Giao hàng toàn quốc, được kiểm tra trước khi thanh toán. Đảm bảo cây sống và không gãy. Hướng dẫn chăm và tên cây được gửi cùng đơn hàng. Liên hệ: 0922 90 90 22

Cây lá gấm A1

Ưa nắng vừa
20,000₫ / cây 15 cm (hình 2)
- +

Có sẵn: 13

Mô tả

Nhìn từ xa, có người sẽ nhầm cây gấm là một loài hoa rực rỡ nào đó, với những sắc màu sinh động làm sáng cả không gian. Hóa ra, sắc màu tươi sáng ấy là của những chiếc lá gấm được pha màu khéo léo. Thường trên một phiến lá sẽ có 2 màu phối hợp với nhau thành bức tranh bắt mắt. Vì màu sắc rạng rỡ, có khi loại cây này được trồng thành một thảm rộng, kết hợp nhiều màu với nhau và tạo hình như mong muốn. Một điểm cộng nữa là chúng cực kỳ dễ trồng và nhanh phát triển.

  • Tên khoa học: Coleus Scutellarioides (L.) Benth., Solenostemon Scutellarioides (L.) Codd
  • Tên tiếng Anh: Coleus de blume, Painted nettle
  • Tên khác: cây tía tô cảnh

 

Nguồn gốc của cây gấm

Cây gấm có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Malaysia. Chúng được phân bố rộng rãi ở các nước khu vực này và cả ở Úc. Tại Việt Nam, chúng có mặt ở mọi nơi, phù hợp với nhiều hình thái khí hậu khác nhau.

Cây lá gấm

Đặc điểm của cây gấm

Với nhiều màu sắc khác nhau và màu nào cũng nổi bật, lá gấm thường được trồng xen kẽ giữa các cây khác. Chúng là loài cây thân thảo, bụi thấp, phân nhiều nhánh. Các nhánh của cây gấm có thể vươn dài. Tuy nhiên, chúng thường được cắt tỉa bớt. Nhờ đó, chúng ra nhiều nhánh  mới, trông xum xuê lá và nổi bật hơn. Cây có thể cao tới khoảng 50cm.

Cây gấm tuy thấp nhưng nổi bật vì màu lá đẹp

Lá gấm có hình trứng, mép lá có viền và hơi có răng cưa. Mặt hơi khô ráp nhưng không nhám, cũng không mịn. Cây gấm có nhiều màu sắc và thường trên 1 lá cũng có 2 màu. Có khi lá đỏ viền vàng, có khi màu chủ đạo là vàng và điểm tô thêm chút đỏ hoặc xanh. Có loại màu đỏ tím và điểm tô một chút màu hồng trên lá.

Các màu sắc của các loại lá gấm.

Cây gấm được biết đến vì màu sắc phong phú và nổi bật. Ít ai biết chúng cũng có hoa ở đầu cành. Hoa mọc thành chùm.

Có nơi gọi cây này là tía tô cảnh vì hình dáng lá rất giống lá tía tô. Tuy nhiên, không thể nhầm lẫn vì màu sắc rất khác biệt.

Các màu sắc của các loại lá gấm.

Công dụng của cây gấm

Cây lá gấm tô điểm sắc màu cho không gian

Như đã nói ở trên, với màu sắc độc đáo, cây gấm chủ yếu được dùng để trang trí. Những khu vực thường thấy: bồn hoa công cộng, các bồn hoa trồng làm đường viền ở các công ty, dải phân cách. Ở vườn nhà, chúng được trồng ở chậu treo hoặc xen kẽ các loại cây khác.

Màu sắc của lá gấm rất thu hút người nhìn. Khi kết hợp các màu khác với nhau, chúng tôn lên vẻ đẹp của khu vườn. Ngoài ra, có thể đặt cây gấm cùng với các loại cây khác. Cách trang trí này vừa tiết kiệm không gian vừa tận dụng được mọi khoảng trống và làm cho khu vườn thêm sinh động.

Cây lá gấm khi được phối màu chung sẽ rất nổi bật.

Màu sắc mang lại sự dễ chịu, hài hòa. Không có màu sắc nào quá chói chang hay trầm buồn. Màu nào cũng vui tươi hoặc êm ả. Nếu nhìn từ xa, màu sắc của lá gấm có thể làm người ta nhầm lẫn như một cụm hoa sinh động.

Nhìn từ xa, trông chúng như loài hoa nhiều màu sắc.

Cây (lá) gấm có được dùng trong y học không?

Ở Việt Nam, cây gấm chủ yếu dùng để trang trí. Hầu như không ai biết tới ứng dụng y học của chúng. Tuy nhiên, ở các nước khác thì đây lại là một loại thảo dược được dùng để sắc uống và cả dùng ngoài da.

Chúng phổ biến ở Philippines với phương pháp đắp ngoài da để nhanh tan vết bầm hoặc bong gân. Cũng có thể đắp vào thái dương để chữa nhức đầu. Ở một số nước Đông Nam Á khác, chúng hiệu quả với các bệnh sau: cảm sốt, đầy bụng, mất ngủ, hen suyễn.

Các ứng dụng y học kể trên chưa thấy được sử dụng ở Việt Nam. Vì vậy, đây là thông tin tham khảo, không được dùng để trị bệnh.

