một chút. Chính điều này lại tạo nên một nét duyên khó cưỡng. Bạn có thể hình dung một lối đi dập dìu hoa hồng vì quá nhiều nhánh mảnh mai lơi lả hai bên, hoặc một ban công đong đưa những nhánh hoa màu hồng dịu dàng. Hồng cổ Sapa mỗi khi nở thường ra hoa hàng loạt, tạo nên cảnh sắc đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh.

Nét lả lơi của những nhánh hồng cổ Sapa.

Những điều thú vị về nguồn gốc của cây hồng Sapa

Nguồn gốc và những truyền thuyết về hồng cổ Sapa

Cho tới nay, người ta vẫn chưa rõ lắm về nguồn gốc của hồng cổ Sapa. Nhưng có nhiều thông tin cho thấy chúng đã xuất hiện từ rất lâu nên được gọi là hồng cổ. Dân gian truyền lại do người Pháp đem qua, có lẽ vì khi xưa chúng ta du nhập một số văn hóa của người Pháp khi họ sang sinh sống và làm việc. Cái tên Sapa có thể được đặt từ nơi mà nó được tìm thấy hoặc nơi mà loài hoa này rực rỡ nhất.

Cận cảnh hình dáng của hoa hồng cổ Sapa.

Tuy nhiên, cũng có thông tin so sánh sự giống nhau của hồng cổ Sapa và một giống hồng khác có tên Mrs. B.R. Cant Rose. Loại này nằm trong bộ sưu tập hoa hồng cổ của Anh. Cây được lai tạo vào năm 1901 bởi Benjamin R. Cant – nhà ươm giống hoa hồng tại Anh. Hoa được đặt theo tên vợ của ông.

So sánh hồng cổ Sapa và Mrs. B.R. Cant

Hình dáng của hồng cổ Sapa giống như một bắp cải, khum tròn gồm khoảng 20 – 30 cánh. Có những bông hoa 8 – 12cm hoặc có thể lớn hơn. Cuống hoa mềm mại nên đóa hoa lả lơi duyên dáng. Hoa ở Việt Nam chủ yếu cho màu hồng cánh sen, đậm hơn khi ở nơi có khí hậu lạnh. Bông hồng Mrs. B.R. Cant Rose ở Mỹ có màu hồng nhạt hơn và chút lấp lánh ánh bạc. Trên thực tế, màu hoa của cổ Sapa ở VN cũng tùy theo chế độ dinh dưỡng và khí hậu vì có một số bạn trồng cho ra hoa màu hồng nhạt lấp loáng như Mrs. B.R. Cant Rose.

Hồng cổ Sapa

Cách trồng và chăm sóc hồng cổ Sapa

Nhân giống hoa hồng

Phương pháp giâm cành

  • Việc đầu tiên là chọn cành giâm. Cành giâm nên là cành vừa phải, khỏe mạnh, không sâu bệnh. Khi cắt đoạn giâm nên vát chéo. Cành giâm có độ dài khoảng 30cm, tuốt hết lá. Có thể ngâm vào dung dịch kích rễ, nếu bỏ qua bước này cũng không sao.
  • Chuẩn bị giá thể đạt tiêu chuẩn sạch và thoáng. Có thể giâm vào cát sạch hoàn toàn, không cần trộn thêm nguyên liệu khác. Nếu sử dụng giá thể đất, chỉ nên cho rất ít phân bón và chỉ nên dùng phân hữu cơ.

Giâm cành

  • Cắm cành giâm xuống rồi lấp đất. Luôn giữ cho giá thể và cành giâm ẩm cho tới khi bắt đầu có chồi non nhú ra. Nên phun nhẹ bằng vòi phun ở chế độ tia nước rất mịn. Suốt thời gian này luôn đặt cây ở vị trí mát và thoáng gió, tránh ánh nắng. Chỉ khi cành giâm bắt đầu ra nhiều rễ bám chắc vào đất và có nhiều chồi non thì mới tiến hành thay giá thể và chuẩn bị đưa cây ra nắng dần.

Đưa cây dần ra ngoài nắng.

Phương pháp chiết cành 

Chiết cành đòi hỏi điều kiện cành tương tự như giâm, nhưng cách làm sẽ có chút khác biệt.

  • Sau khi chọn cành để chiết, dùng dao sắc khía lên thân. Bóc vỏ quanh thân với độ dài khoảng 15mm. Vị trí bóc nên cách đầu cành khoảng 2/3 cành. Cạo sạch phần đã bóc để lộ ra phần gỗ bên trong.
  • Khu vực bóc vỏ chính là khu vực bó bầu. Nên đợi 1 ngày cho cây khô nhựa rồi mới bó. Giá thể dùng để bó bầu cũng cần đủ ẩm, nắm chặt không bị vỡ ra. Sau đó quấn nylon cố định, buộc kỹ để không bị tuột.

Bó bầu cành chiết.

  • Có thể sau 2  3 tháng, cành chiết mới ra rễ. Cần giữ đủ ẩm cho chúng. Khi bắt đầu thấy rễ non màu trắng lộ ra khỏi bầu giá thể thì cơ hội thành công khá cao. Thời điểm này chưa cắt cành vội vì chúng cần nhiều rễ hơn nữa. Khi rễ chuyển sang màu nâu nhạt, hoặc bầu chiết đã khá kín rễ trắng thì có thể cắt bầu và trồng như một cây con.
  • Luôn luôn giữ cây con mới trồng ở nơi râm mát. Chỉ đưa chúng ra ngoài nắng sau 2 tuần.