Ở 1 số nước, lá gấm được dùng để chữa bệnh nhức đầu và cảm sốt.

Cách trồng và chăm sóc cây gấm

Cách nhân giống cây gấm

Cây gấm rất dễ nhân giống, có thể gieo hạt hoặc giâm cành. Đối với việc giâm cành, chỉ cần cắt một nhánh thân già và khỏe, cắm xuống đất và đặt ở nơi không có nắng. Sau một thời gian, nếu giá thể vẫn đủ ẩm, cành giâm sẽ bắt đầu ra rễ.

Sau khoảng 3 tuần, kiểm tra bầu rễ đã nhiều rễ chưa. Nếu rễ đã nhiều, từ từ đem cây ra ánh nắng nhẹ. Đợi đến khi cây lớn hẳn, tách ra trồng thành một cây con độc lập.

Nhân giống cây lá gấm rất dễ.

Lưu ý khi nhân giống từ hạt

Có thể trồng cây lá gấm từ hạt. Lưu ý những điều sau:

  • Thông thường, trước khi rải hạt cần xới đất. Rải hạt xong, sẽ phủ một lớp đất mỏng lên hạt. Tuy nhiên, hạt giống của loài thực vật này chỉ có thể nảy mầm khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Vì thế, không cần phủ đất lên hạt. Đây cũng là một nhược điểm khiến năng suất giảm vì một số hạt bị bay theo gió hoặc bị côn trùng tha đi mất.

Cây con sau khi nhân giống.

  • Hạt giống của lá gấm không phân biệt màu sắc. Vì thế, nếu gieo hạt, người trồng sẽ có niềm vui bất ngờ khi không biết cây sẽ cho ra màu gì. Đây cũng là lý do bạn chỉ nên giâm cành nếu đã chọn được màu sắc yêu thích.

Cách chăm sóc cây gấm

Vị trí phù hợp để trồng lá gấm

Ánh sáng là điều kiện cần thiết để cây được khoác lên một bộ áo rực rỡ. Nếu ánh sáng ít, tán lá sẽ không phô bày hết sắc màu đẹp nhất của nó. Vì vậy, nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng không quá gay gắt. Vì là thân thảo, chúng không chịu ánh nắng quá chói chang. Vào buổi trưa, chúng cần một chút bóng râm.

Cây gấm ưa nắng nhưng cần 1 chút bóng râm vào buổi trưa.

Nhiệt độ

Cây gấm ưa không khí ấm nóng. Nhiệt độ thấp sẽ làm chúng chậm phát triển và dần tàn lụi. Nếu đặt cây trong phòng và có ánh sáng thì chúng vẫn có thể phát triển tốt. Chúng không chịu được nhiệt độ quá lạnh.

Đất trồng

Lá gấm đặc biệt cần giá thể thoát nước tốt. Vì là thân mọng, chúng sẽ rất dễ bị úng nếu giá thể đọng nước lâu. Vào mùa mưa, nên chú ý kiểm soát lượng nước tưới.

Thân cây mọng nước nên không ưa úng.

Yêu cầu về nước

Không được để cây quá khô vì chúng sẽ héo rũ rất nhanh. Cũng tránh làm cây ngập nước vì sẽ bị úng rễ.

Bón phân

Không cần bón phân thường xuyên cho cây lá gấm. Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ, với liều lượng thấp. Nếu nơi bạn trồng có mùa đông, không cần bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này.

Bón phân hữu cơ cho cây lá gấm.

Cắt tỉa cây gấm như thế nào?

Cây lá gấm cần được cắt tỉa để ra nhánh mới. Nếu không cắt tỉa, chúng sẽ dài cành và èo uột. Được cắt tỉa thường xuyên giúp cây có bộ lá xum xuê và tươi tốt. Nên ngắt hoa để tập trung dinh dưỡng cho lá, giúp màu lá đậm đà.

Cắt tỉa để cây ra nhánh mới.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây lá gấm

Loại thực vật này không hay bị bệnh. Tuy nhiên, nếu ít tưới lá, cây có thể bị rệp sáp. Khi đó, cần phun nước mạnh dưới lá để loại bỏ. Nếu hay tưới về đêm hoặc tưới quá nhiều, cây sẽ nhiễm nấm và bị vàng lá. Cần lưu ý lượng nước tưới cũng như thời gian tưới khi còn nắng để lá kịp khô.

Cây gấm phát triển rất tốt và không hay bị bệnh.

Tổng kết

Khu vườn sẽ xinh đẹp hơn rất nhiều nếu có thêm nhiều màu sắc khác ngoài màu xanh của lá. Vì vậy, những loài cây mang sắc lá mới mẻ và độc đáo thường chiếm được sự chú ý của rất nhiều người. Cây gấm chính là một lựa chọn xuất sắc để đặt xen kẽ giữa các cây có sẵn trong khu vườn của bạn.

Không gian được tô điểm bởi lá gấm.

©Copyright by Moc Nhien Farm

Sản phẩm đề xuất

Hết hàng

0₫

 Cây lá gấm A1
 Cây lá gấm A1
 Cây lá gấm A1
 Cây lá gấm A1
 Cây lá gấm A1
 Cây lá gấm A1
 Cây lá gấm A1
 Cây lá gấm A1
 Cây lá gấm A1