Bầu cây con thật nhiều rễ.

Phương pháp ghép cây

Đây là phương pháp phổ biến cho ra thành quả là những cây hồng rất khỏe mạnh và nhanh lớn. Đối với phương pháp này, cần lưu ý để mắt ghép khớp với phần thân mẹ. Nhờ đó, chất dinh dưỡng sẽ nuôi cho mắt ghép phát triển. Khi sử dụng màng bọc thực phẩm để quấn phần mắt ghép, lưu ý chỉ quấn một đoạn ngắn. Đối với vị trí có phần nhú ra của mắt ghép, chỉ quấn 1 lần để khi mắt ghép ổn định, mầm sẽ đâm xuyên phần nylong và phát triển thành chồi mới. Khi mắt ghép đã liền sẹo và ra chồi, cắt phần trên của cành để có một cây ghép mới.

Nhân giống hồng cổ Sapa bằng cành ghép.

Những yếu tố cần lưu ý khi chăm sóc cây hồng cổ Sapa

Giá thể cho hoa hồng

Giá thể cho hoa hồng có nhiều yêu cầu đặc biệt. Hoa hồng được coi là loại cây khó chiều nhất, vì vậy giá thể cần đạt được những yêu cầu sau: tơi xốp, không giữ nước nhưng cũng không chảy nước quá nhanh vì sẽ trôi mất dinh dưỡng, không sử dụng các loại phân chuồng chưa hoai mục vì chúng làm nóng rễ và sinh vi khuẩn, sùng đất. Giá thể phải cân bằng các yếu tố đạm, lân, kali.

Yếu tố tiên quyết là giá thể phải thoáng và thoát nước tốt.

Nước và ánh sáng

Không chỉ tưới nước cho bầu rễ, chúng cần được phun mạnh vào lá. Đặc biệt cần phun nước áp lực lớn vào mặt dưới lá – nơi trú ngụ của rất nhiều loại côn trùng như nhện đỏ, trĩ, sâu. Riêng hồng cổ Sapa hầu như không bị trĩ bao giờ.

Cây phát triển tốt nhất khi được hứng 6 – 8 giờ nắng. Tuy nhiên hoa hồng cổ Sapa vẫn phát triển tốt nếu đặt ở vị trí ít nắng nhưng thoáng gió.

Phun nước áp lực mạnh để cây sạch sẽ.

Phòng trị bệnh

Hoa hồng khá khó chiều, chúng dễ bị bệnh và việc phòng ngừa sẽ quan trọng hơn chữa trị. Mộc Nhiên khuyến khích phòng ngừa bằng các biện pháp hữu cơ để bảo vệ môi trường sống của vi sinh vật.

Bón phân

Hoa hồng nếu được bón phân hữu cơ sẽ bảo vệ được môi trường vi sinh vật trong đất, nhờ đó giá thể dù lâu vẫn lành tính và giữ cho cây khỏe mạnh. Ngoài ra, hoa hồng có thể được sử dụng làm kẹo, pha trà, làm mỹ phẩm. Chỉ có sử dụng phân bón hữu cơ mới bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch tuyệt đối và không gây hại cho sức khỏe con người.

Bón phân hữu cơ cho cây hồng.

Có nên cắt tỉa cây hồng Sapa không?

Hồng cổ Sapa có thể không cần cắt tỉa nhiều nếu người trồng không có ý định tạo dáng. Tuy nhiên, nếu bạn thích thân tree thẳng thì việc tạo tán là rất cần thiết. Cần cắt bớt cành tăm, những cành ở dưới thấp để tạo thân thẳng đứng. Đối với phần tán bên trên, sau mỗi đợt hoa nên cắt tỉa để chúng đâm nhiều nhánh mới. Các nhánh mới này sẽ tạo thành tán rộng, khi cây ra hoa trông chúng như một chiếc ô màu hồng thơ mộng.

Thường xuyên cắt tỉa các cành tăm, cành bệnh và lá vàng.

Kết luận

Hồng cổ Sapa sở hữu gần hết các ưu điểm của một loại hoa hồng xuất sắc nhất. Ưu điểm lớn nhất có lẽ là độ lặp hoa và tính thích nghi cực kỳ tốt. Hình ảnh một lối nhỏ vào nhà rủ những đóa hồng Sapa hai bên thật sự là hình ảnh đáng mơ ước và có thật ở nhiều gia đình thích chơi hoa. Thật thiếu sót nếu khu vườn của bạn chưa có một cây hồng cổ giá trị như thế này!

Hồng cổ Sapa

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
Hết hàng
 Hoa hồng cổ Sapa B2
 Hoa hồng cổ Sapa B2
 Hoa hồng cổ Sapa B2
 Hoa hồng cổ Sapa B2
 Hoa hồng cổ Sapa B2
 Hoa hồng cổ Sapa B2
 Hoa hồng cổ Sapa B2
 Hoa hồng cổ Sapa B2
 Hoa hồng cổ Sapa B2